Thủy thủ tàu ngầm Việt Nam rèn luyện xuyên Tết
Với thủy thủ tàu ngầm việc rèn luyện sức khỏe là thường xuyên, liên tục và không có khái niệm ngày, giờ nghỉ, kể cả ngày Tết.
Với thủy thủ tàu ngầm việc rèn luyện sức khỏe là thường xuyên, liên tục và không có khái niệm ngày, giờ nghỉ, kể cả ngày Tết.
Chúng tôi có mặt ở Lữ đoàn Tàu ngầm 189 Hải quân vào những ngày đầu xuân mới Ất Mùi. Cái se lạnh của vùng đất Cam Ranh làm cho tiết xuân càng trở nên rõ nét. Những ngày được hòa mình với sắc xuân và con người nơi đây chúng tôi hiểu được một điều, với bộ đội tàu ngầm việc rèn luyện sức khỏe là thường xuyên, liên tục và không có khái niệm ngày, giờ nghỉ.
Cán bộ, thủy thủ Lữ đoàn tàu ngầm 189 tập luyện tại phòng tập đa năng.
5h30 sáng, màn đêm chưa tan sau lớp sương mù buổi sáng. Tiếng kèn “te, te, te…” báo thức mới chưa dứt hồi thứ hai vậy mà toàn đơn vị đã vang dậy tiếng hô “xong, xong, xong”. Vậy là một ngày mới bắt đầu. Chúng tôi chia nhau ra các cung đường để được dõi theo không khí rèn luyện buổi sáng của bộ đội tàu ngầm. Những cung đường trải nhựa thẳng tắp và láng bóng đưa những bước chân nện rầm rập của từng tốp chạy dài 3.000m sáng. Tiếng hô 1,2,3,4… đều, vang, khỏe như muốn thoát hết khí độc trong cơ thể sau một đêm sâu giấc. Nhìn đội hình chạy dài gọn, đều và thống nhất làm cho mỗi người được thấy đều tấm tắc về một tinh thần rèn luyện tỷ mỷ, nghiêm túc.
Video đang HOT
Cán bộ, thủy thủ Lữ đoàn tàu ngầm 189 tập luyện tại bãi tập thể lực của đơn vị.
Đại úy Hà Sơn Anh, Phó trưởng ngành 5, Tàu 182 Hà Nội chia sẻ với chúng tôi sau khi hoàn thành đường chạy: Việc rèn luyện sức khỏe đối với mỗi cán bộ, chiến sĩ tàu ngầm là thương xuyên, liên tục. Ngay từ lúc thức dậy chúng tôi đã phải tập luyện đúng theo quy trình rèn luyện của một thủy thủ tàu ngầm. Chạy dài buổi sáng là bắt buộc đối với cán bộ, thủy thủ dưới tàu, còn khối cơ quan và đơn vị bảo đảm thì ít nhất một tuần cũng phải chạy 2 buổi. Mỗi sáng ngủ dậy được chạy dài trong bầu không khí trong lành, thoáng mát ở căn cứ là điều kiện tốt nhất để mỗi chúng tôi tiếp nhận năng lượng cho một ngày làm việc mới.
Quả thật, trong một ngày hoạt động của bộ đội tàu ngầm bất cứ hoạt động nào đều cần đến sức khỏe. Từ việc luyện tập đội ngũ, cơ động đi về đến việc tỷ mỷ như làm dây cho tàu. Nếu không có sức thì chỉ cần việc tung dây mồi từ tàu xuống cảng cũng không thể thực hiện chính xác được. Đó là chưa kể quá trình huấn luyện đi biển dài ngày trong điều kiện môi trường đặc biệt. Bởi thế, hơn bao giờ hết mỗi thủy thủ tàu ngầm đều chú trọng tự rèn luyện và trang bị sức khỏe cho mình. Trung tá Nguyễn Văn Quán, Thuyền trưởng Tàu 182 Hà Nội cho biết: Hiện tại 100% cán bộ, thủy thủ của tàu đều bảo đảm sức khỏe tốt, sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ được giao. Mỗi cá nhân đều có kế hoạch học tập và rèn luyện cho mình nhất là kế hoạch rèn luyện sức khỏe. Anh em đều tích cực, tự giác trong rèn và tự rèn. Chỉ huy các cấp ngoài vấn đề gương mẫu trong rèn luyện còn phải thường xuyên theo dõi, uốn nắn cấp dưới tập luyện để tạo sự đồng nhất về sức khỏe trong toàn đơn vị.
Giờ vui chơi thể thao trong những ngày Tết của cán bộ, thủy thủ Lữ đoàn tàu ngầm 189.
Sau một ngày học tập, huấn luyện, đúng 16 giờ 30 phút cán bộ, thủy thủ tàu ngầm bắt đầu cho một buổi chiều tự rèn sức khỏe. Phòng tập đa năng được bố trí trong khu nhà ở của bộ đội. Mỗi phòng tập đều được trang bị những loại máy tập hiện đại nhất hiện nay. Có lẽ đây là nơi mà mỗi cán bộ, thủy thủ tập trung tập luyện hăng say nhất. Tiếng máy chạy vùn vụt, tiếng thở, tiếng chân người tập hòa với tiếng nhạc phát ra từ chiếc loa truyền thanh của Lữ đoàn tạo nên một không gian rất đặc biệt. Chúng tôi chỉ quan sát từ bên ngoài thôi cũng bị hút hồn vào những vòng xoáy tập luyện của các thủy thủ.
