Thụy Sĩ phát tiền cho dân 50 triệu mỗi tháng
Mỗi người dân Thụy Sĩ có thể được nhận hơn 30.000 USD mỗi tháng mà không phải làm gì, chỉ cần chứng minh họ là công dân Thụy Sĩ.
Ngày 6/5 tới, Thụy Sĩ sẽ bỏ phiếu về việc có nên sử dụng mức lương cơ bản không điều kiện cho toàn dân thay cho nhiều loại trợ cấp xã hội như hiện nay hay không.
Lương toàn dân hay thu nhập cơ bản (basic income) thực tế là thu nhập cơ bản không điều kiện, nghĩa là người dân được hưởng khoản lương này mà không cần phải làm bất cứ điều gì ngoài việc chứng minh mình là công dân của nước đó.
Mặc dù cho đến nay chưa có con số cụ thể nào được đưa ra, mức đề xuất là 2.500 franc (tương đương 2.520 USD) cho một người lớn và 630 USD cho mỗi trẻ em.
Không cần phải làm gì mà vẫn có được 2.500 franc mỗi tháng. Điều này nghe thật tuyệt. Nhưng, vẫn có 2 điều cần chú ý ở đây. Thứ nhất, số tiền 2.500 franc chưa thể giúp người dân Thụy Sĩ vượt qua ngưỡng đói nghèo (ngưỡng đói nghèo được quy định bằng 60% thu nhập khả dụng trung bình trên toàn quốc). Trong khi đó Thụy Sĩ lại là một trong những quốc gia đắt đỏ nhất thế giới.
Video đang HOT
Những người đưa ra kiến nghị này cho rằng số tiền 2.500 franc là đủ để đảm bảo cuộc sống tối thiểu. Tuy nhiên, tính cả năm, mỗi người dân Thụy Sĩ sẽ được cấp 30.000 franc – chỉ cao hơn một chút so với ngưỡng nghèo đói 29.501 franc của năm 2014.
Theo số liệu thống kê, gần 1/8 người dân Thụy Sĩ sống dưới mức này trong năm 2014, cao hơn tỷ lệ ở Pháp, Đan Mạch và Na Uy. Trong nhóm người trên 64 tuổi, 20% đang có nguy cơ rơi vào diện đói nghèo.
Thứ hai và cũng là điều quan trọng hơn, điều này không dễ dàng xảy ra. Đặc trưng của một đất nước dân chủ trực tiếp như Thụy Sĩ là các cuộc bỏ phiếu toàn dân. Sáng kiến thu nhập cơ bản chỉ được đem ra bỏ phiếu như hiện nay sau khi đã thu thập được 100.000 chữ ký và những cuộc thăm dò ý kiến mới nhất cho thấy sáng kiến này khó có thể đi xa hơn nữa.
Trong số những người ủng hộ chính sách thu nhập cơ bản có cựu Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yanis Varoufakis – người từng nói rằng điều này là cần thiết vì tự động hóa và các robot đang khiến ngày càng nhiều việc làm bị mất đi.
“Một đất nước giàu có như Thụy Sĩ là nơi thích hợp nhất để thử nghiệm chính sách này”, ông nói.
Trong khi đó Chính phủ Thụy Sĩ phản đối đề nghị này, cho rằng thu nhập cơ bản đồng nghĩa với tăng thuế, không khuyến khích người dân làm việc và sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt nhân công trong bối cảnh nền kinh tế nước này đang chịu ảnh hưởng tiêu cực từ đồng franc quá mạnh.
Và, quan điểm của Chính phủ Thụy Sĩ cũng nhận được sự đồng tình từ phía những người bỏ phiếu: các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy 60% người dân sẽ phản đối chính sách thu nhập cơ bản.
Theo_VietNamNet
Nghịch cảnh không vô cớ
Thụy Sĩ không đáp ứng yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ về việc dỡ bỏ một khẩu hiệu căng trước trụ sở Liên Hiệp Quốc ở thành phố Geneve mà Ankara cho rằng có nội dung thóa mạ cá nhân Tổng thống Thổ Tayyip Recep Erdogan.
Chính phủ Đức và bà Merkel đã đáp ứng yêu cầu của phía Thổ Nhĩ Kỳ, gỡ bỏ đoạn clip và để tòa án truy tố những nghệ sĩ liên quan clip âm nhạc châm biếm ông Erdogan AFP
Tuy không chủ ý, quyết định này của Thụy Sĩ vẫn có tác động chính trị như của một cú đòn hiểm nhằm vào chính phủ Đức và cá nhân Thủ tướng Angela Merkel.
Lập luận của phía Thụy Sĩ là tự do ngôn luận. Ở nước Đức trong những ngày qua cũng có chuyện ông Erdogan bị phê trách và châm biếm trong clip âm nhạc và trên truyền hình. Phía Thổ Nhĩ Kỳ làm rất găng về ngoại giao. Không như Thụy Sĩ, chính phủ Đức và bà Merkel đã đáp ứng yêu cầu của phía Thổ, gỡ bỏ đoạn clip và để tòa án truy tố những nghệ sĩ liên quan.
Hai cách xử lý khác nhau về vụ việc có cùng bản chất. Hai cách hiểu khác nhau về tự do ngôn luận và tự do báo chí. Nghịch cảnh rõ nét đến mức không thể rõ nét hơn được nữa.
Nghịch cảnh thật đấy nhưng không phải vô cớ. Trong chuyện cùng bản chất nhưng phía Đức và Thụy Sĩ hành xử khác nhau bởi có lợi ích rất khác nhau trong quan hệ với Thổ.
Bà Merkel ở nước Đức phải tranh thủ ông Erdogan vì nếu không có được sự hậu thuẫn và hợp tác của Ankara thì giải pháp cho vấn đề tị nạn mà EU vừa thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ mà bà Merkel là tác giả chính sẽ bị phá sản. Khi ấy sẽ rất nguy hiểm đối với quyền lực của bà Merkel ở nước Đức. Thụy Sĩ không có nhu cầu và không sẵn sàng trả giá đắt cho Thổ Nhĩ Kỳ như chính phủ Đức và bà Merkel.
Trụ sở Liên Hiệp Quốc ở thành phố Geneve, Thụy Sĩ AFP
La Phù
Theo Thanhnien
Tên lửa phòng không kiêm chống tăng kỳ lạ của Thụy Sĩ Thụy Sĩ từng chế tạo hệ thống tên lửa có thể bắn hạ máy bay lẫn xe tăng mang tên ADATS, tuy nhiên, dự án không thành công do tính chất kỳ lạ của nó. Đa dạng hóa khả năng tác chiến của vũ khí là vấn đề nhận được sự quan tâm của quân đội nhiều nước trên thế giới. Hệ thống...