Thụy Sĩ cho nghỉ hưu tiêm kích F-5E Việt Nam từng dùng
Không quân Thụy Sĩ quyết định cho 10 tiêm kích F-5E Tiger II nghỉ hưu sau khi phát hiện những máy bay có những vết nứt nghiêm trọng.
Theo truyền thông quốc gia Thụy Sĩ cho biết hôm 15/4, với con số máy bay nghỉ hưu này đã chiếm tới 1/3 phi đội tiêm kích Northrop F-5E Tiger II.
Việc rút 10 chiếc F-5E Tiger II ra khỏi phi đội xuất phát từ nguyên nhân sau khi tiến hành các cuộc thanh tra đã phát hiện ra những vết nứt xuất hiện trên máy bay. Kết quả này cũng trùng hợp với các cuộc điều tra trong tháng 1/2015. Tuy nhiên loại F-5F hai chỗ ngồi lại không có vấn đề.
Tiêm kích hạng nhẹ F-5E Tiger II.
Cùng với 10 chiếc tiêm kích F-5E Tiger II trên, còn có 6 chiếc khác cũng xuất hiện các vấn đề nứt. Nhưng trong tổng số 16 chiếc F-5E gặp vấn đề thì Thụy Sĩ chỉ quyết định sửa chữa 6 chiếc và đưa chúng trở lại phục vụ vào cuối quý I năm 2016. Còn 10 chiếc mới phát hiện sẽ được chuyển đổi mục đích sử dụng.
Trước đó, Thụy Sĩ đã từng lên kế hoạch cho nghỉ hưu tất cả các máy bay F-5 được phát triển từ những năm 1970 vào năm 2016, và thay thế chúng bằng Saab Gripen E. Song, kế hoạch này đã bị từ chối trong cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 5/2014 và không thể thực hiện được.
Diễn biến trên chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới sức mạnh không lực của Thụy Sĩ. Mặc dù không quân nước này vẫn đang sở hữu 32 chiếc tiêm kích F/A-18C/D Hornet, nhưng theo Bộ trưởng Quốc phòng Ueli Maurer đánh giá việc thất bại trong hợp đồng mua Gripen đã tạo ra những “lỗ hổng an ninh” cho quốc phòng của đất nước.
F-5E Tiger II là biến thể của dòng tiêm kích siêu âm hạng nhẹ F-5 do hãng Northrop sản xuất cho Không quân Mỹ. Tuy nhiên, người Mỹ không “khoái” tiêm kích hạng nhẹ, vì thế chúng chủ yếu dùng cho huấn luyện chiến đấu và xuất khẩu cho các đồng minh.
Sau năm 1975, Không quân Nhân dân Việt Nam đã thu giữ một số lượng lớn F-5E từ VNCH, và sử dụng chúng để bảo vệ Tổ quốc giai đoạn cuối những năm 1970, đầu 1980.
Tiêm kích hạng nhẹ F-5E Tiger II được thiết kế cho nhiệm vụ phòng không, trinh sát, tấn công mục tiêu mặt đất. Nó có chiều dài 14,45m, sải cánh 8,13m, cao 4,08m, trọng lượng cất cánh tối đa 11,1 tấn.
F-5E trang bị 7 giá treo (2 đầu mút cánh, 4 dưới cánh và 1 dưới thân – mang thùng dầu phụ) cho phép mang 3,2 tấn vũ khí gồm: 4 tên lửa đối không tầm ngắn AIM-9 hoặc tầm xa AIM-120; 2 tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick; 2 bệ phóng rocket LAU-61/68 với 19 đạn hoặc 2 bệ phóng LAU-5003 với 19 đạn hoặc 2 LAU-10 với 4 đạn 127mm hoặc 2 Matra với 18 đạn 68mm; hoặc nó có thể mang bom không điều khiển Mk80 series, bom chùm CBU, bom napan.
Video đang HOT
Theo Kiến Thức
Quân đội ta thu được bao nhiêu vũ khí sau 1975?
Sau ngày giải phóng (30/4), quân đội ta đã thu giữ được nhiều xe, pháo, máy bay, tàu chiến chiến lợi phẩm từ Quân đội Sài Gòn. Pháo binh Việt Nam 1975 mạnh cỡ nào?Su-30, UH-1A Không quân Việt Nam diễn tập bắn, ném.
Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, quân Mỹ đã viện trợ hàng nghìn xe tăng, máy bay, pháo, súng ống và hàng trăm tàu chiến cho Quân đội Sài Gòn. Sau năm 1975, chúng ta đã thu giữ được rất nhiều vũ khí chiến lợi phẩm phục vụ cho công cuộc bảo vệ tổ quốc, chiến đấu bảo vệ Tây Nam, biên giới phía Bắc và quần đảo Trường Sa.
Xe tăng, pháo
Theo số liệu từ hồi ký Đại thắng mùa xuân của Đại tướng Văn Tiến Dũng, Quân đội Sài Gòn gồm có 1,35 triệu quân (trong đó có 495.000 quân chủ lực, 475.000 quân địa phương, 381.000 quân phòng vệ dân sự).
Về mặt trang bị, theo số liệu quốc tế thì toàn bộ số quân này được Mỹ trang bị có gần 400 xe tăng và trên 1.500 xe bọc thép, 1.500 khẩu pháo kéo và pháo tự hành. Vũ khí cá nhân có súng trường tiến công M-16, súng phóng lựu M-79, súng máy hạng nhẹ.
Xe bọc thép chở quân M113 được quân đội ta sử dụng trên chiến trường Campuchia sau này.
Sau chiến thắng 30/4/1975, quân ta đã thu giữ được một số loại vũ khí (không rõ số liệu cụ thể) như: xe tăng hạng nhẹ M41; xe tăng chiến đấu hạng trung M48; xe bọc thép chở quân M113; xe bọc thép trinh sát V-150; xe bọc thép chỉ huy M577...
