Thủy Tiên ‘đọ’ chân dài cùng Thu Minh
Nữ hoàng khiêu vũ và á quân vừa có một cuộc “đụng độ” ấn tượng cả về âm nhạc lẫn phong cách thời trang trong một sự kiện tổ chức tại TP HCM hôm 19/8 vừa qua.
Không chỉ người hâm mộ mà cả Thủy Tiên lẫn Thu Minh đều bất ngờ khi nhận được lời mời cùng biểu diễn tại phòng trà Không Tên. Sau cuộc thi Bước nhảy hoàn vũ, họ mới chỉ cùng tham gia các sự kiện lớn nhỏ chứ chưa từng cùng xuất hiện trên một sân khấu – đặc biệt là trong đêm nhạc chỉ có vẻn vẹn 2 ca sĩ góp mặt như thế này.
Á quân Bước nhảy hoàn vũ Thủy Tiên xuất hiện trước. Tuy đây là lần đầu tiên hát tại phòng trà Không Tên nhưng khán giả liên tục dành tặng cho cô những tràng pháo tay cổ vũ và động viên tinh thần. Thủy Tiên mở màn với ca khúc Ngôi nhà hạnh phúc. Cô chia sẻ sau chương trình rằng vì biểu diễn tại một phòng trà có không gian nhỏ và ấm cúng, nên cô quyết định chọn những ca khúc ballad đầy tâm trạng như Nếu em được lựa chọn, Yêu là chi, Quay về đi, muộn màng… Tuy nhiên, như muốn chứng tỏ khả năng vũ đạo của mình, Thủy Tiên liên tục khoe các động tác nóng bỏng và cầu kỳ bên những vũ công phụ họa khiến khán giả vô cùng thích thú.
Ở phần hai của đêm nhạc, Thu Minh xuất hiện cùng bộ trang phục rất gợi cảm khoe trọn thân hình nóng bỏng. Cô nàng Đường cong muốn tranh thủ sự kiện này để giới thiệu CD mới nên tất cả các ca khúc Thu Minh biểu diễn đều nằm trong album nhạc dance vừa phát hành. Sự sexy cùng ngọn lửa gợi cảm đã giúp Thu Minh khiến các khán giả phòng trà phải hòa theo sự sôi động của mình.
Thủy Tiên đẹp dịu dàng trong đêm diễn.
Video đang HOT
Ngoài các ca khúc ballad, cô nàng cũng trình diễn những ca khúc sôi động như Em đã quên do chính mình sáng tác.
Thu Minh gần đây rất có hứng thú với những trang phục thế này.
Cô nàng hát đa phần các ca khúc sôi động của album mới.
Theo Bưu điện Việt Nam
Phòng trà Sài Gòn: Thăng trầm tỏa sáng cùng các nghệ sĩ tài năng
Đối với người Sài Gòn, giải trí sau giờ làm việc hay cuối tuần không chỉ có đi xem phim, xem kịch mà còn có một thú vui rất đặc trưng là đến phòng trà để nghe nhạc.
Vì vậy có rất nhiều người đã xem phòng trà ca nhạc là một đặc sản rất riêng của người Sài Gòn dù rằng không phải chỉ có Sài Gòn mới có phòng trà ca nhạc.
Sự bắt đầu
Không phải chỉ đến những năm giữa thập niên 90, Sài Gòn mới có phòng trà mà từ những năm trước ngày thống nhất đất nước, người Sài Gòn đã có thói quen đến đây để thưởng thức âm nhạc.
Thời đó, đời sống âm nhạc sôi động theo một cách rất riêng của xứ "thuộc địa". Ca sĩ chỉ có đất dụng võ tại Đài phát thanh, vũ trường và một ít phòng trà nhỏ, riêng địa phận các sân khấu biểu diễn thì đã dành trọn cho bộ môn nghệ thuật cải lương vốn đang ở thời kỳ hoàng kim mà gần chục năm sau này không thể nào tìm lại được. Mãi đến khi chính phủ Ngô Đình Diệm ban lệnh cấm khiêu vụ thì một số vũ trường đành chuyển mình thành phòng trà, thì thời của phòng trà và tân nhạc Việt Nam mới có bước tiến mạnh mẽ.
