Thủy sản – “cứu cánh” cho tăng trưởng nông nghiệp
Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, bên cạnh lâm sản, thủy sản sẽ là khu vực “bệ đỡ” cho mục tiêu tăng trưởng cũng như mục tiêu xuất khẩu (XK) toàn ngành nông nghiệp nửa cuối năm 2019.
Gặp khó thị trường, vẫn bứt phá
Theo thống kê của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT), giá trị XK thủy sản tháng 6/2019 ước đạt 794 triệu USD, đưa giá trị XK thủy sản 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt gần 4 tỷ USD, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong bối cảnh nhu cầu nhập khẩu của các thị trường lớn như Nhật Bản, EU và Mỹ không có nhiều dấu hiệu tích cực thì con số 4 tỷ USD đã thể hiện nỗ lực lớn của ngành thủy sản. Ông Như Văn Cẩn – Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản ( Tổng cục Thủy sản) nêu quan điểm, nửa đầu năm, ngành tôm Việt đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ, đặc biệt về giá cả.
Điều này xuất phát từ câu chuyện trong nửa đầu năm, giá thức ăn cho tôm tăng tới 2 lần. Bên cạnh đó, giá điện được điều chỉnh tăng từ cuối tháng 3 cũng tác động tới chi phí sản xuất. Thực tế, chi phí sản xuất tôm đã tăng tới 4.000 đồng/kg. Ngoài ra, nuôi tôm vẫn chủ yếu quy mô hộ nhỏ lẻ, hệ thống liên kết chuỗi chưa tốt như cá tra, khi biến động thị trường xảy ra dễ gây bất lợi cho người sản xuất.
Xuất khẩu thủy sản đạt con số ấn tượng trong 6 tháng đầu năm 2019. Ảnh: Phạm Thị Oanh
“Thời gian tới, dự báo vẫn thấy khả năng tốt với ngành tôm khi những tháng cuối năm đã qua mùa tôm chính của thị trường đối thủ là Ấn Độ. Tuy nhiên, điểm mấu chốt nhất là toàn ngành phải nỗ lực tập trung nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm. Điều này cần sự vào cuộc của nhiều bộ, ngành, các cấp” – ông Cẩn nói.
Với mặt hàng cá tra, ông Cẩn phân tích, các hệ thống rào cản thương mại đã được dựng lên khá nhiều, điển hình là từ thị trường lớn Mỹ. Bài toán đặt ra với cá tra Việt là phải đổi mới liên tục, nỗ lực mới đảm bảo được sức cạnh tranh trên sân chơi quốc tế minh bạch. Ngoài tôm, cá tra, ông Cẩn cho rằng, nhuyễn thể cũng là mặt hàng có tiềm năng rất lớn, đặc biệt tại các tỉnh ven biển, cần chú trọng hơn phát triển mặt hàng này.
“Trong bối cảnh khó khăn, cần đặc biệt tập trung đẩy mạnh, nhanh hơn ở những ngành hàng đang có dư địa như khai thác, nuôi trồng thủy sản. Mặc dù giá thủy sản thế giới đang không cao, nhưng vẫn còn dư địa để tập trung phát triển” – Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
Nỗ lực gỡ “thẻ vàng”
Video đang HOT
Tổng cục Thủy sản nhận định, nửa cuối năm 2019 đã xuất hiện một số yếu tố thuận lợi cho XK thủy sản, điển hình như tăng trưởng XK tại một số thị trường sau khi Hiệp định ối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực.
Ngoài ra, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) vừa ký kết cũng có tác động mở ra thêm nhiều cơ hội cho thủy sản XK. Gần đây Chính phủ Mỹ đã áp thuế 25% lên các mặt hàng thủy sản từ Trung Quốc, đặc biệt là trong phân khúc các sản phẩm thủy sản chế biến có giá trị gia tăng cao vốn là thế mạnh của nước này. Tuy nhiên, đây sẽ trở thành cơ hội cho các quốc gia khác đẩy mạnh XK thủy sản vào thị trường Mỹ, trong đó có Việt Nam.
Trong khi sản phẩm tôm từ một số công ty của Việt Nam đã được Chính phủ Mỹ gỡ áp thuế chống phá giá, thì sản phẩm cá tra lại bị tăng lên. Do đó, về ngắn hạn, các doanh nghiệp nên đẩy mạnh XK tôm sang thị trường này, tăng cường mở rộng XK cá tra sang các thị trường truyền thống khác như Trung Quốc, EU và ASEAN.
