Thụy Sĩ điều chiến đấu cơ hộ tống phi cơ bị dọa bom
Thụy Sĩ hôm nay điều hai chiến đấu cơ F-18 để hộ tống một phi cơ chở khách Israel sau khi có thông tin nó bị dọa đánh bom.
Hai chiến đấu cơ F-18C của Thụy Sĩ. Ảnh: Defense Industry Daily.
Vụ việc xảy ra khi phi cơ của hãng hàng không El Al, khởi hành từ New York, Mỹ, về Tel Aviv, Israel, đang ở trên biên giới Thụy Sĩ – Pháp.
Thụy Sĩ điều hai chiến đấu cơ F-18 hộ tống phi cơ El Al, theo JPost. Hai chiếc F-18 quay trở lại căn cứ sau khi phi cơ El Al ra khỏi lãnh thổ Thụy Sĩ.
Video đang HOT
Theo truyền thông Israel, nhà chức trách Thụy Sĩ có động thái trên do xuất hiện thông tin nặc danh dọa đánh bom phi cơ El Al. Vladi Barrosa, người phát ngôn Skyguide, công ty giám sát không phận Thụy Sĩ, cho biết cảnh báo dường như do các phi công trên chuyến bay phát đi.
Phi cơ tiếp tục hành trình đến sân bay Ben Gurion ở Tel Aviv và không có tình trạng khẩn cấp nào được ban bố tại đây.
Như Tâm
Theo VNE
Nhật mua 100 chiến đấu cơ đối phó Trung Quốc
Chính phủ Nhật vừa quyết định chi 40 tỷ USD mua khoảng 100 máy bay chiến đấu trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc ngày càng leo thang ở biển Hoa Đông.
Một chiếc F-35 phiên bản Nhật Bản. Ảnh: Air force world
Một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết Tokyo sẽ tiếp xúc đồng thời với các tập đoàn vũ khí Nhật và nước ngoài vào đầu tháng 7 để bàn bạc về hợp đồng mua hơn 100 máy bay chiến đấu của nước này, theo Reuters.
Theo các nguồn tin quân sự giấu tên, hai công ty của Mỹ là Boeing và Lockheed Martin cùng tập đoàn công nghiệp Mitsubishi của Nhật Bản đã được mời tham gia vào dự án, có tên gọi chương trình máy bay chiến đấu F-3, với mục tiêu trang bị cho quân đội Nhật các chiến đấu cơ thuộc loại hiện đại nhất.
Các chiến đấu cơ này sẽ thay thế các máy bay chiến đấu đa năng F-2 của Mitsubishi hiện nay để phối hợp hoạt động cùng các tiêm kích F-35 của Lockheed mà Nhật đã đặt hàng và tiêm kích F-15J mà nước này đang nâng cấp.
Ngoài Boeing và Lockheed, các tập đoàn như Eurofighter, BAE Systems PLC và Leonardo Finmeccanica SpA vốn chế tạo máy bay chiến đấu Typhoon, và Saab AB của Thụy Điển, cũng là những đối tác tiềm năng.
Với giá trị lên tới 40 tỷ USD, chương trình F-3 là hợp đồng máy bay quân sự đắt giá nhất của Nhật gần đây, được khởi động trong bối cảnh Bắc Kinh ngày càng tỏ ra quyết đoán trên biển. Hiện, các máy bay chiến đấu của Trung Quốc vẫn tụt hậu so với các máy bay của Mỹ và đồng minh, nhưng các chuyên gia quân sự cho rằng việc Bắc Kinh tăng cường sức mạnh hải quân là nguyên nhân dẫn đến một chính sách an ninh mạnh mẽ hơn của Nhật dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Những phi công chiến đấu cơ thiệt mạng khiến thế giới tiếc nuối Nếu phi công nhìn chung được xem là nghề nguy hiểm bậc nhất thế giới, thì phi công lái máy bay chiến đấu cơ là những người phải đối mặt với các rủi ro chết người, những khoảnh khắc sinh tử nhiều hơn cả. Một số phi công chiến đấu cơ đã thiệt mạng trong khi đang làm nhiệm vụ, phụng sự tổ...