Thủy quân lục chiến Mỹ đối với quân đội Trung Quốc nay còn nguy hiểm hơn
Các chuyên gia quân sự cảnh báo rằng các lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương nhanh hơn và gọn nhẹ hơn là mối đe dọa đối với Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc (PLA).
Kế hoạch của Thủy quân lục chiến Mỹ được phát triển nhằm giải quyết các kịch bản xung đột có thể xảy ra với hải quân Trung Quốc ở Thái Bình Dương.
Bộ Tư lệnh Phát triển Chiến đấu của Thủy quân lục chiến tuần này đã vạch ra kế hoạch 10 năm với chủ trương giảm quân số 12.000 người và loại bỏ hầu hết các tiểu đoàn pháo binh và xe tăng hạng nặng để tập trung phát triển các đơn vị cơ động.
Các hệ thống không người lái và tên lửa chống hạm di động là trung tâm của chiến lược mới, được phát triển đặc biệt để giải quyết các xung đột có thể xảy ra với PLA ở vùng biển ven bờ.
Kế hoạch cho một diện mạo mới của Thủy quân lục chiến Mỹ đã được phát triển nhằm giải quyết các kịch bản xung đột có thể xảy ra với hải quân Trung Quốc ở Thái Bình Dương.
SCMP dẫn lời Lý Kiệt, một chuyên gia hải quân ở Bắc Kinh, nói xem xét các cuộc xung đột với quân đội Trung Quốc xung quanh các đảo và rạn san hô đang tranh chấp ở biển Hoa Đông và biển Đông có thể là một phần trong tính toán của Mỹ.
Kế hoạch mới sẽ giúp thủy quân lục chiến Mỹ đáp ứng các yêu cầu mới của trận chiến hiện đại liên quan đến khía cạnh đa lĩnh vực [trên không, trên bộ, trên biển, không gian và không gian mạng] trong cả cạnh tranh và xung đột vũ trang, chắc chắn sẽ gây ra mối đe dọa lớn cho hải quân và không Trung Quốc và không quân, ông nói.
Video đang HOT
Trong một cuộc phỏng vấn với Tạp chí Phố Wall hồi đầu tháng này, Tư lệnh Thủy quân lục chiến Mỹ David Berger nói kế hoạch mà ông bắt đầu thiết kế vào mùa hè năm ngoái đã được thúc đẩy từ một Trung Quốc đang trỗi dậy.
Về mặt năng lực quân sự, Trung Quốc là mối đe dọa”, ông Berger nói. “Nếu chúng tôi không làm gì, chúng tôi sẽ bị qua mặt”.
PLA đã tiến hành một cuộc cải tổ quân đội chưa từng có – bao gồm giảm 300.000 binh lính – vào năm 2015, nhưng hải quân của họ ước tính sẽ mở rộng từ hai lên tám lữ đoàn, với tổng số khoảng 40.000 binh sĩ, theo tổ chức tư vấn Jamestown Foundation có trụ sở tại Mỹ.
Theo kế hoạch của Berger, Quân đoàn Thủy quân Lục chiến Mỹ sẽ cắt giảm khoảng 7% trong số 182.000 binh sĩ hiện có vào năm 2030, với số lượng tiểu đoàn bộ binh giảm từ 24 xuống 21. Các khẩu đội pháo sẽ giảm từ 21 còn 5 và các đại đội xe lội nước từ sáu còn bốn. Cũng sẽ có ít máy bay vận tải hạng nặng MV-22 Osprey hơn.
Thủy quân lục chiến nói họ muốn tăng 300% tên lửa chống hạm được trang bị bệ phóng Hệ thống tên lửa cơ động cao (HMARS).
Chuyên gia quân sự ở Bắc Kinh Châu Trần Minh nói kế hoạch của thủy quân lục chiến Mỹ không chỉ nhắm vào một Trung Quốc đang trỗi dậy mà còn tìm cách củng cố khả năng cạnh tranh với các đối thủ đang thay đổi.
Là một lực lượng đặc biệt của một siêu cường, Thủy quân lục chiến Mỹ đã điều chỉnh hệ thống kể từ sau chiến tranh vùng Vịnh vào đầu những năm 1990, với các phương tiện bọc thép hạng nặng như xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 đang được triển khai đến chiến trường Trung Đông, ông Châu nói.
Bây giờ họ thực sự cần phải cắt giảm quy mô của cả các đơn vị vũ khí và đơn vị chiến đấu nếu họ tác chiến với tư cách là lực lượng duyên hải đa phương thức (hải, lục, không quân).
