Thụy Sĩ mở rộng danh sách lên 42 quốc gia là điểm nóng về dịch COVID-19
Ngày 22/7, Chính phủ Thụy Sĩ đã mở rộng danh sách lên 42 quốc gia và vùng lãnh thổ bị coi là điểm nóng về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Theo đó, những công dân đến từ những nước này phải tham gia cách ly trong 10 ngày.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm dịch COVID-19 tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 20/3/2020. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Các quốc gia và vùng lãnh thổ vừa được đưa vào danh sách trên bao gồm Bosnia, Costa Rica, Ecuador, El Salvador, Eswatini, Guatemala, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Luxembourg, Maldives, Mexico, Montenegro, Palestine, Suriname và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Trong khi đó, nhà chức trách đã loại 2 nước Belarus và Thụy Điển khỏi danh sách.
Tháng 6 vừa qua, Chính phủ Thụy Sĩ bắt đầu nới lỏng đa số các hạn chế hoạt động được áp đặt để phòng dịch. Nhà chức trách nước này quy định từ ngày 6/7, những công dân thuộc những nước có nguy cơ cao về COVID-19 muốn nhập cảnh Thụy Sĩ phải cách ly 10 ngày, nếu không sẽ lĩnh mức phạt 10.000 franc Thụy Sĩ (10.700 USD). Giới chức y tế Thụy Sĩ thông báo đã ghi nhận hơn 33.800 ca mắc, trong đó có gần 1.700 ca tử vong.
Video đang HOT
Tại Ukraine, chính phủ nước này cùng ngày đã gia hạn biện pháp giãn cách xã hội trên toàn quốc đến ngày 31/8 tới để phòng dịch COVID-19, song sẽ cho phép một số vùng nới lỏng nếu đảm bảo công tác ngăn chặn dịch bệnh.
Chính quyền Ukraine đã áp đặt các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt để phòng dịch vào tháng 3 vừa qua và bắt đầu nới lỏng các biện pháp này từ tháng 5 để góp phần phục hồi kinh tế. Nhà chức trách gia hạn lệnh giãn cách xã hội mỗi tháng một lần, yêu cầu người dân đeo khẩu trang và tuân thủ các quy định nghiêm ngặt tại nơi công cộng.
Tuy nhiên, giới chức Ukraine lo ngại trước số ca mắc mới tăng cao trong những tuần gần đây và cho rằng nguyên nhân là do người dân phớt lờ các biện pháp giãn cách xã hội. Đến nay, Ukraine ghi nhận gần 61.000 ca mắc COVID-19, trong đó có 1.534 ca tử vong.
Trong khi đó, Chính phủ Romania cùng ngày 22/7 thông báo đã ghi nhận thêm 1.030 ca mắc COVID-19. Đây là số ca mắc trong một ngày cao nhất từ trước đến nay tại nước này. Như vậy, Romania đến nay xác nhận tổng cộng 40.163 ca mắc, trong đó có 2.101 ca tử vong. Chính quyền nước này mới đây gia hạn tình trạng báo động thêm 30 ngày từ ngày 15/5 đến ngày 15/8 tới.
Cùng ngày 22/7, Giám đốc phụ trách các chương trình khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Mike Ryan cảnh báo: “Trong khi dịch bệnh chắc chắn đã được kiểm soát tại Tây Âu, chúng ta vẫn thấy một số xu hướng đáng lo ngại tại Nam Âu và các quốc gia trên bán đảo Balkan”. Do đó, ông Ryan cho rằng châu Âu vẫn chưa thoát khỏi đại dịch, đồng thời khuyến cáo chính phủ và người dân các nước duy trì thận trọng.
Nhật Bản thêm 750 ca mắc COVID-19, nâng tổng số lên 27.800 ca
Ngày 22/7, Nhật Bản ghi nhận thêm 750 ca dương tính với virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại nước này lên 27.800 ca.