Để đạt được mục tiêu đề ra, Tổng cục Thủy sản sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để tháo gỡ các rào cản thương mại, mở rộng thị trường XK, bao gồm thị trường Mỹ, EU, Trung Đông; tăng cường xúc tiến thương mại quảng bá về các ngành hàng XK chủ lực của Việt Nam; tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong khai thác và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch trên tàu cá, đặc biệt là công tác bảo quản sản phẩm thủy sản trên tàu cá, gia tăng giá trị sản phẩm thủy sản XK từ khai thác…
Ông Nguyễn Ngọc Oai – quyền Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản nhấn mạnh: “Gỡ thẻ vàng cho hải sản XK sang thị trường EU được coi là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng bởi không gỡ thẻ vàng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự ngành thủy sản trên trường quốc tế, đến đời sống của bà con nhân dân”.
Theo Danviet
Xuất khẩu thủy sản: Cơ hội từ thương chiến Mỹ - Trung
Theo Bộ Công Thương, việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu đối với thủy sản Trung Quốc trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa hai nước có thể là cơ hội đối với ngành thủy sản Việt Nam tại thị trường Mỹ. Vấn đề còn lại là các doanh nghiệp đổi mới sản xuất như thế nào để đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
Xuất khẩu cá tra tăng, tôm giảm
Theo thống kê của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT), giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 5/2019 ước đạt 728 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu thủy sản 5 tháng đầu năm 2019 ước đạt 3,2 tỷ USD, giảm 1,7 % so với cùng kỳ năm 2018. Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2019, chiếm 53,7% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản.
Trong khi kim ngạch xuất khẩu thủy sản 5 tháng đầu năm 2019 giảm thì giá trị nhập khẩu mặt hàng này lại tăng, cụ thể, tổng giá trị thủy sản nhập khẩu 5 tháng đầu năm 2019 đạt 735 triệu USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2018.
Xuất khẩu thủy sản có thể tăng trong thời gian tới. Ảnh: T.L
Đối với hai mặt hàng chính là tôm và cá tra, 4 tháng đầu năm 2019 xuất khẩu cá tra mặc dù giảm 7% về lượng, nhưng vẫn tăng 0,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước do giá xuất khẩu mặt hàng cá tra quý I/2019 tăng mạnh. Tuy nhiên, trong 4 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu tôm giảm mạnh do phải cạnh tranh gay gắt với tôm của các nước xuất khẩu khác như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia.
Theo tính toán của Tổng cục Hải quan, 4 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu tôm đạt 92.860 tấn, trị giá 839,28 triệu USD, giảm 10,3% về lượng và giảm 16% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Đáng lưu ý, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc vẫn khá triển vọng, dự kiến đạt kim ngạch 1,5 tỷ USD trong năm 2019. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc vẫn tăng đều đặn từng năm với sản lượng khoảng hơn 3 triệu tấn.
Người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng sản phẩm nước ngoài và khai thác tự nhiên do lo ngại về an toàn thực phẩm. Đặc biệt, họ sẵn sàng bỏ tiền ra mua các sản phẩm đã được thị trường Mỹ và châu Âu chấp nhận. Điển hình như sản phẩm cá tra Việt Nam từ ngày vào Mỹ đã tăng mức tiêu thụ tại Trung Quốc.
Một tín hiệu lạc quan là số lượng xuất khẩu cá tra Việt Nam vào thị trường châu EU tăng mạnh khi các doanh nghiệp đã đáp ứng được nhu cầu của họ. Đặc biệt là giá trị xuất khẩu cá tra tăng ở các thị trường Hà Lan, Anh, Đức và Bỉ. Trong đó, sản phẩm cá tra giá trị gia tăng, sản phẩm cá tra được dán nhãn ASC (Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản) đang có xu hướng được ưa chuộng và có giá nhập khẩu cao hơn so với các sản phẩm khác.
Cơ hội từ chiến tranh thương mại
Trong báo cáo triển vọng các thị trường thực phẩm, Tổ chức Nông Lương Liên Hợp quốc (FAO) dự báo lượng thương mại thủy sản quốc tế giảm 2,6% trong năm 2019, mặc dù trị giá có thể tăng 0,9% lên 164,5 tỷ USD.
Chế biến cá tra xuất khẩu tại An Giang. Ảnh minh hoạ: I.T
Đồng thời, sản xuất thủy sản toàn cầu duy trì ổn định ở mức khoảng 177,8 triệu tấn. Tiêu dùng thủy sản đầu người trên toàn thế giới dự báo ổn định ở mức 20,5kg/người/năm. Như vậy cơ hội cho thủy sản Việt Nam tăng tốc thâm nhập vào các thị trường vẫn còn rất lớn.
Theo dự báo của Bộ Công Thương, trong thời gian tới xuất khẩu cá tra sang các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, ASEAN... sẽ tăng, nhưng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc sẽ gặp khó khăn. Việc Mỹ tăng thuế đối với thủy sản nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ có tác động lớn đến xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc.
Do đó, các sản phẩm thủy sản của Trung Quốc sẽ quay trở lại phục vụ thị trường nội địa, đặc biệt là mặt hàng cá rô phi. Điều này có thể sẽ tác động đến nhu cầu nhập khẩu cá tra của Trung Quốc.
