Thụy Sĩ có thể đại diện cho lợi ích ngoại giao của Ukraine tại Nga
Thụy Sĩ ngày 10/8 xác nhận Ukraine đã yêu cầu nước này đại diện ngoại giao cho họ tại Nga, đồng thời nhấn mạnh rằng phía Moskva nên đồng thuận để thỏa thuận được triển khai.
Thụy Sĩ có truyền thống lâu đời đại diện cho quyền lợi của các nước khác khi có mâu thuẫn. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin AFP, kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra vào ngày 24/2, Thụy Sĩ – một quốc gia luôn được biết đến với quan điểm trung lập – cho biết họ sẵn sàng hỗ trợ ngoại giao và đóng vai trò như một nhà trung gian.
Trong một tuyên bố ngày 10/8, Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ xác nhận Ukraine đã yêu cầu Bern đảm nhận một nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi cho Kiev ở Nga. Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ giải thích nhiệm vụ mà nước này đảm nhận sẽ cho phép các quốc gia duy trì quan hệ cấp thấp và cung cấp hoạt động lãnh sự cho công dân Ukraine tại Nga.
“Các cuộc đàm phán tương ứng đã hoàn tất”, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ trả lời thư điện tử hãng tin AFP. Tuy nhiên, người phát ngôn này không cung cấp thêm thông tin chi tiết về thời lượng hoặc nội dung của các cuộc đàm phán, nhấn mạnh rằng tính thận trọng là yếu tố cốt yếu trong nhiệm vụ lần này.
Thụy Sĩ vẫn cần phải có sự đồng thuận từ phía Nga. Tuy nhiên, cơ hội này tương đối mong manh do Moskva vẫn còn tức giận trước quyết định của Bern theo chân Liên minh châu Âu áp đặt lệnh trừng phạt Nga.
Thụy Sĩ từng đảm nhận vai trò đại diện ngoại giao cho một nước khác trong Chiến tranh Pháp-Phổ năm 1870-1871. Trong một số trường hợp mâu thuẫn khác, nước này cũng từng đại diện cho lợi ích ngoại giao của Mỹ ở Iran, đại diện cho Iran ở Canada và đại diện cho lợi ích của Nga tại Georgia.
WMO: Tháng 7 là một trong những tháng nóng kỷ lục
Ngày 9/8, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) của Liên hợp quốc cho biết tháng 7 vừa qua là một trong số những tháng 7 nóng nhất, với nhiệt độ toàn cầu ghi nhận tăng gần 0,5 độ C so với mức trung bình.
Hoàng hôn ở Bucharest, Romania, khi nhiệt độ lên tới ngưỡng 38 độ C, ngày 17/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới tại Geneva (Thụy Sĩ), người phát ngôn của WMO, bà Clare Nullis nêu rõ: "Thế giới vừa trải qua một trong số những tháng 7 nóng kỷ lục".
Dẫn số liệu của Cơ quan giám sát khí quyển châu Âu (Copernicus), bà Nullis cho biết tháng 7 là tháng mát hơn một chút so với tháng 7/2019 và nóng hơn một chút so với tháng 7/2016. Bà Nullis giải thích: "Sự chênh lệch (về nhiệt độ) giữa 3 tháng 7 này quá sít sao, cho nên chúng tôi gọi là 1 trong 3 tháng 7 nóng nhất".
Theo WMO, nền nhiệt toàn cầu trong tháng 7 vừa qua đã tăng 0,4 độ C so với mức trung bình ghi nhận từ năm 1991 đến năm 2020. Đáng chú ý, mùa hè tại châu Âu đã xảy ra các đợt nắng nóng và hạn hán, với lượng mưa thấp kỷ lục ở một số nước tại châu lục này. Bà Nullis cho biết tháng 7 vừa qua là tháng nóng nhất được ghi nhận ở Tây Ban Nha.
Theo các nhà khoa học, các đợt nắng nóng xảy ra thường xuyên hơn là chỉ dấu rõ ràng về tình trạng ấm lên trên toàn cầu. Hồi tháng trước, WMO cảnh báo các đợt nắng nóng đang hoành hành tại Đông Âu trở nên thường xuyên hơn và sẽ trở thành hiện tượng bình thường mới trong những thập kỷ tới.
Theo WMO, mặc dù nắng nóng hoành hành tại châu Âu và những nơi khác, song tháng 7 vừa qua không phá vỡ kỷ lục về nhiệt độ trên toàn cầu bởi nhiệt độ tại các khu vực khác như những khu vực nằm dọc phía Tây Ấn Độ Dương và phần lớn khu vực Trung Á và Australia thấp hơn so với mức trung bình.
Thụy Sĩ áp đặt các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga Ngày 3/8, Chính phủ Thụy Sĩ thông báo áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga liên quan tới chiến dịch quân sự của Moskva tại Ukraine, tiếp sau các biện pháp mới nhất của Liên minh châu Âu (EU) đối với vàng và các sản phẩm vàng. Vàng được trưng bày tại nhà máy Shchyolkovo của Tập đoàn kim...