Thủy thủ bị Anh bắt giữ trên tàu chở dầu Grace 1 đã được tại ngoại
Tất cả bốn thành viên thủy thủ đoàn tàu chở dầu Grace 1 bị bắt giữ tại eo biển Gibraltar trên biển Địa Trung Hải đã được trả tự do mà không bị buộc tội. Điều này được thông báo trên trang Twitter chính thức của cảnh sát Gibraltar.
tàu chở dầu Grace 1 bị Thủy quân lục chiến Anh bắt giữ trên biên Địa Trung Hải
Tuần trước, Thủy quân lục chiến Anh đã bắt giữ thuyền trưởng của tàu chở dầu Grace 1 và một trợ lí trên tàu. Ngay hôm sau, thêm hai thành viên thủy thủ đoàn người Ấn Độ cũng đã bị bắt giữ.
Mặc dù hiện tại, các thủy thủ đã được tại ngoại, nhưng các cuộc điều tra liên quan đến tàu chở dầu bị bắt giữ vẫn đang được tiếp tục.
Trước đó, vào ngày 4/7, chính quyền Gibraltar đã bắt giữ tàu chở dầu Grace 1 của Syria vì nghi ngờ rằng con tàu đang vận chuyển dầu thô từ Iran tới Syria. Đây là hành động vi phạm các lệnh trừng phạt của EU.
Video đang HOT
Thủy quân lục chiến Anh đã tham gia trực tiếp vào vụ bắt giữ này. Đại diện chính quyền Gibraltar cho biết, trên tàu lúc đó có 28 thành viên, bao gồm các công dân của Ấn Độ, Pakistan và Ukraine.
Theo tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Tây Ban Nha Josep Borrell, việc giam giữ đã được thực hiện theo yêu cầu của Mỹ.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho rằng hành động bắt giữ tàu chở dầu Grace 1 của Anh là không phù hợp với luật pháp EU.
Phương Võ
Theo GD&TĐ/TASS.ru
Phản ứng của Nga về việc Anh bắt tàu chở dầu Iran tại eo biển Gibraltar
Moscow nói rằng việc giới chức Anh giữ tàu chở dầu của Iran tại eo biển Gibraltar sẽ làm trầm trọng thêm tình hình ở Syria và Iran.
Bộ Ngoại giao Nga ngày 5/7 đã chỉ trích hành động bắt giữ, cho rằng vụ việc này làm trầm trọng thêm tình hình ở Syria và Iran. "Chúng tôi lên án việc bắt giữ tàu chở dầu cỡ lớn treo cờ Panama do chính quyền Gibraltar dưới sự hỗ trợ của Hải quân Hoàng gia Anh tiến hành", Bộ Ngoại giao Nga ngày 5/7 cho biết trong thông cáo chính thức.
Nga lên án Anh bắt tàu chở dầu Iran tại eo biển Gibraltar.
Bộ Ngoại giao Nga nhận định việc Hải quân Anh bắt giữ tàu chở dầu khởi hành từ Iran là một bước đi có chủ ý nhằm làm trầm trọng thêm căng thẳng liên quan đến Iran và Syria.
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Nga, Vương quốc Anh không giấu giếm ý định sử dụng vụ bắt giữ tàu chở dầu để gia tăng áp lực lên "chế độ Tổng thống Bashar Assad".
Bộ Ngoại giao Nga cho rằng việc Anh bắt giữ siêu tàu chở dầu MT Grace 1 của Iran ở eo biển Gibraltar đã đi ngược lại các cam kết của Liên minh châu Âu (EU) về việc duy trì thỏa thuận hạt nhân ký với Iran.
"Trong bất kỳ trường hợp nào, chúng tôi đều cho rằng bước đi này là đi ngược lại cam kết từ các quốc gia hàng đầu EU, bao gồm cả Anh, về việc duy trì thỏa thuận hạt nhân với Iran", thông báo của Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ.
Thông báo trên được Bộ Ngoại giao Nga đưa ra sau khi chính quyền Gibraltar, vùng lãnh thổ hải ngoại của Anh, bắt giữ tàu chở dầu MT Grace 1 mang theo 2 triệu thùng dầu thô của Iran sáng 4/7 với cáo buộc chở dầu từ Iran tới nhà máy lọc dầu Banyas của Syria, vi phạm lệnh trừng phạt của EU nhằm vào Syria.
Ngay sau vụ bắt giữ tàu chở dầu, Iran đã tập đại sứ Anh tại Tehran Nicolas Hopton để phản đối việc bắt tàu "bất hợp pháp". Truyền thông nhà nước Iran khẳng định tàu đang chở dầu thô tới cảng Basra của Iraq. Iran cũng cảnh báo sẽ bắt một tàu dầu Anh nếu London không thả tàu Grace 1.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Tây Ban Nha Josep Borrell tuyên bố Anh đã bắt tàu chở dầu nói trên theo yêu cầu của Mỹ. Ông Borrell nói rằng Tây Ban Nha có chủ quyền ở một phần vùng biển Gibraltar và vì vậy họ cũng sẽ tiến hành điều tra./.
Theo Kinhtedothi
Anh trả tự do toàn bộ thuỷ thủ đoàn tàu chở dầu Iran bị bắt Tuy nhiên, tàu chở dầu Grace 1 vẫn sẽ bị giữ lại do nghi ngờ vi phạm lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu đối với Syria. Theo hãng tin Reuters hôm 13-6, Cảnh sát Hoàng gia Gibraltar (vùng lãnh thổ hải ngoại thuộc Anh) thông báo họ đã thả tất cả bốn thuỷ thủ của tàu Grace 1. Tàu chở dầu...