Thủy thủ tàu ngầm Anh nhiễm nCoV vì tiệc tùng tại Mỹ
Hàng chục thủy thủ tàu HMS Vigilant dương tính với nCoV sau khi trốn cách ly tại căn cứ hải quân Mỹ để ra ngoài tiệc tùng.
Hơn 30 thủy thủ tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo HMS Vigilant của hải quân Anh dương tính với nCoV sau khi vi phạm quy định cách ly tại căn cứ Kings Bay ở bang Georgia, Mỹ, một quan chức quốc phòng Mỹ ngày 14/10 cho biết.
“Thủy thủ đoàn tàu ngầm HMS Vigilant đã vi phạm quy tắc cách ly được đề ra để ngăn cụm dịch bùng phát trên các loại tàu ngầm nhạy cảm”, quan chức này nói, xác nhận thông tin được truyền thông Anh đưa ra trước đó về cụm dịch trên tàu ngầm HMS Vigilant.
Một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Anh nói “hải quân Anh từ chối bình luận về các vấn đề liên quan đến hoạt động của tàu ngầm”.
Tàu ngầm hạt nhân HMS Vigilant về căn cứ hải quân Clyde tại xứ Scotland, Anh, tháng 4/2017. Ảnh: BQP Anh.
Video đang HOT
Truyền thông Anh đưa tin một số thủy thủ tàu HMS Vigilant tới “quán bar, nhà hàng và câu lạc bộ múa thoát y” tại bang Georgia, thậm chí tới các địa điểm vui chơi ở bãi biển Cocoa của bang Flodria, cách căn cứ Kings Bay khoảng 322 km.
Chỉ huy tàu HMS Vigilant khẳng định đã cấm các thủy thủ rời căn cứ vào ban đêm “trong quá trình bảo dưỡng tên lửa Trident 2 trên tàu”, Sun đưa tin và cho biết trưởng nhóm quân y cùng sĩ quan điều hành trên tàu ngầm Anh dương tính với nCoV.
Bang Georgia và Florida mở cửa trở lại toàn phần từ cuối tháng 4, đầu tháng 5, sau khi buộc các doanh nghiệp đóng cửa hồi tháng 3 trong đợt bùng phát Covid-19 tại Mỹ. Hai bang này đều ghi nhận các ca nhiễm tăng trong mùa hè.
Đây không phải lần đầu tiên các thủy thủ Anh “quậy phá” khi tới miền nam nước Mỹ. Các thủy thủ tàu sân bay HMS Queen Elizabeth hồi tháng 9/2018 tới bãi biển của Jacksonville, bang Florida, để uống rượu rồi ẩu đả giữa phố sau khi say rượu.
Hải quân Mỹ đã thay đổi biện pháp ứng phó với Covid-19 sau đợt bùng phát trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt nhằm ngăn nCoV xâm nhập chiến hạm. Các thủy thủ tàu ngầm Mỹ phải tuân thủ quy định nghiêm ngặt nhất để ngăn virus, do khó cô lập người nhiễm trên tàu ngầm hay đưa họ ra khỏi đó.
Covid-19 bùng phát vào tháng 12/2019, xuất hiện tại 213 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 39,1 triệu ca nhiễm, hơn 1,1 triệu ca tử vong và gần 29,5 triệu người đã bình phục.
Mỹ là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 8,2 triệu ca nhiễm và gần 223.000 ca tử vong. Trong khi đó, Anh là vùng dịch lớn thứ 12 thế giới và thứ 4 châu Âu, với gần 674.000 ca nhiễm và hơn 43.000 ca tử vong.
Trung Quốc nói 52 nước ủng hộ luật an ninh Hong Kong
Trung Quốc cho biết Cuba ra tuyên bố chung tại phiên họp Hội đồng Nhân quyền LHQ để ủng hộ luật an ninh Hong Kong và được 51 nước ký.
"Không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia có chủ quyền là nguyên tắc thiết yếu được quy định trong Hiến chương Liên Hợp Quốc và là chuẩn mực cơ bản của quan hệ quốc tế", hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Xinhua dẫn lời đại diện của Cuba đọc tuyên bố chung tại phiên họp thứ 44 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc ngày 30/6.
Theo Xinhua, Cuba ra tuyên bố chung để hoan nghênh việc Trung Quốc thông qua Đạo luật Bảo vệ An ninh Quốc gia tại Đặc khu hành chính Hong Kong và được 51 nước ký, như Pakistan, Myanmar, Ai Cập, Cameroon, Venezuela, Belarus... Hãng tin cho rằng số quốc gia ủng hộ sẽ tăng trong những ngày tới.
Người Hong Kong ủng hộ luật an ninh tuần hành ăn mừng ở Vịnh Causeway hôm 30/6 sau khi luật được thông qua. Ảnh: Xinhua.
Tuyên bố chung cũng cho rằng việc ban hành luật an ninh đảm bảo sự ổn định, thịnh vượng cho Hong Kong và các quyền hợp pháp của người dân Hong Kong được đảm bảo. "Hong Kong là một phần không thể tách rời của Trung Quốc và các vấn đề Hong Kong là vấn đề nội bộ của Trung Quốc, không có sự can thiệp của các lực lượng nước ngoài", tuyên bố cho hay.
Trong khi đó, trước Cuba, 27 nước tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, gồm Australia, Anh, Pháp, Đức, Nhật, bày tỏ quan ngại sâu sắc về luật an ninh Hong Kong và đề nghị Trung Quốc xem xét lại luật này.
Luật an ninh Hong Kong được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ký thông qua chiều 30/6 sau khi được Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc thông qua tại kỳ họp lần thứ 20. Vài giờ sau khi ông Tập ký luật, chính quyền Hong Kong cũng thông qua và công bố chi tiết các điều khoản của luật mới.
Luật này hình sự hóa 4 loại tội phạm an ninh quốc gia gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với nước ngoài hoặc các phần tử bên ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh. Người Hong Kong vi phạm luật có thể bị kết án chung thân, quyền tố tụng và xét xử các "trường hợp nghiêm trọng" thuộc về chính quyền trung ương.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và nhiều nghị sĩ Mỹ thể hiện sự bất bình khi Trung Quốc thông qua luật an ninh mới. Liên minh châu Âu (EU) nói luật có nguy cơ gây suy yếu nghiêm trọng mức độ tự trị cao của Hong Kong, đồng thời tác động tiêu cực đến sự độc lập tư pháp và pháp trị tại đặc khu, trong khi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho rằng luật an ninh mới đã làm suy yếu quyền tự trị của đặc khu.
Hàng nghìn người Hong Kong hôm nay xuống đường biểu tình phản đối luật an ninh và yêu cầu Bắc Kinh rút lại luật. Cảnh sát sử dụng vòi rồng, hơi cay để giải tán đám đông và bắt ít nhất hai người vi phạm luật mới.
Quan chức Trung Quốc nói Hong Kong tự do hơn thời Anh cai trị Trưởng đại diện tại Hong Kong Lạc Huệ Ninh nói đặc khu dưới sự quản lý của Trung Quốc tự do dân chủ và thịnh vượng hơn khi là thuộc địa Anh. Phát biểu tại lễ kỷ niệm 23 năm ngày Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc hôm 1/7, giám đốc Văn phòng Liên lạc Chính quyền Trung ương tại Hong...