Thụy Sỹ mạnh tay chi hơn 32 tỷ USD cho nền kinh tế giữa dịch Covid-19
Ngày 20/3, chính phủ Thụy Sỹ đã công bố gói tài chính trị giá 32 tỷ CHF (tương đương 32,7 tỷ USD) để hỗ trợ nền kinh tế giữa đại dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (Covid-19).
Một người dân đeo khẩu trang sang đường tại khu vực biên giới Thụy Sỹ – Italy ngày 9/3. (Nguồn: Reuters)
Động thái này được đưa ra trong bối cảnh nước này đã ghi nhận 5.615 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và 56 ca tử vong do Covid-19.
Gói tài chính trên sẽ được phân bổ cho thị trường lao động trong các lĩnh vực du lịch, văn hóa và thể thao. Khoản tiền 32 tỷ CHF này sẽ bổ sung cho gói hỗ trợ trị giá 10 tỷ CHF đã được công bố hồi tuần trước, nhằm bù đắp cho sự suy thoái kinh tế do cuộc khủng hoảng Covid-19.
Theo Bộ trưởng Kinh tế Guy Parmelin, các biện pháp trên nhằm bảo đảm việc làm, tiền lương và hỗ trợ các doanh nghiệp tại Thụy Sỹ. Ông Parmelin cho biết nền kinh tế Thụy Sỹ hiện vẫn hoạt động ở mức 80% và thiệt hại hiện được ước tính khoảng 30 tỷ CHF. Chính phủ nước này cũng đã tính tới các gói hỗ trợ tiếp theo để tránh việc đóng cửa hoàn toàn nền kinh tế.
Video đang HOT
Liên quan các biện pháp đối phó dịch bệnh, chính phủ Thụy Sỹ đã ban bố lệnh cấm tụ tập hơn 5 người tại các không gian công cộng trên toàn quốc để ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2.
Bộ trưởng Nội vụ Alain Berset cho biết lệnh cấm trên có hiệu lực từ lúc 0h ngày 21/3 cho đến ngày 19/4. Trường hợp nào vi phạm lệnh cấm này sẽ phải đối mặt mức phạt 100 CHF. Ông Berset cũng kêu gọi công dân giữ khoảng cách 2 mét đối với người đối diện để đề phòng nguy cơ lây nhiễm chéo.
Chính phủ cũng đã ra lệnh đóng cửa các công ty, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng, nếu không tuân thủ các quy tắc y tế. Ngoài ra, quân đội được bổ sung triển khai hỗ trợ các cơ quan dân sự, các tổ chức tư nhân và khu vực công cộng để đối phó với cuộc khủng hoảng Covid-19.
Bộ trưởng Singapore: Anh gần như từ bỏ các biện pháp kiềm chế virus corona
Bộ trưởng Phát triển Quốc gia Singapore cho rằng Anh và Thụy Sỹ đang không cố gắng chống lại virus corona mới, vì vậy số ca bệnh tại các nước này có thể tăng mạnh.
"Điều khiến chúng tôi lo ngại về các trường hợp như của Anh và Thụy Sỹ không chỉ là về con số. Đó là các nước này gần như đã từ bỏ bất cứ biện pháp kiềm chế virus nào" - ông Lawrence Wong cho biết. "Nếu không có nỗ lực kiềm chế, chúng tôi ước tính số ca bệnh tại các nước này sẽ tăng mạnh trong những ngày và tuần tới."
Số người chết vì Covid-19 ở Anh đã tăng gấp đôi lên 21 người hôm 14/3, trong khi số người mắc bệnh tăng 43% lên 1.140 người. Chính phủ Anh cũng không dự đoán được mức tăng này, theo các báo cáo.
Ông Lawrence Wong.
Thủ tướng Anh Boris Johnson và nội các bị chỉ trích vì không làm theo các nước khác để phòng chống dịch bệnh lây lan - áp dụng các biện pháp như đóng cửa trường học, cấm tập trung đông người. Cách phản ứng của chính phủ Anh thay vào đó tập trung vào vệ sinh cá nhân, tự cách ly đối với những người cảm thấy mình bị ốm và làm xét nghiệm cũng như theo dõi đối với những người được xác nhận nhiễm virus.
Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock hôm 15/3 cho biết những người trên 70 tuổi sẽ được khuyến cáo ở nhà 4 tháng để tự cách ly dù họ không có triệu chứng. Điều này nhằm hạn chế sự lây lan của virus corona mới và bảo vệ nhóm người có nguy cơ cao này. Tuy nhiên biện pháp đặt ra câu hỏi chính phủ sẽ phải làm gì để cung cấp thực phẩm và thuốc cho họ.
Y tế Anh được cho là có kế hoạch trì hoãn các biện pháp ngăn virus lây lan để đạt được " miễn dịch bầy đàn". Trưởng cố vấn khoa học chính phủ Anh - ông Patrick Vallance nói sẽ cần khoảng 60% dân số Anh nhiễm virus gây bệnh Covid-19 để tạo tình trạng miễn dịch này.
Trong thư ngỏ được công bố tối 14/3, hơn 245 học giả sống và làm việc tại Anh đã chỉ trích chiến lược nêu trên, lập luận rằng điều đó sẽ khiến Cục Y tế Quốc gia (NHS) chịu nhiều áp lực hơn. Tuy nhiên sau đó Bộ Y tế và Chăm sóc Xã hội Anh cho biết " miễn dịch bầy đàn không phải là một phần trong kế hoạch hành động của chúng tôi, nhưng là kết quả phụ tự nhiên của một dịch bệnh".
Trong khi đó, Thụy Sỹ cũng khuyến khích người dân tự bảo vệ mình, theo Tổng thống Simonetta Sommaruga. Hiện tại, Thuỵ Sỹ cố gắng làm chậm sự lây lan của virus bằng cách đóng cửa các trường học và cấm các sự kiện có hơn 100 người cho đến giữa tháng 4. Họ cũng đang ưu tiên tăng số xét nghiệm.
PHƯƠNG ANH (Nguồn: Bloomberg)
Theo vtc.vn
Thụy Sỹ, Hà Lan ghi nhận thêm các ca tử vong do COVID-19 Dịch bệnh viêm đường hô hấp COVID-19 tiếp tục gây ảnh hưởng mạnh mẽ tại châu Âu, khi Hà Lan và Thụy Sỹ vừa ghi nhận thêm các trường hợp tử vong. Dịch COVID-19 bắt đầu lây lan mạnh tại châu Âu. (Ảnh: AFP) Giới chức Thụy Sỹ ngày 8/3 thông báo, một bệnh nhân lây nhiễm dịch bệnh COVID-19 đã tử vong...