Đây là số ca mới mắc COVID-19 cao kỷ lục trong một ngày tại Nhật Bản, vượt trên cả mức cao nhất ghi nhận trong tháng 4 năm nay.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại nhà ga Shinjuku ở Tokyo, Nhật Bản ngày 9/7/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Cùng ngày, thủ đô Tokyo cũng ghi nhận thêm 238 ca nhiễm mới, nâng tổng số bệnh nhân COVID-19 ở thành phố này lên 10.054 người. Đây là ngày thứ 14 liên tiếp số ca nhiễm mới ở Tokyo vượt ngưỡng 100 ca. Trong khi đó, tỉnh Osaka cũng ghi nhận số ca nhiễm mới trong một ngày cao kỷ lục (121), nâng tổng số ca tại đây lên 2.662 ca. Ngoài Tokyo và Osaka, số ca nhiễm mới cũng tăng cao kỷ lục ở hai tỉnh Fukuoka và Aichi.
Trong bối cảnh những ngày gần đây, số ca nhiễm mới ở nhiều thành phố lớn tại Nhật Bản đang tăng mạnh, Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Yasutoshi Nishimura cho biết chính phủ nước này sẽ duy trì biện pháp hạn chế về số lượng khán giả tham dự các sự kiện thể thao, giải trí quy mô lớn tới ngày 31/8.
Phóng viên TTXVN tại Tokyo dẫn lời Bộ trưởng Nishimur cho biết trong khuôn khổ cuộc họp với nhóm chuyên gia của chính phủ, các chuyên gia đã cảnh báo về rủi ro của việc nới lỏng hạn chế số lượng khán giả tham dự các sự kiện thể thao, giải trí lớn trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp. Chính vì vậy, chính phủ nước này đã quyết định không tiếp tục nới lỏng giới hạn số lượng khán giả như dự kiến.
Trước đó, ngày 10/7, trong nỗ lực khôi phục hoạt động kinh tế-xã hội đang chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định nới lỏng các biện pháp hạn chế số lượng khán giả tham dự các sự kiện thể thao và các sự kiện khác. Theo quyết định này, giới chức Nhật Bản đã nâng giới hạn số lượng người tối đa được phép tham gia các sự kiện trên từ 1.000 lên 5.000 người. Kế đó, dự kiến điều chỉnh nâng giới hạn này lên tương ứng với 50% trong số ghế của địa điểm tổ chức các sự kiện từ ngày 1/8.
Trong diễn biến cùng ngày, Chính phủ Nhật Bản đã kích hoạt chiến dịch hỗ trợ du lịch mang tên "Go To Travel" nhằm giúp phục hồi ngành "công nghiệp không khói" của nước này hiện đang chịu tác động nặng nề do đại dịch COVID-19.
Trong khuôn khổ chiến dịch có tổng giá trị 1.350 tỷ yen (12,6 tỷ USD) nói trên, chính phủ nước này sẽ hỗ trợ một phần, hoặc thậm chí tới 50% chi phí các chuyến du lịch, trong đó có tiền thuê phòng và sử dụng các phương tiện vận tải. Tuy nhiên, Tokyo không nằm trong danh sách được hưởng gói trợ cấp này do có nhiều quan ngại về việc gia tăng số ca mắc COVID-19 tại đây.
Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết hiện không có kế hoạch loại tỉnh Osaka ra khỏi danh sách được hỗ trợ trong chiến dịch "Go To Travel", cho dù số ca mắc mới COVID-19 tại đây cũng đang có chiều hướng tăng lên.
Ca mắc COVID-19 gia tăng, Ấn Độ hủy sự kiện hành hương của tín đồ Hindu Ngày 22/7, Ấn Độ đã lần đầu tiên hủy sự kiện hành hương Amarnath Yatra của tín đồ Hindu đến một hang động linh thiêng trên dãy núi tuyết tại khu vực Kashmir tranh chấp với Pakistan, trong bối cảnh số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại nước này tiếp tục tăng. Người dân đeo khẩu trang nhằm phòng...