Gần như có cùng suy nghĩ với ngành sân khấu nghệ thuật lúc bấy giờ, các phòng trà đều có những tên tuổi "đinh" để hút khách. Phòng trà Đêm Màu Hồng có ban hợp ca Thăng Long vói những tên tuổi lớn như ca sĩ Thái Thanh, Hoài Bắc (nhạc sĩ Phạm Đình Chương), Hoài Trung, Thái Hằng (bạn đời của nhạc sĩ Phạm Duy, thân mẫu của ca sĩ Duy Quang, nhạc sĩ Duy Cường). Phòng trà Queen Bee, Tự Do, Maxim"s thì nổi tiếng với tiếng hát của Khánh Ly, Lệ Thu.
Mỹ Linh cất giọng tại phòng trà
Trong số đó quán Văn có thể được xếp vào những phòng trà ca nhạc đặc biệt. Trên bãi đất cỏ sau trường đại học Văn Khoa, giới nghệ sĩ hồi đó dựng lên một quán lá, đặt tên là "Quán Văn" làm nơi họp mặt đàn hát, chia sẻ với tất cả những ai đến cùng nghe, mà phần đông là thanh niên, học sinh sinh viên.
Quán Văn đi vào thời cực thịnh từ năm 1966 với sự xuất hiện của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và lên đến đỉnh cao vào năm 1967 khi Khánh Ly chính thức hát tại đây. Khán giả sinh viên học sinh của quán Văn đã mê mệt với những ca khúc phản chiến, yêu đất nước con người của người nhạc sĩ tài hoa và tiếng hát liêu trai của người ca sĩ mệnh danh "nữ hoàng chân đất". Về sau ca sĩ Khánh Ly cũng có một phòng trà mang tên mình ngay tại Sài Gòn.
Dù phát triển mạnh mẽ nhưng phòng trà của trước năm 1975 cũng có những mặt trái. Khán giả của phòng trà thời này không chỉ có giới trí thức khá giả mà còn có lực lượng binh lính chế độ cũ. Nhạc sĩ Phạm Duy từng kể lại một lần biểu diễn tại phòng trà Queen Bee, có một khách là sĩ quan uống rượu say tung lựu đạn khói khiến mọi người được một phen khiếp vía phải bỏ chạy tán loạn. Ca sĩ hay khách đến nghe đều suýt nữa bị chết vì dẫm đạp nhau hoặc ngạt thở.
Riêng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lại có một giai thoại rất thú vị với ca khúc "Yêu dấu tan theo". Đó là khoảng thời gian ca sĩ Khánh Ly vì mưu sinh cuộc sống mà quên đi giá trị nghệ thuật trong tiếng hát của mình. Ông đã rất nhẹ nhàng viết trong bài rằng "em theo đời cơm áo. Mai ra cùng phố xôn xao". Mai trong câu hát cũng chính là tên thật của nữ ca sĩ Khánh Ly, một câu hờn trách nhẹ nhàng, hiếm thấy trong suốt cuộc đời bao dung của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
15 năm phòng trà sống lại
Ngày đất nước thống nhất, cả dân tộc bị cuốn vào công cuộc tái thiết, ổn định, nhu cầu giải trí đành phải nhường chỗ cho những gì quan trọng và cấp thiết hơn đối với cuộc sống. Phải đến gần 20 năm sau, phòng trà Sài Gòn mới xuất hiện trở lại như một nét văn hóa cố hữu, như một sự tất yếu của nhu cầu.
Những cái tên đầu tiên là Tiếng tơ đồng và M&Tôi đã góp phần thúc đẩy thêm sự phát triển mạnh mẽ của nền nhạc nhẹ Việt Nam những năm 90. Lớp ca sĩ đầu đàn của thời kỳ này là Hồng Nhung, Thanh Lam, Mỹ Linh, Lam Trường, Phương Thanh, Trần Thu Hà đều là những gương mặt quen thuộc của những phòng trà này. Gần như một thực tế của thời điểm này, phòng trà chỉ dành cho các ca sĩ hạng cao và âm nhạc đẹp.
