Thụy Sĩ: Phụ nữ mặc trang phục Hồi giáo bị phạt 220 triệu
Khu vực Ticino Thụy Sĩ đã cấm mặc trang phục Hồi giáo ở nơi công cộng, và mức phạt có thể lên đến 6.500 bảng Anh, tương đương 220 triệu đồng.
Phụ nữ ở Ticino, Thụy Sĩ nếu mặc trang phục Hồi giáo đến nơi công cộng sẽ bị phạt tới 220 triệu.
Vào ngày 23/11 vừa qua, giới chức khu vực Ticino đã phê duyệt lệnh cấm mặc trang phục Hồi giáo tại nơi công cộng. Trước đó, việc cấm đeo mạng che mặt của phụ nữ Hồi giáo đã được áp dụng ở một số quốc gia, nhất là sau khi vụ khủng bố Paris xảy ra khiến an ninh châu Âu ở mức báo động.
Tuy nhiên, bây giờ, việc mặc trang phục Hồi giáo, đeo mạng che mặt ra nơi công cộng là một hành vi phạm tội hình sự đối với phụ nữ nói tiếng Italy ở bang Ticino, miền Nam Thụy Sĩ. Theo báo cáo địa phương, người phụ nữ ở đây bình thường sẽ chỉ để hở ra đôi mắt. Họ mặc trang phục Hồi giáo với mạng che mặt ở tất cả các nơi công cộng, cửa hàng tạp hóa, nhà hàng, quán ăn…
Video đang HOT
Lệnh cấm này sẽ không có trường hợp ngoại lệ cho dù là khách du lịch. Tuy nhiên, các hình thức khác của việc che mặt như mặt nạ hoặc mũ bảo hiểm vẫn sẽ được cho phép.
Gần 2/3 số cử chi của bang Ticino đã bỏ phiếu ủng hộ lệnh cấm trong cuộc trưng cầu ý kiến trước khi được quốc hội phê duyệt. Việc bỏ phiếu được tiến hành dân chủ trực tiếp ở Thụy Sĩ và sẽ được thông qua nếu thu thập đủ chữ ký.
Giorgio Ghiringhelli, người đưa ra đề xuất cho biết kết quả này sẽ gửi một thông điệp đến “phong trào Hồi giáo”.
“Nhiều người muốn hợp nhất là không phân biệt và chào đón tất cả các tôn giáo của họ,” ông nói. “Nhưng những người cự tuyệt các giá trị tốt đẹp, nhằm mục đích xây dựng một xã hội song song dựa trên luật lệ tôn giáo, sẽ không được chào đón,” ông nói thêm.
Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết cuộc bầu cử là một “ngày đen tối cho nhân quyền tại Ticino.”
PHƯƠNG PHƯƠNG
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Nhật Bản: Đảng Nhật Bản phục hồi sẽ được thành lập trong tháng 10
Khoảng 10 nhà lập pháp Nhật Bản đương nhiệm đang xem xét khả năng tham gia vào đảng phái này.
Trong bài phát biểu trước báo giới ngày 1/10, đương kim thị trưởng thành phố Osaka Toru Hashimoto tuyên bố, sẽ thành lập đảng "Nhật Bản phục hồi" vào ngày 24/10 tới, với vai trò là một đảng chính trị mới, có chức năng nhiệm vụ cơ bản là đem lại sức sống mới, sự phát triển mới cho Osaka.
Đương kim thị trưởng thành phố Osaka Toru Hashimoto phát biểu. (ảnh: Kyodo).
Thị trưởng thành phố Osaka Toru Hashimoto và ông Ichiro Matsui - người đồng sáng lập đảng, đã rời bỏ khỏi đảng Dân chủ đối lập để thành lập đảng mới với tên gọi "Nhật Bản phục hồi". Khoảng 10 nhà lập pháp đương nhiệm đang xem xét khả năng tham gia vào đảng phái này.
Theo dự kiến, từ nay cho tới cuộc bầu cử bán phần Thượng viện vào tháng 7 năm tới, đảng "Nhật Bản phục hồi" sẽ tích cực xây dựng Cương lĩnh tranh cử nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của cử tri, trong đó mong muốn đưa ra một chính sách mới nhằm sửa đổi Hiến pháp về việc trực tiếp bầu Thủ tướng thông qua số phiếu phổ thông.
Cũng tại cuộc họp báo ông Hashimoto cho biết, sẽ đề cử ông Ichiro Matsui vào vị trí Chủ tịch đảng "Nhật Bản phục hồi" và đây được xem là người phù hợp và đủ khả năng nhất để lãnh đạo đảng. Theo giới phân tích, cả hai nhà sáng lập đảng đều có quan hệ thân thiết với Thủ tướng đương nhiệm Shinzo Abe.
Ông Hashimoto là một vị thủ lĩnh trẻ tuổi, được dư luận đánh giá có nhiều triển vọng trên chính trường Nhật Bản, người thường xuyên xuất hiện trên các chương trình phát thanh và truyền hình cùng luận điểm muốn thay đổi thực tại, nhằm thổi một luồng gió mới vào đời sống chính trị và kinh tế của đất nước./.
Ngọc Huân
Theo_VOV
Ba vấn đề của thị trường chứng khoán Mỹ Không thể phủ nhận những lo ngại về tình hình kinh tế Trung Quốc và giá hàng hóa sụt giảm là những nhân tố tác động mạnh tới thị trường chứng khoán (TTCK) Mỹ thời gian vừa qua, song theo giới phân tích, đằng sau đó còn có những nguyên nhân sâu xa, xuất phát từ chính nội tại của TTCK lớn nhất...