Thụy Sĩ sẽ từ bỏ điện hạt nhân
Hạ viện Thụy Sĩ vừa bỏ phiếu ủng hộ đề xuất từ bỏ phát triển điện hạt nhân ở nước này.
Một nhà máy điện hạt nhân ở Thụy Sĩ. Ảnh: Swissworld.
AP cho biết, phần lớn các nghị sĩ trong hạ viện Thụy Sĩ bỏ phiếu đồng ý cho đóng cửa 5 lò phản ứng hạt nhân nước nay trong trung hạn, với 101 phiếu đồng thuận, 54 phiếu trống và 30 phiếu trắng.
Video đang HOT
Những nỗ lực từ bỏ điện hạt nhân ở Thụy Sĩ được thúc đẩy mạnh mẽ từ sau sự cố máy điện hạt nhân Fukushima I của Nhật Bản. Các cuộc trưng cầu dân ý tại Thụy Sĩ cũng cho thấy, phần lớn người dân nước này ủng hộ việc cửa nhà máy hạt nhân quốc gia.
Ngày 25/5, Chính phủ Thụy Sĩ đã quyết định dừng mọi kế hoạch xây dựng mới nhà máy điện hạt nhân và từng bước hủy bỏ 5 nhà máy hiện có. Như vậy, với sự nhất trí của phần lớn các nghị sĩ, các nhà máy điện hạt nhân ở Thụy Sĩ sẽ ngừng hoạt động trong khoảng thời gian từ 2019 đến năm 2034 sau khi các nhà máy này đạt tuổi thọ trung bình 50 năm.
Nhà máy điện hạt nhân hiện cung cấp khoảng 40% nhu cầu năng lượng của Thụy Sĩ trong khi các nhà máy thủy điện cung cấp gần hết phần còn lại.
Cuối tháng 5, Đức là cường quốc kinh tế đầu tiên trên thế giới tuyên bố sẽ chấm dứt hoàn toàn hoạt động của các lò phản ứng hạt nhân vào năm 2022.
Theo VNExpress
Bí mật về lò phản ứng do TQ chế tạo ở Pakitstan
Các công ty Trung Quốc chính thức xây dựng thêm một lò phản ứng điện hạt nhân tương tự, vừa được khánh thành vào ngày 12/5.
Vài ngày sau lễ khánh thành lò phản ứng hạt nhân do Trung Quốc chế tạo tại Tổ hợp nhà máy Chashma ở miền Trung Pakistan, Thủ tướng Yusuf Raza Gilani bắt đầu chuyến thăm quốc gia Đông Bắc Á.
Chashma là một Tổ hợp nhà máy điện hạt nhân của Pakistan, được xây dựng dựa vào kinh nghiệm và thiết kế của Trung Quốc. Năm 2000, lò phản ứng đầu tiên với công suất 300 MW đã đi vào hoạt động tại Chashma.
Mới đây, các công ty Trung Quốc chính thức xây dựng thêm một lò phản ứng điện hạt nhân tương tự, vừa được khánh thành vào ngày 12/5. Các công ty Trung Quốc đã ký hợp đồng xây thêm 2 lò phản ứng hạt nhân tại Chashma nhưng không tiết lộ thông tin chi tiết về thời điểm khởi công.
Theo các chuyên gia, chính sách đối ngoại tập trung cùng những động cơ thương mại xem ra chi phối quyết định của Trung Quốc. Lâu nay, Trung Quốc đã coi Pakistan là một đối tác lâu năm và Bắc Kinh cũng tin rằng việc ủng hộ Pakistan sẽ có ý nghĩa quan trọng trước sự lớn mạnh của Ấn Độ trong khu vực. Ngoài ra, Trung Quốc cũng cảnh giác trước sự thống trị của Mỹ ở khu vực Nam Á, nghi ngờ việc Washington ký kết thỏa thuận năng lượng hạt nhân với Ấn Độ vào năm 2008.
Bên cạnh đó, việc Trung Quốc giúp Pakistan xây thêm lò phản ứng điện hạt nhân còn xuất phát từ sức hấp dẫn thương mại. Các công ty Trung Quốc mong muốn chiếm lĩnh các thị trường nước ngoài và hiện Pakistan là thị trường nước ngoài duy nhất mà tại đó Trung Quốc có thể chứng tỏ các kỹ năng của họ để từ đó hy vọng có thể thu hút các khách hàng khác.
Theo Bee.net.vn
IAEA đưa Syria ra Hội đồng Bảo an Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã đưa Syria ra Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vì chương trình hạt nhân bị cho là giấu giếm của nước này. Cờ IAEA bên ngoài trụ sở của tổ chức tại Vienna, Áo. IAEA đã bỏ phiếu nhằm lên án Syria trước các cáo buộc về một lò phản ứng hạt...