Trong khi đó, xuất khẩu tôm sẽ tiếp tục đối mặt với khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường và giá sẽ tiếp tục ở mức thấp. Do từ đầu năm 2019 đến nay thời tiết khá thuận lợi, nguồn cung tôm từ các nước nuôi tôm có sản lượng lớn như Ấn Độ, Ecuado, Indonesia, Thái Lan... đều tăng so với cùng kỳ năm 2018.
Từ tháng 6/2019 nguồn cung tôm cung cấp ra thị trường toàn cầu sẽ tăng mạnh do các nước sản xuất lớn vào vụ thu hoạch, do đó, giá tôm sẽ tiếp tục ở mức thấp.
Tuy nhiên, Bộ Công Thương nhận định, việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu đối với thủy sản Trung Quốc lại là cơ hội đối với ngành thủy sản Việt Nam tại thị trường Mỹ. Để bù đắp nguồn cung giá cao do bị áp thuế ở mức cao từ thị trường Trung Quốc, các nhà nhập khẩu nước này sẽ buộc phải tìm kiếm nguồn cung thay thế để đối phó với tình trạng giá thủy sản tại Mỹ tăng.
Bên cạnh đó, Trung Quốc đã phê duyệt cho 33 mặt hàng thủy sản của Việt Nam được miễn thuế khi xuất khẩu vào Trung Quốc. Trong đó bao gồm nhiều mặt hàng thủy sản thế mạnh của Việt Nam như: Tôm hùm, tôm sú, tôm biển, cá basa, cá nục gai, cá ngừ đại dương, bạch tuộc... Đây là cơ hội để thủy sản Việt Nam khai thác tốt hơn nữa thị trường Trung Quốc.
Tuy nhiên, thị trường này ngày càng yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng và nguồn gốc sản phẩm. Trung Quốc đã đầu tư xây dựng, nâng cấp các phòng kiểm nghiệm, kiểm dịch chất lượng hàng hóa quy mô lớn tại khu vực giáp biên với trang thiết bị hiện đại, có năng lực kiểm định không thua kém các cơ sở của nước phát triển khác như Mỹ, Nhật Bản, EU.... Theo kế hoạch, từ ngày 1/10/2019, các lô hàng thực phẩm nhập khẩu vào Trung Quốc đều phải có chứng thư xuất khẩu đi kèm.
Do đó, các doanh nghiệp cần chú ý đến phương thức sản xuất và xuất khẩu. Cụ thể, cần lưu ý các yêu cầu mới về chất lượng, truy xuất nguồn gốc cũng như các quy định, tiêu chuẩn về bao bì, đóng - ghi nhãn hàng hóa và mã vạch vùng miền để xuất khẩu bền vững cũng như nâng cao giá trị gia tăng.
Theo VASEP, đối với mặt hàng tôm, muốn tăng sức cạnh tranh, người nuôi tôm cần hướng tới nuôi tôm sạch đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế thị trường yêu cầu như ASC, BAP... để dễ thâm nhập vào các hệ thống phân phối thủy sản cao cấp, có giá tiêu thụ tốt.
Các giải pháp cần thiết trong thực tế trước mắt là: Kiểm soát chặt chẽ chế phẩm nuôi tôm và chỉ cho lưu thông trên thị trường chất lượng tôm giống tốt. Nhân rộng mô hình nuôi tôm mới thành công như nuôi tôm hai giai đoạn nhằm giảm rủi ro. Bên cạnh đó, cần tính toán đến giải pháp tiết kiệm điện, nước, cải tiến hệ thống quạt giảm hao phí điện. Tính toán mức thức ăn phù hợp để giảm tỷ lệ chuyển đổi và giảm ô nhiễm môi trường. Ở các địa phương có nhiều hộ nuôi tôm nhỏ lẻ cần hướng tới thành lập các tổ hợp tác để tập trung thành một đầu mối mua vật tư thủy sản nuôi tôm với số lượng nhiều và giá rẻ hơn.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường lưu ý các địa phương có giải pháp vận động, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp tham gia liên kết chuỗi, kiểm soát tốt quy hoạch, không để xảy ra tình trạng tăng diện tích ương nuôi tôm, cá tra vượt kiểm soát. Đặc biệt, cần tiếp tục đẩy mạnh liên kết tất cả công đoạn của chuỗi giá trị để gắn kết sản xuất với tiêu thụ, kịp thời thông tin về thị trường để chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp, hạn chế rủi ro mất cân bằng trong cung cầu.
Theo Danviet
Doanh nghiệp thủy sản xoay xở biến da cá, mỡ cá thành tiền Năm 2018 ngành thủy sản với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 9 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm 2017. Năm 2019 này, dự báo ngành sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn dù được đánh giá "nếu tận dụng lợi thế ưu đãi từ CPTPP xuất khẩu tôm và cá tra sẽ có nhiều ưu đãi về thuế"... "Chớp"...