Thủy thủ Việt bị hải tặc bắt: Mất lương
Các doanh nghiệp đang xúc tiến thanh lý hợp đồng với các thủy thủ trở về từ tay cướp biển Somalia. Tuy nhiên họ không thể nhận được tiền lương những tháng cuối cùng.
Trung tâm Xuất khẩu lao động thuộc Công ty Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Tổng hợp Hà Nội (Servico Hà Nội) vừa có thông báo gửi các thuyền viên bị cướp biển Somalia bắt hồi cuối năm 2010, thông báo về việc thanh lý hợp đồng lao động.
Theo đó các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng đã và đang xúc tiến thanh lý hợp đồng lao động đối với toàn bộ 12 thuyền viên.
Trước đó, cuối tháng 9, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ra quyết định trích kinh phí từ Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước để hỗ trợ 60 triệu đồng cho 12 thuyền viên (5 triệu đồng/người) được đưa đi làm việc trên tàu cá của Đài Loan, bị hải tặc Somalia bắt cóc và được trả tự do về nước ngày 24/7 vừa qua.
Ngoài ra, Servico Hà Nội cũng hỗ trợ thêm cho 7 thuyền viên do Trung tâm đưa đi, mỗi người 1 triệu đồng.
Tuy nhiên, gia đình thuyền viên Trần Minh Trí (Quỳnh Lưu – Nghệ An) thắc mắc về việc họ đã nhận được thông báo nhưng chưa nhận được số tiền 5 triệu đồng nói trên.
Video đang HOT
Trả lời câu hỏi này, chiều 5/10, ông Nguyễn Xuân Tạo (Trường phòng quản lý lao động ngoài nước – Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ LĐTB&XH) cho hay số tiền này hiện đã được gửi thông qua các doanh nghiệp đã đưa thuyền viên đi lao động, rồi chuyển đến tay thuyền viên.
Ông Tạo cho hay hiện còn vướng một số thủ tục trong quá trình chuyển khoản ngân hàng đến cho doanh nghiệp dẫn đến việc thuyền viên chưa nhận được tiền. Dự kiến, một vài hôm tới, số tiền này sẽ được chuyển tới tay thuyền viên.
Thuyền viên vui sướng trở về trong vòng tay người thân (Ảnh: 24H Media)
Ngoài ra, liên quan tới số tiền lương mấy tháng vừa qua thuyền viên không nhận được, ông Tạo cho biết, công ty bên nước bạn đã phá sản, vì vậy không còn đủ khả năng thanh toán. Trước đó, suốt thời gian các thuyền viên bị hải tặc giữ, phía chủ tàu vẫn trả lương cho các lao động bình thường.
Chiều cùng ngày, ông Nguyễn Mạnh Tường – Giám đốc Servico Hà Nội cũng cho biết, theo văn bản phúc đáp của đối tác Đài Loan: “Hiện chủ tàu không còn đồng nào để trả lương hay hỗ trợ cho người lao động và các công ty Việt Nam… Lao động và các công ty Việt Nam nếu cần có thể khiếu kiện ra Tòa án Quốc tế chúng tôi cũng chấp nhận”.
Ông Tường cũng cho cho biết, để tránh việc thuyền viên đi lại tốn kém, công ty sẽ gửi bản thanh lý hợp đồng về cho người lao động ký và gửi lại công ty. Số tiền 2 khoản là 6 triệu đồng, công ty sẽ chuyển vào tài khoản của gia đình thuyền viên hoặc nhận trực tiếp từ đại diện công ty tại địa phương.
Theo 24h
Thuyền viên mắc kẹt tại Bangladesh bị ngừng cung cấp tiền ăn
Ngày 20.9, tin từ nhóm thuyền viên tàu Anh Sơn bị mắc kẹt ở Bangladesh cho biết, đại lý Cty TNHH thương mại - vận tải biển (Cty TNHHTM - VTB) Anh Sơn tại Chitagong đã ngừng cung cấp tiền ăn cho họ.