Đại úy Võ Văn Cảnh, Phó ngành trưởng ngành 47, Tàu 182 Hà Nội lau vội những giọt mồ hôi lăn trên má rồi chia sẻ với chúng tôi: Với tôi, rèn luyện sức khỏe trở thành phản xạ rồi. Mỗi ngày mà không tập luyện thì trong người thấy rất khó chịu, cứ có cảm giác thiêu thiếu cái gì đó. Bởi vậy, cứ đến giờ là tôi có mặt tại các vị trí tập. Căn cứ vào thực tế kế hoạch của đơn vị, tình hình sức khỏe của bản thân để tôi xây dựng cho mình kế hoạch tập luyện. Quan niệm của tôi là phải có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ, muốn có sức khỏe thì không gì hơn là phải tự mình rèn luyện.
Mỗi ngày chúng tôi đến thăm một khu tập luyện của cán bộ, thủy thủ tàu ngầm, dù ở phòng tập hay ngoài bãi chúng tôi đều chứng kiến tinh thần tập luyện quên mệt mỏi của các thủy thủ. Khu bãi tập thể lực mặc dù mới được hoàn thiện nhưng lượng người ra tập tương đối đông. Các vòng quay, cầu cân bằng, xà đơn, xà kép… cứ vang lên tiếng ken két. Bên sân bóng đá, bóng chuyền tiếng hô, tiếng bóng át cả tiếng sóng vang lên từ cảng. Nhìn các cầu thủ không chuyên chạy ầm ầm, rồi luồn lách như những chú sóc thoăn thoắt trên sân minh chứng một điều rằng các anh rất khỏe.
Cán bộ, thủy thủ Lữ đoàn tàu ngầm 189 chăm sóc vườn hoa cây cảnh trong những ngày xuân mới.
Để được nghe về thực tế tình hình sức khỏe của cán bộ, thủy thủ của Lữ đoàn, chúng tôi tìm gặp Đại tá Trần Thanh Nghiêm, Lữ đoàn trưởng. Anh Nghiêm cho biết: Mỗi cán bộ, thủy thủ tàu ngầm khi tuyển chọn vào đã vốn có một nền tảng sức khỏe đặc biệt. Khi về đơn vị sức khỏe của mỗi người được rèn luyện theo một quy trình rất khắt khe. Ngoài rèn về chuyên môn, tác phong chính quy thì rèn về sức khỏe là một nội dung rất quan trọng. Không có sức khỏe thì không đáp ứng được yêu cầu huấn luyện dưới tàu. Hiện nay, 100% cán bộ, thủy thủ tàu ngầm đều có sức khỏe tốt, đáp ứng bất cứ điều kiện huấn luyện nào của đơn vị.
Chia tay cán bộ, chiến sĩ tàu ngầm trong sắc xuân tràn ngập khắp Căn cứ Cam Ranh. Mùa xuân, mùa khởi đầu của một năm mới, chúng tôi tin tưởng rằng năm Ất Mùi sẽ là năm mỗi cán bộ, thủy thủ tàu ngầm sẽ gặt hái được nhiều thành tích để xây dựng Lữ đoàn tàu ngầm vững mạnh toàn diện, vì các anh ngay từ đầu năm đã khẳng định được sức trẻ, sức khỏe của mình.
Theo_Kiến Thức
Vụ nổ tàu lai dắt: Nạn nhân thứ 2 tử vong
Ngày 11/1, thông tin từ Bệnh viện Nhân dân 115 (TPHCM) cho biết, anh Quách Hoài Nam (44 tuổi, quê Gia Viễn, Ninh Bình), nạn nhân trong vụ nổ tàu lai dắt Kim An 06 mang số hiệu SG.1800 vào sáng 10/1, đã tử vong tại bệnh viện.
Trước đó như Dân trí đã đưa tin, khoảng 9h sáng 10/1, một vụ nổ lớn xảy ra tại buồng máy của tàu lai dắt Kim An 06 mang số hiệu SG.1800 đang neo đậu tại Cảng rau quả (dưới chân cầu Phú Mỹ) phường Phú Thuận, quận 7, TPHCM sau đó bùng cháy.
Vị trí các thủy thủ tàu mài cọc giữ neo sau đó xảy ra vụ nổ
Vụ nổ khiến anh Lê Quang Cường (25 tuổi, quê Nông Cống, Thanh Hóa) là thủy thủ tàu bị hất văng xa khoảng 50 mét tử vong tại chỗ. Một nạn nhân khác là anh Quách Hoài Nam (44 tuổi quê Gia Viễn, Ninh Bình) cũng là thủy thủ tàu, bị hất văng lên bờ, bị thương nặng được đưa vào Bệnh viện quận 7 cấp cứu, sau đó chuyển lên Bệnh viện Nhân dân 115 điều trị nhưng không qua khỏi.
Theo điều tra ban đầu, vụ nổ xuất phát từ thùng dầu của tàu Kim An 06, do 2 thủy thủ của tàu dùng máy mài để mài cọc giữ neo, các tia lửa đã bắn sang thùng dầu của tàu gây ra vụ nổ lớn.
Đình Thảo
Theo Dantri
Vụ cháy phà Ý: Thêm 4 người thiệt mạng, hành khách kể lại thời khắc sinh tử Ngày 29/12, có thêm 4 thi thể được vớt lên từ vùng biển quanh vị trí chiếc phà của Ý bị cháy, nâng tổng số người thiệt mạng lên 5 người. Trong khi đó, nhiều người sống sót thuật lại thời khắc đáng sợ, và phơi bày sự thiếu chuẩn bị của thủy thủ đoàn. Trước khi tìm thấy các thi thể trên,...