Trang bị pháo binh, quân ta thu giữ được lựu pháo 105mm, M114 155mm và pháo tự hành M107 175mm. Trong số này, loại M107 có thể chúng ta chỉ thu giữ được một số lượng rất ít, bởi pháo binh Quân đội Sài Gòn cũng không có nhiều loại này.
Về vũ khí cá nhân, theo số liệu quốc tế thì Mỹ viện trợ cho lính Sài Gòn khoảng 1 triệu khẩu M-16. Vì thế, số lượng mà ta thu giữ được chắc chắn không hề nhỏ. Ngoài ra, ta cũng thu được không ít súng phóng lựu M-79.
Ngoài ra, ta cũng thu được một số phương tiện xe vận tải như xe vận tải bánh lốp hạng trung M-35, xe vận tải bánh xích M578, xe jeep M151...
Máy bay
Tài liệu Lịch sử Không quân Nhân dân Việt Nam viết rằng, tính tới tháng 4/1975, Không quân Quân đội Sài Gòn được xây dựng và trang bị hiện đại. Đây được xem là một trong những lực lượng mạnh ở khu vực Đông Nam Á.
Ở thời điểm cao nhất, lực lượng này có 1.193 máy bay các loại (trong đó có 188 máy bay cường kích A-37, 126 tiêm kích F-5A/E, 594 trực thăng vận tải UH-1 , 32 máy bay vận tải hạng trung C-130 cùng một số loại khác).
Ngay trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, Quân chủng Phòng không - Không quân đã cử đoàn cán bộ vào tiếp cận các căn cứ không quân Quân đội Sài Gòn nhằm thu giữ máy bay, vũ khí phục vụ công tác bảo vệ tổ quốc sau này.
Tiêm kích F-5E trong Không quân Nhân dân Việt Nam trước giờ thực hiện nhiệm vụ bay.Nguồn: tạp chí Văn nghệ Quân đội
Tính tới tháng 5/1975, bộ đội ta đã thu được khoảng 877 máy bay, trong số đó có 20% (khoảng 250 chiếc) trong tình trạng tốt, sử dụng được ngay gồm:
- Máy bay chiến đấu: 23 A-37, 41 F-5 và 5 AD-6
- Máy bay vận tải/chở khách: 28 C-7A, 36 C-119, 7 C-130, 21 C-47, 3 DC-3, 5 DC-4 và 2 DC-6.
- Máy bay trinh sát: biến thể trinh sát tiêm kích RF-5, RC-47, 15 U-17, 41 L-19
- Máy bay huấn luyện: 18 T-41, 5 U-6A, 1 PL-1
- Trực thăng: 50 UH-1 và 5 CH-47.
Riêng ở sân bay Tân Sơn Nhất, ta thu được 76 máy bay vận tải quân sự các loại và 206 máy bay chiến đấu.
Phần còn lại đã bị phá hủy, bắn rơi hoặc bị lấy làm phương tiện tháo chạy. Ngoài ra, ta còn thu được vô số đạn dược (bom, tên lửa, rocket), máy móc linh kiện máy bay.
Với số máy bay mới này, không quân ta sau 1975 đã thành lập được thêm một số trung đoàn không quân phục vụ việc bảo vệ tổ quốc.
Tàu chiến
Nếu như các vũ khí lục quân, không quân ta thu giữ được rất nhiều, thì riêng đối với hải quân thì ta chỉ thu được một số lượng hạn chế. Do khi tháo chạy, lính quân đội Sài Gòn đã lấy tàu chiến, tàu vận tải, tàu đổ bộ dùng làm phương tiện bỏ chạy ra nước ngoài.
Tất nhiên, có một vài loại tàu lớn ta vẫn thu giữ lại và đưa vào sử dụng. Thậm chí, không ít trong số này vẫn phục vụ tích cực cho tới tận ngày nay.
Về lực lượng tàu chiến cỡ lớn, ta thu được một tàu khu trục hộ tống lớp Edsall có lượng giãn nước 1.590 tấn (Quân đội Sài Gòn đặt tên là HQ-04, sau ta đổi thành HQ-03), một khinh hạm lớp Barmegat có lượng giãn nước khoảng 2.500 tấn (ban đầu đặt tên là HQ-15, sau ta đổi thành HQ-01) và một vài tàu chiến cỡ nhỏ.
Tàu vận tải đổ bộ HQ-505 ta thu được từ hải quân Quân đội Sài Gòn được sử dụng trong cuộc chiến bảo vệ Trường Sa 1988.
Do đây đều là loại tàu do Mỹ sản xuất, nên hệ thống vũ khí trên tàu có phần không phù hợp với ta. Theo Lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam, sau 1975, ta đã tự cải tiến một vài tàu thay pháo Mỹ bằng pháo do Liên Xô sản xuất, trang bị thêm tên lửa đối không tầm thấp. Thậm chí, có tàu ta đã thử nghiệm trang bị tên lửa hành trình chống tàu để tăng sức mạnh.
Đối với tàu vận tải đổ bộ, ta thu được một số loại như: tàu đổ bộ hạng trung LSM-1 có lượng giãn nước 530 tấn (chở được 3-5 xe tăng và 59 lính); tàu đổ bộ cỡ lớn lớp LST-542 có lượng giãn nước 3.640 tấn và tàu đổ bộ lớp LST-491 có lượng giãn nước 3.698 tấn.
Điều đặc biệt, chiếc tàu đổ bộ mang số hiệu HQ-505 phục vụ trong Hải quân Nhân dân Việt Nam đã góp công lớn trong chiến dịch bảo vệ chủ quyền các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
Theo VNE