Thủy thủ Mặt Trăng từng suýt trở thành ‘nàng công chúa Disney’
Nhờ việc thâu tóm các công ty khác vào cuối thập niên 1990, Disney từng có lúc giữ bản quyền “ Sailor Moon” trong tay để làm phim điện ảnh.
Disney giờ đã trở thành đế chế hùng mạnh, luôn biết cách chiều lòng khán giả đại chúng. Không chỉ phát hành những tựa phim nổi tiếng toàn cầu, “nhà Chuột” còn sở hữu “con gà đẻ trứng vàng” là kho tàng phim vốn đã rất thành công để làm ra thêm vô số phiên bản mới.
Nhưng Disney không phải lúc nào cũng là ông lớn. Vị thế hiện tại của hãng chỉ chớm nở sau một chuỗi tác phẩm thành công những năm cuối 1980 và 1990, hay còn được gọi là “thời kì Phục hưng của Disney”, với Aladdin (1992) hay The Lion King (1994).
Sailor Moon từng có lúc thuộc quyền sở hữu của Disney tại Mỹ.
Năm 1996, Disney mua lại Công ty Phát sóng Mỹ (ABC) và thôn tính luôn đơn vị sản xuất hoạt hình trực thuộc có tên DiC. Người hâm mộ trung thành của DiC lập tức hiểu ra rằng “nhà chuột” muốn tận dụng tài nguyên giàu có của đơn vị này để làm phim, bao gồm Sailor Moon.
Ở thời điểm đó, phim chuyển thể từ anime do người đóng (live-action) chưa phổ biến như hiện nay. Song, Disney đã nung nấu ý định đưa các nữ thủy thủ lên màn ảnh lớn.
Thời cơ tưởng chừng chín muồi khi DiC đã cắt dựng lại bộ phim hoạt hình ưa thích của nhiều thế hệ khán giả trở nên phù hợp hơn với thị trường Mỹ, còn giám đốc điều hành của Disney khi đó là Michael Eisner nắm quyền quyết định đối với hai mùa đầu tiên của series.
Nhưng “nhà chuột” rốt cuộc không bao giờ có cơ hội biến cô gái Usagi Tsukino trở thành Công chúa Serenity của Disney.
Usagi Tsukino trong hình dáng Thủy thủ Mặt Trăng.
Những tin đồn xoay quanh phiên bản điện ảnh của Thủy thủ Mặt Trăng
Rất ít tin tức trong ngành về bộ phim còn sót lại. Điều đó chứng tỏ rằng dự án chưa bao giờ chính thức khởi động. Trong bài viết nói về bản-live action của Mr. Magoo vào năm 1997, tạp chí Variety tiết lộ Đường Quý Lễ (Stanley Tong) được chỉ định làm đạo diễn cho Sailor Moon phiên bản Mỹ hóa.
Ông vốn là người đứng sau nhiều tựa phim võ thuật đỉnh cao như Rumble in the Bronx hay loạt phim Câu chuyện cảnh sát đình đám của Thành Long. Động thái cho thấy dự án Sailor Moon năm ấy dự kiến có nhiều phân đoạn hành động.
Thành Long bên cạnh đạo diễn Đường Quý Lễ.
Tuy nhiên, các tác phẩm chuyển thể cho khán giả Mỹ dưới trướng Disney của Đường Quý Lễ không đạt hiệu quả như kỳ vọng. Mr. Magoo là một thảm họa khi phung phí tài năng của Leslie Nielsen, và không có gì mới mẻ so với nguyên tác hoạt hình.
Giới thạo tin, bao gồm trang Movie City News, cho biết ngôi sao Thelma & Louise là Geena Davis đã tham gia thương thảo để vào vai Nữ hoàng Beryl trong Sailor Moon. Ngoài ra, Wynona Ryder hay Elizabeth Shue có thể tham gia hàng ngũ các nữ thủy thủ cai quản Hệ Mặt Trời.
Nữ hoàng Beryl trong Sailor Moon.
Dự án tan tành khi DiC rời cuộc chơi
DiC “đường ai nấy đi” với Disney trước khi dự án được “bật đèn xanh”. Xét đến chuyện những nội dung “nhà chuột” chuyển thể thành bản live-action quanh thời điểm đó như Inspector Gadget với Matthew Broderick đóng chính, Meet the Deedles (1998) hay Jungle 2 Jungle (1997) đều thất bại, đây có lẽ là tin mừng đối với người hâm mộ Thủy thủ Mặt Trăng. Họ chắc chắn không muốn các nhân vật mình yêu mến phải chịu chung số phận hẩm hiu.
Không chỉ vậy, Disney vào thập niên 1990 không phải là nhân tố duy nhất sẽ đẩy Sailor Moon vào ngõ cụt, nếu bộ phim thành hình. Bản thân DiC thường thẳng tay loại bỏ các nhân vật thuộc cộng đồng LGBTQ , giống như những gì Disney đã và đang làm.
Phiên bản live-action dành cho Thủy thủ Mặt Trăng của người Nhật Bản ra đời đầu thế kỷ XXI.
