Thuỵ Sĩ bình luận về khả năng cung cấp vũ khí cho Nga và Ukraine
Ban Thư ký Nhà nước Thuỵ Sĩ về các vấn đề kinh tế (SECO) cho biết nước này đã cấm xuất khẩu vũ khí sang Nga, và biện pháp tương tự cũng sẽ được áp dụng một phần với Ukraine.
Ảnh: Getty Images
Theo đài RT (Nga), trong tuyên bố hôm 24/11, SECO cho biết Thuỵ Sĩ đã tham gia gói trừng phạt mới nhất của Liên minh châu Âu (EU) nhằm vào Nga. Gói trừng phạt này đã được EU thông qua hồi đầu tháng 10.
Ngoài những hạn chế đó, Thụy Sĩ cũng đã áp lệnh cấm vận vũ khí với Nga, lệnh cấm này “được mở rộng một phần sang Ukraine vì lý do Thụy Sĩ là quốc gia trung lập”. Tuy nhiên, cơ quan này không nêu rõ những hạn chế nào sẽ được áp dụng đối với Kiev.
Các lệnh cấm vận vũ khí trên do Thuỵ Sĩ áp đặt dựa theo luật kiểm soát hàng hóa và vật liệu chiến tranh. Tuy nhiên, giờ đây các biện pháp này đã “được đưa vào quy định một cách rõ ràng liên quan đến tình hình xung đột Ukraine”, tuyên bố của SECO cho biết.
Gói trừng phạt thứ 8 của EU bao gồm cơ sở pháp lý để áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga, cũng như hạn chế đối với các sản phẩm thép, hàng không vũ trụ và các mặt hàng khác có ý nghĩa kinh tế quan trọng đối với Moskva.
Nguyên tắc trung lập là một trong những nền tảng chính sách đối ngoại của Thụy Sĩ. Theo nguyên tắc này, Bern sẽ không tham gia vào bất kỳ cuộc xung đột và không hỗ trợ bất kỳ bên nào về mặt quân sự. Tuần trước, Tổng thống Thụy Sĩ Ignazio Cassis đã phát tín hiệu rằng quốc gia này sẽ không cung cấp vũ khí cho Ukraine, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào các cuộc xung đột vũ trang bất chấp sức ép từ bên ngoài.
Video đang HOT
Hồi tháng 6, Thụy Sĩ cũng đã từ chối cho phép bên thứ 3 vận chuyển phương tiện quân sự có nguồn gốc từ quốc gia Bắc Âu này tới Kiev. Tuy nhiên, giới chức lưu ý các lô thiết bị quân sự chứa các bộ phận do Thuỵ Sĩ sản xuất vẫn có thể được cung cấp cho các công ty vũ khí châu Âu, ngay cả khi cuối cùng chúng có thể đến Ukraine.
Vào tháng 8, sau khi Thụy Sĩ tham gia các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga, Điện Kremlin tuyên bố nước này “đã mất đi tính trung lập”. Theo Moskva, điều này khiến quốc gia vùng Alpine không còn phù hợp để đóng vai trò trung gian hòa giải, đại diện cho các lợi ích ngoại giao của Ukraine ở Nga.
Phản ứng trước động thái trên, vào tháng 10, Hội đồng Liên bang Thụy Sĩ khẳng định Bern không phá vỡ truyền thống trung lập của quốc gia bằng cách áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga. Giới chức cho rằng các hạn chế này phù hợp với chính sách lâu dài của quốc gia.
Chiến sự Ukraine phủ bóng triển lãm quốc phòng tại Pháp
Một số nhà sản xuất quốc phòng cho biết chiến sự Ukraine đang là cơ hội tốt cho việc kinh doanh trong khi một số cho biết cuộc chiến đã phơi bày sự thiếu hụt năng lực sản xuất tại châu Âu.
Sau một thời gian bị gián đoạn vì đại dịch Covid-19, triển lãm quốc phòng Eurosatory vừa mới được khai mạc trở lại tại khu ngoại ô Villepinte ở phía bắc Paris (Pháp). Đây là triển lãm lớn nhất thế giới dành cho lực lượng bộ binh.
Xe tăng KF51 Panther của hãng Rheinmetall tại triển lãm Eurosatory. Ảnh REUTERS
Theo Reuters ngày 14.6, triển lãm năm nay thu hút các nhà sản xuất từ khoảng 60 quốc gia với nhiều loại vũ khí như xe tăng, xe bọc thép, thiết bị quân sự...
Kế bên gian hàng của Ukraine, nhà sản xuất Lockheed Martin của Mỹ trưng bày loại tên lửa chống tăng Javelin một cách tự hào như "người anh lớn bảo vệ cho em trai". Tên lửa này đang đóng vai trò chủ chốt trong lực lượng phòng vệ Ukraine chống lại Nga.
Khách tham quan xem tên lửa của Lockheed Martin. Ảnh AFP
Triển lãm năm nay vắng bóng nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới là Nga khi 3 nhà sản xuất đã rút khỏi sự kiện. Trong số 1.700 hãng tham dự, số lượng công ty từ các nước Baltic và Đông Âu đã tăng gấp đôi hoặc gấp ba.
Nhiều người tham dự cho biết nhu cầu vũ khí đang tăng mạnh khi các nước gửi vũ khí cho Ukraine cũng như để tăng cường kho vũ khí của họ.
Người dự triển lãm đi qua gian hàng của hãng KMW (Đức). Ảnh AFP
"Triển lãm năm nay là về Ukraine. Chiến tranh là điều tốt cho kinh doanh nhưng không phải là điều làm tôi vui", một nhà sản xuất châu Âu giấu tên cho biết.
Phát biểu mở màn triển lãm ngày 13.6, Tổng thống nước chủ nhà Emmanuel Macron nói rằng Pháp đang là một nền kinh tế thời chiến, đồng thời kêu gọi các cường quốc châu Âu học hỏi sai lầm từ quá khứ và tự phát triển ngành công nghiệp quốc phòng. "Chúng ta phải đi xa hơn, nhanh hơn và mạnh hơn nữa vì mệnh lệnh địa chính trị", ông Macron nói.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngồi trong buồng lái trực thăng H160M Guepard của Airbus. Ảnh AFP
Theo Reuters, nhiều nhà sản xuất nói rằng năng lực sản xuất đang bị thiếu hụt, đáng chú ý là tại châu Âu sau nhiều năm phụ thuộc vào nguồn vũ khí nhập khẩu, chủ yếu từ Mỹ. Một số nhà cung cấp nói không thể đáp ứng nhu cầu trang bị cho Ukraine đến năm 2024-2025.
Ông Elie Tenenbaum, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu an ninh tại Viện Quan hệ Quốc tế (trụ sở tại Paris) cho hay số lượng đạn mà lực lượng vũ trang Ukraine đang sử dụng trong một ngày nhiều hơn số lượng mà châu Âu có thể sản xuất trong một tháng.
Máy bay không người lái của Israel Aerospace Industries. Ảnh AFP
"Ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu hiện nay không đủ cho cuộc chiến chúng ta thấy tại Ukraine", ông Tenenbaum nói và dự đoán việc thiếu năng lực sản xuất đối với cả Ukraine và Nga có thể khiến tốc độ cuộc chiến bị chậm lại.
Báo Le Monde của Pháp ngày 13.6 đưa tin chính quyền nước này đang cân nhắc dự luật cho phép trưng dụng các nhà máy dân sự để tăng năng suất chế tạo vũ khí.
Ấn Độ gặp rủi ro quốc phòng khi hướng đến tự lực? Quan ngại về việc quá phụ thuộc vào thiết bị quân sự nước ngoài sản xuất, Ấn Độ đã cấm nhập khẩu nhiều hệ thống và bộ phận vũ khí khác nhau. Nhưng các chuyên gia cảnh báo quân đội Ấn Độ đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt thiết bị quân sự. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi khi công bố...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Brazil phát hiện cúm gia cầm ở chim hoang dã

