Thụy Sỹ tạo “sóng thần” làm thế giới thất kinh
EU chuẩn bị gói kích thích trị giá 500 tỷ Euro theo cách vội vã chưa từng thấy và Thụy Sỹ phản ứng bằng việc gây ra một cơn sóng thần khác khiến cả thế giới phải thót tim.
Tiền Thụy Sỹ khiến thế giới thèm khát.
* Tết đến, nhà giàu săn đồ ăn, chơi sành điệu khác người* Thụy Sỹ tạo “sóng thần” làm thế giới thất kinh
Có lẽ, sau khi giai đoạn này kết thúc, khoa tim mạch và các hãng dược phẩm chuyên về thuốc tim mạch trên toàn thế giới sẽ bán đắt hàng hơn rất nhiều.
Nếu như tính bạo lực và sự đẫm máu khiến vụ xả súng ở Paris làm cả thế giới bàng hoàng, thì tính đột ngột và tầm ảnh hưởng lan tỏa toàn cầu lại là những thứ mà người Thụy Sỹ đang dộisóng thần mạnh vào thị trường tài chính trên toàn thế giới thông qua quyết định thả nổi giá trị đồng nội tệ của mình so với đồng Euro.
Nếu như người Mỹ khiến cho lạm phát lan tràn khắp thế giới bằng việc in thêm USD vào năm 2008, thì người Thụy Sỹ lại đang khiến cả thế giới cảm thấy chưa bao giờ thèm khát đồng Franc Thụy Sỹ đến như vậy.
Sở dĩ như thế, là vì địa vị đặc biệt của Thụy Sỹ trong hệ thống tài chính toàn thế giới. Được biết đến với danh hiệu “hầm giữ tiền” của cả thế giới với các ngân hàng lừng danh và hệ thống quản lý ngân hàng siêu hạng của mình, Thụy Sỹ luôn là điểm đến đáng tin cậy nhất cho mọi nguồn tiền trên toàn thế giới.
Cũng vì thế, đồng nội tệ franc của nước này cũng trở thành một mặt hàng có giá trị cao. Trong những thời kỳ kinh tế thế giới gặp vấn đề, các đồng tiền mạnh nhất chao đảo dữ dội, thì đồng franc Thụy Sỹ luôn là một trong những lựa chọn hàng đầu của những người muốn bảo vệ giá trị số tài sản của mình.
Việc nhu cầu với đồng franc Thụy Sỹ trở nên quá lớn đã khiến có những thời điểm đồng tiền này trở thành đồng tiền có giá trị cao nhất thế giới, vì thế buộc chính phủ Thụy Sỹ phải có các biện pháp đảm bảo giá. Mùa hè năm 2011, ngân hàng trung ương Thụy Sỹ thông báo áp dụng mức trần tỷ giá giữa đồng Euro và Franc, theo đó euro sẽ không được yếu hơn mức 1,2 Franc đổi lấy 1 Euro.
Vì vậy, mỗi khi giá trị của đồng Franc lên quá cao, Thụy Sỹ sẽ in thêm tiền để ghìm giá đồng nội tệ của mình. Việc neo giá trị đồng Franc vào đồng Euro được xem là biện pháp cần thiết để tránh việc đồng Franc bị đẩy lên giá quá cao có thể gây ra những tác hại cho nền kinh tế Thụy Sỹ.
Chính vì vậy, việc tuyên bố hủy bỏ mức trần giao dịch và thả nổi giá trị đồng Franc của ngân hàng trung ương Thụy Sỹ đang khiến cả thế giới xây xẩm mặt mày. Đồng nội tệ của Thụy Sỹ luôn được xem là một trong những đồng tiền được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới, và việc tuyên bố không in thêm để giữ tỷ giá của nước này đang khiến đồng Franc Thụy Sỹ trở thành một trong những đồng tiền được thèm khát và săn đuổi nhất ở thời điểm hiện tại, nhất là khi EU chuẩn bị tung ra gói kích thích trị giá 500 tỷ Euro đồng nghĩa với việc rất nhiều người sẽ muốn chuyển đổi lượng Euro đang có nguy cơ mất giá mà mình có sang đồng Franc Thụy Sỹ.
Video đang HOT
Quyết định thả nổi giá trị đồng Franc của Thụy Sỹ ngay lập tức được ví với một cơn sóng thần càn quét hầu hết các thị trường tài chính trên toàn thế giới. Đồng Franc Thụy Sỹ tăng giá mạnh chưa từng thấy, có thời điểm lên tới 41%, đồng nghĩa với việc các đồng tiền khác như USD hay Euro đang có nguy cơ giảm giá so với đồng tiền của Thụy Sỹ.
Lợi suất trái phiếu chính phủ của nhiều nước giảm chóng mặt, trong đó của Nhật và Australia giảm xuống kỷ lục khi các nhà đầu tư đang vội vã tìm kiếm tài sản trú ẩn. Điều này được lý giải vì Franc Thụy Sỹ là một trong những đồng tiền được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới, và khi nó tăng giá quá mạnh sẽ gây ra xáo trộn trong hầu hết các lĩnh vực chủ chốt nhất của tài chính.