Ngoài ra, Sailor Moon chắc chắn gặp trắc trở trong khâu đầu tư, bởi Mr. Magoo và Inspector Gadget đều ưu tiên lợi nhuận chứ không phải nội dung hoặc fan nguyên tác.
Ngày nay, mọi chuyện đã đổi khác với hàng trăm triệu USD được Disney rót vào thể loại siêu anh hùng hay loạt Star Wars. Khi xưa, phim chuyển thể từ truyện siêu anh hùng, trừ Batman, đều thuộc hàng kinh phí thấp. Chỉ đến khi X-Men và loạt Spider-Man của đạo diễn Sam Raimi chào sân, phản ứng từ thị trường mới khiến các nhà đầu tư bỏ thêm nhiều tiền hơn.
Sau này, đã có một series Sailor Moon do người đóng lên sóng truyền hình tại Nhật Bản. Suy cho cùng, khán giả có lẽ không có gì phải tiếc nuối về dự án đổ bể năm xưa.
Được đầu tư tới 200 triệu USD, Mulan vẫn không phải phim live-action tốn kém nhất của Disney!
Phiên bản mới của 'Mulan' do Niki Caro đạo diễn được đầu tư lên tới 200 triệu USD. Nhưng đây không là phim live-action của Disney có kinh phí cao nhất!
Sắp tới, vào ngày 27/3, Mulan - bộ phim live-action mới nhất của Disney sẽ chính thức được ra mắt trên toàn thế giới. Trước khi có thể ra mắt, bộ phim đã vấp phải rất nhiều khó khăn trong vài năm qua. Được lên kế hoạch để phát hành vào năm 2018, nhưng sau đó, Mulan phiên bản người đóng quyết định dời lịch sang năm 2019, và một lần nữa, sang năm 2020.
Sau đó, ngay trước khi Mulan bắt đầu quá trình quay phim, nó đã gặp phải rất nhiều ý kiến tranh cãi về nhà sản xuất có ý định "tẩy trắng" dàn nhân vật. Chưa dừng lại ở đó, vào mùa hè năm 2019, nữ diễn của bộ phim - Lưu Diệc Phi còn lên tiếng ủng hộ cảnh sát HongKong khi họ bị buộc tội sử dụng vũ lực quá mức trong một cuộc biểu tình chống chính phủ ở đó. Việc làm này đã khiến Mulan bị tẩy chay trên toàn thế giới. Thế nhưng, bất chấp những thăng trầm, tranh cãi, bộ phim vẫn quyết định ra mắt đúng lịch dự kiến.
Trailer Mulan
Trong quá trình sản xuất của Mulan, đã có một số tin đồn đây sẽ là bộ phim live-action của Disney có kinh phí sản xuất cao nhất và thậm chí được dự đoán là hơn 300 triệu USD. Thế nhưng, mới đây, con số chính xác đã được công bố. Cụ thể hơn, Mulan phiên bản người đóng đã tiêu tốn 200 triệu USD từ Nhà Chuột, xếp thứ 3 trong top những bộ phim live-action tốn kém nhất của hãng phim. Vậy hai vị trí dẫn đầu là?
Vượt qua Mulan, với kinh phí sản xuất lên tới 254 triệu USD, Beauty and the Beast trở thành phim live-action tốn kém thứ hai của Disney. Với sự tham gia của dàn diễn viên tên tuổi như Emma Watson, Dan Stevens, Luke Evans, Kevin Kline, Josh Gad, Ewan McGregor, Stanley Tucci, Audra McDonald, Gugu Mbatha-Raw,.... cùng hàng loạt các phân cảnh sử dụng CGI, việc bộ phim tiêu tốn nhiều kinh phí sản xuất cũng là một điều dễ hiểu.
Dẫn đầu BXH này và cũng là một trong những bộ phim live-action đắt đỏ nhất của Disney (tính tới thời điểm hiện tại) là The Lion King ra mắt vào năm 2019. Với việc sử dụng rất nhiều cảnh CGI từ những con vật cho đến bối cảnh hoành tráng, bộ phim đã tiêu tốn 260 triệu USD của Nhà Chuột. Tuy nhiên, điểm chung giữa Beauty and the Beast, The Lion King và cả Aladdin (đứng ở vị trí thứ 4 với kinh phí 183 triệu USD) là chúng đều thu về hơn 1 tỷ USD tại phòng vé và tất nhiên là giúp cho Disney không chỉ hòa vốn mà còn lãi đáng kể.
Vậy liệu Mulan có thể tiếp nối điều này, thành công vang rộn tại phòng vé? Hãy cùng chờ xem nhé!
Theo saostar
Tò mò về cách Disney làm ra loạt live-action đỉnh cao ư, khám phá ngay để rồi trầm trồ! Nếu như bạn là fan của "nhà Chuột", thì chắc chắn phải quan tâm đến những thứ mà chỉ có Disney mới làm được thôi nhé! Từ phim hoạt hình cho đến bản live-action, Disney quả thật đã thành công trong việc đem những điều chỉ có ở trí tưởng tượng tạo thành thứ thật sự tồn tại trên đời này. Nhưng giữ...