EU tăng cường hiện diện ở biển Đen để ứng phó Nga

Oanh tạc cơ Trung Quốc lại đồn trú phi pháp ở Hoàng Sa?

Phía vợ Tổng thống Trump bác bỏ tin đồn con trai từng trượt Harvard

Đức hợp tác với EU 'đóng sập cánh cửa' Nord Stream: Nga đã hết đường xoay?

Binh sĩ Campuchia và Thái Lan nổ súng tại biên giới, có thương vong

Tổng thống Trump phản ứng khi được hỏi về thuật ngữ 'thương mại TACO'

Thông tin mới về sức khỏe của 2 phi hành gia từng mắc kẹt trên vũ trụ suốt 9 tháng

Bastogne - Nơi ký ức chiến tranh hồi sinh trong nhịp sống hiện đại

IISS đánh giá khả năng Trung Quốc dùng biện pháp quân sự với Đài Loan

Thủ tướng Nhật Bản hy vọng mở rộng CPTPP

Chuyện gì xảy ra với tàu chiến hạ thủy ở Triều Tiên theo góc nhìn chuyên gia?
Có thể bạn quan tâm

Marcus Rashford tháo chạy khỏi MU sang Barcelona
Sao thể thao
22:23:14 29/05/2025
Truy nã Huỳnh Bảo Minh, cựu Chủ tịch HĐTV Công ty Huỳnh Phước
Pháp luật
22:09:19 29/05/2025
Ngô Thanh Vân được chồng kém 11 tuổi khen, Mạnh Trường hạnh phúc bên vợ con
Sao việt
22:07:31 29/05/2025
Brad Pitt già nua ở tuổi 62, lần đầu nói về bạn gái kém 27 tuổi và Angelina Jolie
Sao âu mỹ
22:04:41 29/05/2025
Cứu kịp thời học sinh lớp 7 trôi trên biển sau khi gia đình báo mất tích
Tin nổi bật
22:04:13 29/05/2025
Sao nam đình đám đã căng: Tố chị em Từ Hy Viên là "u ác tính của showbiz"
Sao châu á
21:54:13 29/05/2025
Bùng nổ tranh cãi: "Những điều SOOBIN vừa làm được, Sơn Tùng đã xong từ năm 21 tuổi"
Nhạc việt
21:45:29 29/05/2025
Ngọc Huyền 'quên sạch lời thoại' khi nhìn thấy Duy Hưng diễn cảnh quát vợ
Hậu trường phim
21:35:48 29/05/2025
Hero Xpulse 160: Xe côn tay địa hình lộ diện với thiết kế thể thao, giá rẻ
Xe máy
21:21:30 29/05/2025
Top 10 mẫu ô tô bán chạy nhất 4 tháng đầu năm 2025 tại Việt Nam
Ôtô
21:12:30 29/05/2025