Thụy Sỹ sẽ tiếp tục lưu hành đồng tiền mệnh giá 1.000 franc
Việc tiếp tục lưu hành đồng 1.000 franc là vì tiền mặt vẫn là một trong những kênh thanh toán quan trọng tại quốc gia châu Âu giàu có này
Thống đốc ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ Thomas Jordan ngày 6/4 cho biết, đồng tiền mệnh giá 1.000 franc – một trong những đồng tiền có giá trị lớn nhất thế giới (tương đương 1.041 USD) sẽ tiếp tục được lưu hành trong hệ thống tiền tệ của nước này.
Những đồng tiền mệnh giá lớn đang bị nhiều chuyên gia đánh giá tiêu cực.
Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh Bộ trưởng Tài chính các nước châu Âu vừa kêu gọi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) xem xét việc thắt chặt an ninh xung quanh việc sử dụng đồng 500 Euro (tương đương 567,4 USD) do lo ngại những đồng tiền mệnh giá cao như thế này sẽ khiến cho những kẻ khủng bố và những tội phạm khác dễ dàng mang tiền mặt hơn.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ Jordan cho biết, việc tiếp tục lưu hành đồng 1.000 franc là vì tiền mặt vẫn là một trong những kênh thanh toán quan trọng tại quốc gia châu Âu giàu có này./.
Thùy Linh
Theo_VOV
Video đang HOT
Xung đột Nagorno-Karabakh: Các bên tiếp tục ngờ vực lẫn nhau
Azerbaijan ngày 3/4 tuyên bố sẽ ngừng giao tranh với phe li khai được Armenia hậu thuẫn ở khu vực tự trị Nagorno-Karabakh.
Tuy nhiên, phía Armenia phủ nhận tuyên bố ngừng bắn của Azerbaijan, cho rằng bạo lực vẫn tiếp diễn.
Sau nhiều năm yên ắng, tình hình dọc giới tuyến vùng Nagorno-Karrabakh xấu đi trong những tuần gần đây, với các cuộc đụng độ làm hàng chục người chết. Cả hai bên đều thông báo có dân thường thương vong.
Pháo quân đội Armeni nhằm về phía Azerbaijan. Ảnh Reuters
Bộ Quốc phòng Azerbaijan tuyên bố nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của quốc tế cũng như thể hiện chính sách yêu chuộng hòa bình của mình, quân đội Azerbaijan sẽ đơn phương ngừng các hoạt động phản công cũng như biện pháp đáp trả tại Nagorno-Karrabakh.
Tuyên bố cũng cho biết phía Azerbaijan sẽ tiến hành các biện pháp nhằm củng cố phòng thủ tại "phần lãnh thổ đã được giải phóng".
Tại cuộc họp của Hội đồng an ninh ngày 3/4, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev nói: "Armenia đã vi phạm tất cả các quy tắc của luật pháp quốc tế. Chúng tôi sẽ không từ bỏ vị trí ở giới tuyến.
Nhưng cùng lúc, chúng tôi sẽ tôn trọng lệnh ngừng bắn và sau đó sẽ cố gắng giải quyết cuộc xung đột một cách hòa bình. Chúng tôi đang chiến đấu trên lãnh thổ của chúng tôi. Nếu một binh sỹ Armenia không muốn chết thì họ hãy rút khỏi lãnh thổ của Azerbaijan. Tôi đã tuyên bố điều này nhiều lần và xin nhắc lại lẫn nữa".
Tuy nhiên các quan chức Armenia cho rằng, giao tranh vẫn chưa dừng lại. Thứ trưởng Quốc phòng Armenia David Tonoyan tuyên bố sẵn sàng "hỗ trợ quân sự trực tiếp" cho các lực lượng ở Nagorno-Karrabakh nếu cần thiết.
Các lực lượng ở Nagorno-Karrabakh cho rằng, tuyên bố của Azerbaijan đơn phương ngừng bắn là thông tin đánh lạc hướng nhưng sẵn sàng thảo luận đề xuất ngừng bắn của Azerbaijan với điều kiện 2 bên trở lại vị trí trước khi nổ ra xung đột.
Các hãng thông tấn của Nga cũng đưa tin về các vụ pháo kích do cả 2 bên tiến hành gần thị trấn Mardakert, phía Bắc Nagorno-Karrabakh.
Nagorno-Karrabakh là vùng đất nằm sâu trong lãnh thổ phía Tây Nam của Azerbaijan, nhưng lại có đa số dân cư là người Armenia nên muốn sáp nhập vào Armenia.
Điều này đã gây ra tranh chấp chủ quyền giữa hai nước mà đỉnh điểm là cuộc chiến tranh kéo dài từ tháng 2/1988-5/1994. Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn đạt được năm 1994 và nhiều cuộc đàm phán hòa bình sau đó với sự trung gian của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), xung đột vẫn xảy ra tại đây.
Cũng kể từ năm 2008, hai bên đã tổ chức nhiều cuộc gặp cấp cao để giải quyết vấn đề, song chưa tìm được giải pháp do cả hai đều coi vùng lãnh thổ tranh chấp thuộc chủ quyền của mình và không chấp nhận các phương án hòa giải được đưa ra.
Azerbaijan và các nước sản xuất dầu khí lớn ở khu vực rất coi trọng sự ổn định của Nagorno-Karrabakh bởi khu vực này ở phía Nam Kavkaz có những đường ống dẫn dầu đi qua.
Bộ Quốc phòng Azerbaijan lên tiếng về vụ đấu pháo ở khu tranh chấp
VOV.VN - Quân đội Azerbaijan lên tiếng về vụ đấu súng và đấu pháo chết người vừa xảy ra ở khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh giữa Azerbaijan và Armenia.
Nga, nước sản xuất dầu lửa hàng đầu và là nhà trung gian chính trong cuộc xung đột Nagorno-Karrabakh đã hối thúc các bên kiềm chế. Tổng thống Nga Putin hối thúc các bên tham chiến ngay lập tức tôn trọng lệnh ngừng bắn trong khi Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Nga đã điện đàm với người đồng cấp của Azerbaijan và Armenia.
Cùng với Nga, Thổ Nhĩ Kì, một số cường quốc ở khu vực lên tiếng ủng hộ các đề xuất giảm căng thẳng từ phía Azerbaijan. Liên Hợp Quốc cũng kêu gọi các bên liên quan ngừng ngay lập tức giao tranh và tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn./.
Trần Nga Tổng hợp
Theo_VOV
Biểu tình tại Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ khi Thỏa thuận EU-Thổ có hiệu lực Trong bối cảnh Thỏa thuận EU-Thổ sắp có hiệu lực, người biểu tình yêu cầu mở cửa biên giới để người di cư tiếp tục chuyến hành trình sang châu Âu. Kế hoạch đưa trả lại những người di cư từ Hy Lạp tới Thổ Nhĩ Kỳ đã làm dấy lên các cuộc biểu tình ở cả hai nước hôm qua ( 2/4),...