Một trong số đó là các khoản vay bằng đồng Franc Thụy Sỹ. Giá trị các khoản vay bằng đồng tiền này trên toàn thế giới chỉ sau một ngày bỗng chốc đã tăng lên khoảng do sự tăng giá chỉ trong ngày hôm qua. Rất nhiều nước đang trở nên sợ hãi hơn bao giờ hết trước cơn biến động này, khi mà các nước này đều vay các khoản tiền rất lớn bằng Franc Thụy Sỹ trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2008 do lãi suất vay ở đây thấp hơn, và giờ đây họ đang lãnh đủ.
Trong số các nước lãnh hậu quả lớn nhất thì các nước Đông Âu như Hungary hay Rumani đang cuống cuồng hơn bao giờ hết vì phần lớn các khoản vay của người dân các nước này đều bằng đồng Franc Thụy Sỹ.
Việc Thụy Sỹ thả nổi đồng nội tệ và không treo tỷ giá vào đồng Euro nữa được giới phân tích đánh giá là một sự hỗ trợ cho gói kích thích trị giá 500 tỷ Euro mà EU sắp triển khai. Về ngắn hạn, đồng Euro sẽ tụt giá so với đồng Franc Thụy Sỹ, nhưng về lâu dài chính sách này sẽ giúp ích rất nhiều cho gói kích thích, khi nó sẽ ngăn chặn việc một lượng lớn đồng Euro sẽ bị bán tháo bằng việc mua đồng Franc của các nhà đầu tư.
Bằng việc thả nổi tỷ giá, Thụy Sỹ gần như đã cam kết với EU rằng quá trình đưa 500 tỷ Euro vào để kích thích nền kinh tế sẽ được nước này hỗ trợ và đảm bảo tối đa.
Theo Nhàn Đàm
Một Thế Gới
Những nơi du khách có thể cùng lúc "tạo dáng" ở... 2 quốc gia
Muốn ghé thăm 2 quốc gia trong cùng một lúc không phải là điều quá khó thực hiện nếu bạn đang đứng giữa ranh giới của hai bên. Đặc biệt ở chỗ, có những quốc gia chỉ phân cách nhau bằng một đường vạch kẻ nhỏ.
Nhiều quốc gia trên thế giới bảo vệ đường biên giới kỹ lưỡng với những lực lượng hùng hậu, hàng rào dây thép gai che chắn... Tuy nhiên vẫn tồn tại những đường biên rang giới chỉ là đường vạch kẻ phân định hai đất nước khác nhau. Khi đặt chân tới địa điểm này, vô hình chung du khách được tới 2 quốc gia khác nhau.
Biên giới giữa Bỉ và Hà Lan chỉ là đường gạch hình zích zắc nhỏ phân định.
Người đàn ông đang đứng giữa vạch phân cách hai quốc gia Mỹ và Canada. Chỉ cần một bước chân, ông đã sang tới quốc gia khác.
Chiếc bàn đá hình tam giác là cột mốc chung của 3 quốc gia Áo, Slovakia và Hungary. Khi du khách tới đây sẽ được coi đã đặt chân tới ba đất nước này.
Tương tự ở cột mốc này cũng treo cờ của 3 quốc gia Bỉ, Đức và Hà Lan. 3 đất nước được phân định qua 3 lá quốc kỳ khác nhau.
Du khách tới thăm điểm giao thoa của hai dòng sông Iguazu và Parana được coi đã tới 3 nước Nam Mỹ là Brazil, Argentina và Paraguay. Đây cũng là cột mốc tự nhiên của 3 quốc gia này.
Sợi dây thừng buộc đơn sơn trên hai nhánh cây khô tưởng chừng như vô hại. Thực chất đó là cột mốc ranh giới giữa hai nước Somali và Ethiopia!
Đường biên giới giữa Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha khá đơn giản. Biển tên của hai quốc gia được sơn theo hai màu khác nhau
Biên giới giữa Ý và Thụy Sỹ chỉ là đường vạch màu vàng mờ. Cách đó không xa là biểu tượng quốc kỳ của hai nước được in trên tường.
Thoạt nhìn tưởng chừng đây là hình ảnh một trận đấu bóng chuyền bình thường. Nhưng thực chất tấm lưới che chắn hai bên chính là cột mốc phân định biên giới giữa Mỹ và Mexico. Công dân của hai quốc gia này thường "tranh thủ" tấm lưới trên để chơi bóng chuyền.
Du khách thích thú khi được tạo dáng tại một lúc tại hai quốc gia Na Uy và Thụy Điển
Đường biên nhỏ phân tách Ba Lan và Ukraine
Việt Hà
(Tổng hợp)
Theo Dantri
Ngoại trưởng Đức cảnh báo khả năng leo thang xung đột mới ở Ukraine Đồng thời, Ngoại trưởng Đức cũng nhấn mạnh sứ mệnh quan trọng của OSCE trong việc giúp Ukraine lập lại hòa bình. Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier ngày 4/12 cảnh báo về khả năng leo thang xung đột quân sự mới ở miền Đông Ukraine, đồng thời hối thúc các bên tôn trọng Hiệp định đình chiến Minsk. Phát biểu với báo giới...