Mục tiêu cuối cùng của kế hoạch cải tổ là thiết kế lại Thủy quân lục chiến Mỹ để phù hợp với chiến lược Ấn Độ- Thái Bình Dương nhằm kiềm chế một Trung Quốc đang trỗi dậy, theo nhà quan sát quân sự Trì Lạc Nghĩa ở Đài Bắc.
“Quân đội Mỹ nhận thức về khủng hoảng rất rõ ràng. Họ sẽ không để cho đối thủ chính, PLA, có bất kỳ cơ hội giành được bất kỳ lợi thế nào. Đó là lý do tại sao họ rất hùng mạnh”, ông Trì nói.
ANH MINH
Mỹ và Đài Loan chốt giá mua bán 250 tên lửa Stinger, Trung Quốc có hoảng?
Mỹ và Đài Loan đã thống nhất được giá trị thỏa thuận mua bán 250 tên lửa Stinger, loại vũ khí được cho có khả năng khiến quân đội Trung Quốc nể sợ.
Theo thông tin được tờ Liberty Times đăng tải vào hôm nay (18/3), tổng giá trị mua bán 250 tên lửa Stinger giữa Mỹ và Đài Loan là 442 triệu USD. Dự kiến Mỹ sẽ chuyển cho Đài Loan số tên lửa trên vào cuối tháng 3/2026.
Lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ sử dụng tên lửa Stinger trong một cuộc tập trận tại California. (Ảnh: US Marine Corps)
Hồi năm ngoái, chính quyền của Tổng thống Donald Trump cho biết Mỹ đã sẵn sàng bán các tên lửa đất đối không vác vai Stinger cho Đài Loan. Tới ngày hôm qua (17/3), quân đội Đài Loan đã thống nhất chi trả một phần trong thỏa thuận mua tên lửa Stinger của Mỹ tương đương 215 triệu USD.
Ban đầu, hải quân Đài Loan muốn trang bị toàn bộ số tên lửa mới trên các chiến hạm và đặt tại căn cứ của lực lượng thủy quân lục chiến. Nhưng sau đó, quân đội Đài Loan đã lên tiếng yêu cầu hiện đại hóa kho tên lửa Stinger sẵn có.
Theo quân đội Đài Loan, tên lửa FIM-92F Stinger là vũ khí hiệu quả để ngăn chặn các lực lượng quân sự Trung Quốc bởi nó sẽ giúp cải thiện năng lực phòng không tầm ngắn và tăng tổn thất cho phía không quân đối phương.
Ngoài các tên lửa Stinger, Mỹ sẽ chuyển giao cả 108 hệ thống phóng cùng 108 hệ thống radar "nhận diện bạn và thù" (IFF) cho phía Đài Loan.
Lâu nay, Trung Quốc chỉ xem Đài Loan là một tỉnh ly khai và sẵn sàng dùng vũ lực để sáp nhập vào lãnh thổ đại lục.
Căng thẳng giữa Bắc Kinh - Đài Bắc lên đỉnh điểm kể từ khi Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào năm 2016 và đưa bà Thái Anh Văn trở thành nhà lãnh đạo của Đài Loan. Việc DPP giành quyền lãnh đạo Đài Loan khiến mọi hy vọng của chính phủ Trung Quốc trong việc tăng cường các mối quan hệ kinh tế giữa hai bên để đổi lại người dân Đài Loan ngày càng ủng hộ nỗ lực thống nhất chính trị, tiêu tan thành mây khói.
Để gia tăng thêm sức ép ngăn cản các lực lượng ủng hộ dân chủ ở Đài Loan, Trung Quốc đã tái triển khai chiến dịch cô lập ngoại giao bằng cách thuyết phục một số nước thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan từ bỏ quan hệ với hòn đảo này. Bên cạnh đó, quân đội Trung Quốc cũng tăng cường tiến hành tập trận bên trong và xung quanh eo biển Đài Loan.
Minh Thu (lược dịch) ( Infornet )
Thổ Nhĩ Kỳ chặn 5 chiến đấu cơ Nga bay vào không phận Trang Avia.pro mới đây đưa tin cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ đã từ chối cho 5 máy bay quân sự của Nga bay vào không phận nước này từ Syria. Thổ Nhĩ Kỳ chặn các chiến đấu cơ Nga bay vào không phận Theo các trang thông tin giám sát chuyên ngành hàng không, Thổ Nhĩ Kỳ từ chối cho phép 5 máy...