Quang cảnh khu nhà trọ tại Chitagong, Bangladesh.
Tạm thời, chúng tôi còn ít gạo để nấu cháo ăn cầm hơi. Lâu dài thì chưa biết ra sao" - thủy thủ trưởng Trần Đình Sơn viết trong điện thư gửi PV Lao Động.
Theo anh Sơn, từ khi làm thủ tục nhập cảnh đến nay, bằng cấp chuyên môn cả đội tàu đều do đại lý nắm giữ. "Ngày 19.9, đại lý và biên phòng (như lời của đại lý) đến yêu cầu chúng tôi nộp thêm hộ chiếu, sổ thuyền viên, giấy đi lại trên bờ. Anh em không đồng ý vì đã hoàn thành thủ tục nhập cảnh ngay từ khi tàu mới đến. Giờ nếu nộp thêm giấy tờ, chúng tôi sợ mình sẽ trở thành con tin của họ" - anh Sơn cho biết.
Ngoài khó khăn chung, nhiều thuyền viên trên tàu Anh Sơn hiện đang đối mặt với hoàn cảnh riêng tư rất éo le. Ngoài thuyền phó 1 Trần Đình Dục mang bệnh dạ dày khá nặng, trong khi người cha ở quê gần đất xa trời với tuổi 87, bí bách đến nỗi vợ anh phải treo biển bán nhà, thì bếp trưởng Vũ Xuân Tiện cũng quay cuồng bởi vợ sắp sinh hay thủy thủ Hồ Minh Sĩ có vợ nằm viện, hai đứa con nheo nhóc...
Tình trạng "kẹt cứng" kéo dài của nhóm thuyền viên trên tàu Anh Sơn tại Bangladesh, được biết, xuất phát từ mối quan hệ bất đồng giữa cơ quan bảo hiểm và chủ tàu trong việc xác định trách nhiệm xử lý sự cố khiến đại lý ở Chitagong chưa thu hồi được chi phí bỏ ra. Không thu được nợ nên họ quyết liệt giữ người.
Chưa có xác nhận chính thức về khoản nợ giữa chủ tàu và đại lý, tuy nhiên, theo các thuyền viên, thì tiền lai dắt tàu là 120.000USD, tiền neo đậu và đại lý phí khoảng 80.000USD.
Việc chậm, hoặc không trả lương của Cty TNHHTM - VTB Anh Sơn cũng là nguyên nhân chính làm cho quan hệ lao động trở nên căng thẳng.
Thuyền trưởng Nguyễn Linh - người vừa trở về Việt Nam - cung cấp cho PV Lao Động biên bản họp tàu ngày 6.8. Theo đó, điều kiện mà tập thể thuyền viên đưa ra là "đến hết ngày 8.8.2012, nếu Cty không trả lương, thuyền viên sẽ không làm việc trên tàu Anh Sơn".
"Hiện tại" - biên bản viết tiếp - "lương thuyền viên đã được trả đến hết tháng 5, song các sĩ quan thì chỉ mới nhận 50%. Tiền ăn đã cạn, tàu hết tiền chi phí nên thuyền viên không thể sống tại tàu".
Ông Linh cũng trưng dẫn nội dung một email để thấy cam kết "cố gắng xoay xở để có thể trả lương cho thuyền viên sớm nhất" đã không được chủ tàu thực hiện.
Theo Dantri
4 tháng trong tay hải tặc:Giam cầm như súc vật, dòi làm tổ trên cơ thể "4 tháng bị giam cầm giữa rừng, sống trong đói khát, không được một lần tắm rửa, phải ngủ dưới gốc cây, bệnh tật hành hạ, người sống mà có cả dòi". Bị giam giữ như cầm thú Sau khi chính thức khai tử con tàu FV Shiuh Fu No1 với những sáng kiến ngu xuẩn của mình, bọn cướp biển đã ép...