Đầu những năm 2000, thị hiếu âm nhạc trở nên đa dạng, các phòng trà cũng có sự chuyển mình mạnh mẽ. Các ca sĩ trẻ với những ca khúc sôi động thịnh hành dần tìm được đường vào các phòng trà nổi tiếng khó tính và kén chọn. Bên cạnh đó, các phòng trà cũng bắt đầu chú ý đến những chương trình với ý tưởng xuyên suốt thay vì để ca sĩ xếp hàng lên biểu diễn như Tiếng tơ đồng có các đêm Người đẹp hát, Diễn viên hát... M&Tôi có chương trình Vui, trẻ khỏe vào thứ hai mỗi tuần.
Thế hệ phòng trà thứ 2 mọc lên đã bắt đầu trở về quan điểm của những phòng trà trước 1975 là tìm được những nét riêng cho mình. Phòng trà ATB của ca sĩ Ánh Tuyết và phòng trà 2B của ca sĩ Mỹ Hạnh nổi tiếng với những ca khúc trữ tình tiền chiến, phòng trà Sax'n'art của tay saxophone Trần Mạnh Tuấn dành riêng cho không gian của jazz...
Thời gian sau này còn có thêm phòng trà Không Tên dành riêng cho các tên tuổi được ưa chuộng của nhạc Việt trong nước như Thanh Lam, Lê Hiếu, Lệ Quyên, Tuấn Hưng..., phòng trà Văn Nghệ (nay là Tiếng Xưa) là nơi để khán giả thưởng thức những ca khúc xưa, trữ tình và các ca sĩ nổi tiếng trở về từ hải ngoại như Ý Lan, Tuấn Vũ, Mạnh Quỳnh, Phi Nhung..., riêng phòng trà Đồng Dao dành riêng cho nhạc trữ tình, sang trọng với tiếng hát của Tuấn Ngọc, Khánh Hà, Elvis Phương...
Không chỉ gắn liền thương hiệu với dòng nhạc, các phòng trà hiện nay cũng liên tục đầu tư vào nội dung chương trình để thu hút sự chú ý của công chúng. Bên cạnh các phòng trà thường xuyên tổ chức những đêm nhạc chủ đề ca sĩ hay tác giả - tác phẩm, phòng trà Tiếng Xưa thường xâu chuỗi các ca khúc lại để hình thành một đường dây kịch với vai diễn rõ ràng như Lan và Điệp, Nửa đời hương phấn...
Lê Hiếu và Nguyên Thảo trong rong vở nhạc kịch nổi tiếng "Thằng gù nhà thờ Đức Bà"
Gần đây, phòng trà WE cũng đã có bước đi tiên phong mạo hiểm khi chuyển ngữ một số ca khúc trong vở nhạc kịch nổi tiếng "Thằng gù nhà thờ Đức Bà" (nguyên tác Notre Dame de Paris) và thể hiện dưới dạng hát minh họa (thay vì ca vũ nhạc như bản gốc) với tiếng hát của Y Garcia, Lê Hiếu, Trọng Bắc, Đoan Trang và Nguyên Thảo. Tuy không thu được kết quả mong đợi, nhưng sự xuất hiện của chương trình đã dấy lên niềm hy vọng và tin tưởng vào sự phát triển của âm nhạc Việt Nam nói chung, đời sống phòng trà nói riêng không chỉ theo chiều rộng mà còn có cả chiều sâu.
Theo 2Sao
Ý Lan tái hiện Sài Gòn xưa bằng âm nhạc Nữ danh ca nhận lời mời về nước để mừng sinh nhật cho phòng trà Tiếng Xưa, TP HCM. Ý Lan sẽ thể hiện một số ca khúc mà khán giả ít dịp nghe chị hát trực tiếp. Ý Lan sẽ về nước trong vòng 10 ngày với lời mời tha thiết từ chủ phòng trà Tiếng Xưa. "Không ai có thể mang...