Thủy triều đỏ khiến cá chết hàng loạt thực chất là gì?
Thủy triều đỏ được cho là một trong những nguyên nhân có thể gây nên hiện tượng cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung, thông tin từ bộ Tài nguyên và Môi trường về nhóm nguyên nhân cá chết.
Theo thông tin từ cuộc họp báo của Bộ Tài nguyên Môi trường, khi điều tra, đánh giá, thảo luận xác định nguyên nhân cá chết ở miền Trung, thủy triều đỏ được xem xét là một yếu tố trong nhóm các nguyên nhân có thể gây nên hiện tượng cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung thời gian gần đây. Vậy thủy triều đỏ thực chất là gì?
Thủy triều đỏ, còn có tên gọi khác là hồng triều, tảo nở hoa… là hiện tượng quá nhiều tảo sinh sản với số lượng nhanh trong nước, gây hại đến môi trường. Hiện tượng có tên tiếng anh là HAB – Harmful Algal Blooms.
Những nghiên cứu ban đầu cho thấy thủy triều đỏ được sử dụng để chỉ sự nở hoa của loài tảo Karenia brevis, nhưng về sau hiện tượng được áp dụng chung cho nhiều loại tảo khác.
Hiện tượng thủy triều đỏ từng được ghi nhận là nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt tại nhiều nơi trên thế giới, khiến cá chết hàng loạt ở nhiều quốc gia Mỹ, Mexico, Canada và Trung Quốc.
Video đang HOT
Có một sự thật là thủy triều đỏ không liên quan gì đến chuyển động của thủy triều, đó là một hiện tượng tự nhiên, thường là hệ quả tự nhiên của sự di chuyển của các dòng hải lưu.
Thêm một sự thực thú vị nữa là hiện tượng có tên thủy triều đỏ, nhưng các loại tảo khi nở hoa ở sông, biển, hoặc nước ngọt tích tụ có thể sản sinh ra nhiều màu như tím, hồng, xanh hoặc đỏ…
Thủy triều đỏ có thể sản sinh các độc tố tự nhiên, làm sụt giảm lượng oxy có trong nước biển. Tác động lớn nhất của thủy triều đỏ là tác động lên các động vật biển hay các loài cá, giáp xác, thân mềm và các sinh vật khác chết hàng loạt.
Các màu sắc do thủy triều đỏ “biến hóa” ra rất tuyệt đẹp, nhưng đó lại là vẻ đẹp chết người, cực kỳ nguy hại với tự nhiên.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng thủy triều đỏ vẫn đang gây tranh cãi. Có lý giải cho rằng các yếu tố gây biến đổi khí hậu, nhất là El Nino là nguyên nhân khiến nhiệt độ nước biển gia tăng, tạo nên hiện tượng thủy triều đỏ. Ngoài ra, các tác động của con người làm thay đổi hàm lượng dinh dưỡng trong nước, gây ô nhiễm nguồn nước cũng có thể khiến thủy triều đỏ bùng phát.
Con người ăn phải cá nhiễm độc bởi tác động của thủy triều đỏ có thể bị dị ứng, có ảnh hưởng đến hô hấp. Với những người có tiền sử bệnh hô hấp kéo dài, ảnh hưởng có thể lớn đến mức gây tử vong.
Lưu Thoa
Theo Kiến thức
Dùng ánh sáng 'vẽ' nên bức tranh biến đổi khí hậu
Tại Đại học Columbia, du khách có thể nhìn thấy rõ những viễn cảnh khó tưởng tượng dưới 10 feet nước khi con người phải đối mặt với những tác động của nước biển dâng, biến đổi khí hậu.
Waterlicht - một công trình lắp đặt ánh sáng được trình chiếu bằng laser quy mô lớn của nghệ sĩ và nhà sáng tạo người Hà Lan Daan Roosegaarde, đang hướng dẫn du khách vượt qua "trận lụt ảo" bằng nghệ thuật sắp đặt đầy độc đáo và sáng tạo. Bất cứ ai bước vào cũng đều tròn mắt thán phục vì sự sống động của thiên nhiên.
Charlotte Munson, một thiếu niên ở Columbia, gần đây đã trải nghiệm nghệ thuật ánh sáng này bằng cách nằm xuống và nhìn lên.
"Cảm giác giống như khi bạn là một đứa trẻ và đi vào hồ bơi, nước đè nặng trên ngực, nín thở. Ngước nhìn lên và mọi thứ cảm thấy rất yên tĩnh và yên bình", cô nói.
Được Roosegaarde mệnh danh là "ánh sáng phía bắc của Hà Lan", bản cài đặt Waterlicht được thiết kế khá ấn tượng về một trận lụt, giúp người đến trải nghiệm có cái nhìn thực hơn, sống động hơn về những góc khuất của thiên nhiên.
Roosegaarde thừa nhận nó có thể hơi đáng sợ, nhưng ông nói: "Tôi hy vọng nó có thể khiến mọi người tò mò về thế giới tương lai, biến đổi khí hậu và những nguy cơ nước biển dâng có thể xảy ra. Chúng ta không sợ nước mà sẽ cố gắng sống cùng nó theo một cách mới...".
Sử dụng ánh sáng và nghệ thuật sắp đặt Waterlicht đã được sử dụng trong trước đây để phản ánh mực nước của siêu bão Sandy - cơn bão ghê gớm tàn phá một phần của thành phố New York và New Jersey vào tháng 10 năm 2012, gây ra cái chết của 43 người. Lần này, nó lại mô phỏng những tai họa thiên nhiên có thể xảy ra. "Dù thích hay không, chúng ta đã nhìn thấy những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Sẽ có sự di cư hàng loạt vì mực nước biển dâng cao và nó sẽ tạo ra một thế giới tinh hoa nơi một số người sống sót và những người khác thì không", Roosegaarde nói.
Một phần tư đất nước Hà Lan nằm dưới mực nước biển và khoảng 55% đất đai dễ bị ngập lụt. Theo Carol Becker, trưởng khoa Nghệ thuật đại học Columbia - người mạnh dạn đưa công trình Waterlicht đến đây, "Chúng tôi sử dụng nghệ thuật để tạo mối liên hệ giữa con người và nước, cho mọi người nhìn rõ hơn một góc của biến đổi khí hậu".
Roosegaarde đã thực hiện các tác phẩm khác bằng nghệ thuật sử dụng giao diểm của ánh sáng. Roosegaarde nói ông bị ảnh hưởng bởi Leonardo da Vinci, Rem Koolhaas, Robert Smithson và Walter De Maria - những người đã phá vỡ những giới hạn về nghệ thuật. Roosegaarde cũng tin rằng những tác phẩm nghệ thuật chân chính cũng sẽ là nguồn cảm hứng cho những cách giải quyết các vấn đề trong thực tế.
Roosegaarde cũng đã sử dụng các sáng kiến của mình để nâng cao các khu đô thị và chất lượng sống. Ông hy vọng Waterlicht sẽ khiến mọi người suy ngẫm về tương lai.
Phương Ly
Theo ngaynay.vn
Nguồn ô xy bí ẩn trong khí quyển sao Hỏa không ai giải thích được Có điều gì đó kì lạ về luồng ô xy bên trên hố va chạm Gale của sao Hỏa. Điều kì lạ chính là khi thời tiết thay đổi thì nồng độ ô xy ở đây cũng thay đổi khó lường. Hố va chạm Gale là một vùng đất sụt rộng 154 km tạo ra bởi một thiên thạch va vào sao Hỏa...