Thủy quân lục chiến Mỹ thiết kế tàu chiến mới có khả năng đưa lính thủy đánh bộ từ biển vào thẳng bờ
Các tàu này sẽ hoạt động độc lập với các nhóm sẵn sàng đổ bộ (ARG) mà các đơn vị viễn chinh thủy quân lục chiến Mỹ thường triển khai.
Hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ đang tìm cách thay đổi cách đổ bộ có từ thời Chiến tranh Lạnh của họ. Thủy quân lục chiến đã phê duyệt các yêu cầu cơ bản đối với tàu đổ bộ hạng nhẹ (LAW) và đang xem xét một lớp tàu đổ bộ nhỏ hơn.
Tàu đổ bộ lớp America nguyên gốc không có khoang hở phía sau. Ảnh: USNI
Theo đó, các tàu chiến đổ bộ hạng nhẹ sẽ hỗ trợ ARG, các quan chức hải quân Mỹ nói với các phóng viên Business Insider. Lực lượng này có thể dưới sự lãnh đạo của một chỉ huy hải đội.
Video đang HOT
Các con tàu sẽ được thiết kế để chuyên biệt cho nhiệm vụ đi vòng quanh những gì được gọi là chuỗi đảo đầu tiên – các quần đảo nằm sát biển Hoa Đông, trải dài từ Nhật Bản đến Hàn Quốc – mang theo các trung đoàn thủy quân lục chiến mới. Các trung đoàn đang được thử nghiệm tại Hawaii sẽ bao gồm lực lượng bộ binh, hậu cần và phòng không.
Kế hoạch đóng tàu của hải quân Mỹ kêu gọi đầu tư khoảng 1,5 tỷ đô la từ năm 2022 đến năm 2026 để đóng 10 trong số các tàu đổ bộ hạng nhẹ, được gọi là LAW, mỗi tàu dài khoảng 70m. Đó chỉ là một phần nhỏ trong kế hoạch trị giá 147 tỷ USD đóng mới 82 tàu hải quân trong thời gian 5 năm đó.
Được biết, các tướng lĩnh thủy quân lục chiến Mỹ đã giới thiệu tóm tắt với các phóng viên về kế hoạch trong tuần này, mô tả LAW là “mảnh ghép còn thiếu” giữa các tàu tấn công đổ bộ của hải quân Mỹ và các đầu nối giữa tàu với bờ. Bản thân chiếc tàu chiến đổ bộ hạng nhẹ sẽ đóng vai trò như một đầu nối, như một tướng lĩnh hải quân Mỹ cấp cao đã nói – có thể di chuyển quãng đường xa hơn so với tàu đổ bộ hiện có.
Các kế hoạch được công bố vào mùa xuân này yêu cầu con tàu có thể hoạt động ở tốc độ 14 hải lý / giờ trong khoảng cách tối thiểu 3.500 hải lý. Các con tàu phải có khả năng “chịu đựng các đợt triển khai kéo dài tới vài tuần và quá cảnh xuyên đại dương”, phần trình bày của hải quân Mỹ cho biết.
Mỹ, Nhật diễn tập chống đổ bộ chiếm đảo
Binh sĩ Mỹ và Nhật Bản tham gia hai cuộc diễn tập chung quy mô lớn đối phó kịch bản đối phương đổ bộ lên các hòn đảo xa xôi.
Lực lượng Phòng vệ Lục quân Nhật Bản (JGSDF) và thủy quân lục chiến Mỹ hôm nay bắt đầu diễn tập Forest Light tại tỉnh Niigata và Gunma, dự kiến kéo dài hết 18/12. Lực lượng hai nước triển khai trực thăng CH-47 và MV-22, biến thể trực thăng lai V-22 của thủy quân lục chiến, tham gia diễn tập.
Cùng ngày, quân đội Mỹ và Nhật Bản mời truyền thông quan sát cuộc diễn tập Yama Sakura tại tỉnh Kumamotom, phía tây nam Nhật Bản. Diễn tập Yama Sakura diễn ra ngày 2-15/12 với sự tham gia của khoảng 4.000 binh sĩ JGSDF và 1.000 lính Mỹ. Binh sĩ thuộc các đơn vị đóng quân ở xa tham gia diễn tập trực tuyến.
Binh sĩ Nhật Bản và Mỹ chuẩn bị khí tài cho diễn tập Forest Light, ngày 5/12. Ảnh: USMC .
Hai cuộc diễn tập đều tập trung vào kịch bản quân đội Mỹ và Nhật phối hợp tiến hành các hoạt động phản công chống lại đợt đổ bộ của kẻ thù lên những hòn đảo xa xôi.
Trung tá Neil Berry, chỉ huy tiểu đoàn 3 thủy quân lục chiến Mỹ, cho biết binh sĩ hai nước tham gia nhiều đợt huấn luyện tương tác, "nghiên cứu khả năng nắm bắt và bảo vệ các địa hình biển quan trọng" nhằm đối phó "bất cứ kẻ thù nào xuất hiện trong khu vực".
Yama Sakura được tổ chức từ năm 1982 và là một trong những cuộc diễn tập chung lớn nhất của Mỹ và Nhật Bản. Trung tướng Ryoji Takemoto, tư lệnh quân khu phía tây của JGSDF, cho rằng việc cải thiện khả năng hiệp đồng tác chiến Mỹ - Nhật là nhiệm vụ cấp bách vì một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở.
Vị trí nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư. Đồ họa: Reuters .
Các cuộc diễn tập chung chống đổ bộ chiếm đảo của Mỹ và Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường hoạt động trên biển Hoa Đông, đặc biệt quanh nhóm đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Trung Quốc nhiều lần điều tàu hải cảnh áp sát nhóm đảo tranh chấp những tháng qua với thời gian dài hơn mọi năm.
Trung tướng Kevin Schneider, chỉ huy lực lượng Mỹ tại Nhật Bản, ngày 26/10 cho biết có thể điều binh sĩ tới bảo vệ nhóm đảo tranh chấp hoặc ứng phó các cuộc khủng hoảng hay tình huống bất ngờ khác. Tuy nhiên, tướng Schneider không nêu chi tiết cơ chế đưa lực lượng Mỹ tới bảo vệ nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Quân đội Mỹ tìm mua máy bay cổ để huấn luyện Thủy quân lục chiến Mỹ tìm mua vận tải cơ An-2 ra đời sau Thế chiến II để đóng vai quân địch, giúp binh sĩ làm quen trong chiến đấu. Bộ Quốc phòng Mỹ tuần trước đăng thông báo trên website mời thầu của chính phủ, cho biết đang tìm mua máy bay cánh bằng dùng động cơ cánh quạt để biên chế...