Thụy Sĩ cảnh giác với nguy cơ từ biến thể Delta
Ngày 25/6, ông Christoph Berger, người đứng đầu Ủy ban Liên bang về Tiêm chủng của Thụy Sĩ, cảnh báo nguy cơ từ biến thể Delta, song cũng cho rằng người dân không nên quá lo ngại vào thời điểm này.
Hiện Chính phủ Thụy Sĩ đang theo dõi hết sức chặt chẽ sự lây nhiễm của biến thể Delta trong bối cảnh tiêm chủng vẫn chưa đạt mức miễn dịch cộng đồng.
Biến thể Delta có thể chiếm tới 90% ca mắc COVID-19 mới tại EU vào cuối tháng 8/2021. Ảnh: dw.com
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, ông Berge khẳng định Thụy Sĩ đã chuẩn bị kỹ lưỡng ứng phó cho biến thể Delta của COVID-19 được biết là dễ lây lan hơn những biến thể khác, nhưng những người tiêm vaccine đầy đủ được bảo vệ gần như 90%.
Ông Berger cũng nhấn mạnh rằng tình hình ở Thụy Sĩ khác với Anh, nơi biến thể Delta đã trì hoãn kế hoạch nới lỏng các hạn chế. Các nhà chức trách Anh đã tiêm phòng cho nhiều người càng nhanh càng tốt với một liều, có lẽ là điều đúng đắn nên làm vào thời điểm đó, nhưng hiện nay mọi người cần được bảo vệ bằng hai mũi tiêm.
Video đang HOT
Biến thể Delta đang gây ra nhiều khó khăn cho công tác phòng chống dịch ở 1 số quốc gia nhưng hiện chỉ chiếm khoảng 2% các trường hợp dương tính ở Thụy Sĩ. Bà Virginie Masserey, người đứng đầu bộ phận kiểm soát nhiễm trùng tại Văn phòng Y tế Công cộng Liên bang, thừa nhận rằng sự lây lan của biến thể Delta phải được làm chậm lại trong thời gian cần thiết để tiêm chủng cho người dân.
Trên cơ sở diễn biến tích cực tình hình kiểm soát dịch bệnh, Hội đồng liên bang Thụy Sĩ ngày 23/6 đã quyết định tiếp tục nới lỏng mạnh hơn dự kiến trước đó các biện pháp hạn chế xã hội và quy định nhập cảnh Thụy Sĩ. Chính phủ Thụy Sĩ nhận định các bước nới lỏng trước đó từ 19/4 và 31/5 đã không có tác động tiêu cực. Tình hình dịch bệnh diễn biến khả quan với số ca nhiễm mới, ca nhập viện đều giảm mạnh. Khoảng 50% dân số trưởng thành sẽ được tiêm chủng đầy đủ vào cuối tháng 6/2021.
Việc triển khai tiêm chủng vẫn tiếp tục trên toàn quốc nhưng đã chậm lại. Tổng cộng, 7 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 đã được tiêm từ cuối tháng 12 đến ngày 23/6. Hơn 32% dân số được tiêm chủng đầy đủ 2 mũi và gần 17% người dân đã được tiêm 1 liều. Chỉ còn lại khoảng 51% dân số Thụy Sĩ chưa được tiêm phòng.
Dự báo đến tháng 8 biến thể Delta bao trùm châu Âu
Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) dự báo đến tháng 8-2021, biến thể Delta sẽ gây ra 90% các ca mắc COVID-19 mới tại châu lục này và kêu gọi đẩy nhanh tiêm ngừa.
Người dân London, Anh xếp hàng chờ tiêm vắc xin ngừa COVID-19 ngày 19-6 - Ảnh: REUTERS
"Biến thể Delta sẽ lây lan rộng rãi trong mùa hè, đặc biệt ở những người trẻ không được tiêm ngừa. Biến thể Delta dễ lây hơn các biến thể khác và chúng tôi ước tính vào cuối tháng 8-2021, nó sẽ chiếm 90% (số ca)" - Hãng tin AFP ngày 23-6 dẫn lời bà Andrea Ammon, giám đốc Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC), cho biết.
Theo ECDC, biến thể Delta (B.1.617.2), được phát hiện lần đầu ở Ấn Độ, có khả năng lây lan cao hơn 40 - 60% so với biến thể Alpha (.1.1.7), được phát hiện lần đầu tiên ở Anh.
Theo cơ quan này, cách tốt nhất để đối phó với sự lây lan của biến thể Delta và hạn chế các tác động kinh tế là đẩy nhanh chiến dịch tiêm vắc xin. Vẫn còn nhiều người thuộc các nhóm dễ tổn thương chưa được tiêm, trong khi nhiều nước đang chuẩn bị mở cửa trở lại.
Để chống lại sự lây lan của biến thể và giảm thiểu tác động đến sức khỏe, ECDC cho biết "điều rất quan trọng là phải triển khai vắc xin với tốc độ rất cao".
Cho đến nay, khoảng 33,9% người trưởng thành ở châu Âu đã được tiêm ngừa COVID-19 đầy đủ và 57,1% người tiêm ít nhất 1 liều.
"Ở giai đoạn này, điều quan trọng là liều thứ 2 được tiêm trong khoảng thời gian tối thiểu cho phép kể từ liều đầu tiên để tăng tốc độ bảo vệ những người dễ bị tổn thương" - bà Ammon nói.
ECDC cũng kêu gọi các quốc gia thận trọng trong việc nới lỏng các biện pháp hạn chế dịch.
"Bất kỳ sự nới lỏng nào cũng có thể dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng và đáng kể các ca bệnh ở tất cả các nhóm tuổi" - cơ quan này cảnh báo nguy cơ tái diễn tình hình vào mùa thu năm 2020.
Indonesia, Nga ghi nhận số ca mắc mới cao nhất trong 3 tháng qua Ngày 9/6, Indonesia và Nga thông báo đều ghi nhận số ca mắc COVID-19 mới trong 24 giờ qua ở mức cao nhất trong 3 tháng qua. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Yogyakarta, Indonesia ngày 8/6/2021. Ảnh: THX/TTXVN Cụ thể, Indonesia ghi nhận thêm 7.725 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua, số ca nhiễm...