Thủy phi cơ siêu hạng Be-200 của Nga xuống Tân Sơn Nhất
Hôm 21/09 vừa qua, một chiếc thủy phi cơ Be-200 mới tinh đã thực hiện thành công chuyến bay thử đầu tiên, chuẩn bị giao cho khách hàng.
Thủy phi cơ siêu hạng Be-200 của Nga xuống Tân Sơn Nhất
Được biết, đây là một trong số những thủy phi cơ Be-200 (phiên bản Be-200Chs) được Hãng chế tạo máy bay Beriev (Nga) sản xuất theo đơn hợp đồng đã ký với Bộ Tình trạng Khẩn cấp Nga.
Be-200Chs liên tiếp gặt hái hợp đồng lớn
Hiện nay, Beriev đang gặt hái nhiều thành công lớn khi liên tiếp giành được các khách hàng quan trong đặt mua dòng thủy phi cơ Be-200Chs, riêng các Bộ Tình trạng Khẩn cấp và Bộ Quốc phòng Nga đã đặt mua hơn 20 chiếc.
Đặc biệt là tháng 6/2012, Mỹ đã ký hợp đồng mua 10 thủy phi cơ Beriev Be-200 chữa cháy chuyên dụng của Nga. Dòng máy bay này cũng nhận được sự quan tâm rất lớn của các quốc gia Malaysia, Indonesia ở Đông Nam Á và Pháp, Bồ Đào Nha, Ý ở châu Âu.
Một chiếc Be-200 đang được kiểm tra kỹ thuật. Ảnh: Airliners.net
Sở dĩ nó được ưa chuộng vì những ưu điểm vượt trội, nét độc đáo mà không có một loại máy bay tương tự nào có thể sánh bằng. Cụ thể:
Thứ nhất, Be-200 là dòng máy bay đa năng, có thể vừa làm nhiệm vụ chữa cháy, vừa làm nhiệm vụ vận tải hay tuần tra biển xa, tìm kiếm cứu nạn, thậm chí là máy bay chở khách dân dụng.
Video đang HOT
Khi làm nhiệm vụ chữa cháy, khoang chứa và các thiết bị đặc biệt có thể mang theo “quả bom” nước tới 12 tấn, rất hữu dụng để dập tắt các đám cháy lớn, nhất là cháy rừng trên diện rộng.
Thời gian bay trên không lâu, cho phép thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn rất tốt, có thể hạ cánh trực tiếp xuống khu vực biển, sông hồ để thả xuồng và kíp bay triển khai cứu nạn.
Thứ hai, có khả năng cất hạ cánh trên đường băng thông thường hoặc trên mặt nước, cho phép triển khai tới những khu vực địa hình phức tạp, nhất là những vùng có cơ sở hạ tầng giao thông kém phát triển nhưng lại có nhiều sông hồ hay bờ biển.
Với tầm hoạt động 2.100km, nó có thể dễ dàng tiếp cận các đảo nhỏ trên biển xa trong điều kiện sóng biển cao tới 1,3m.
Căn cứ vào hợp đồng ký ngày 24/05/2013, Bộ Quốc phòng Nga đặt mua 6 chiếc Beriev Be-200 từ Hãng sản xuất máy bay Beriev trị giá khoảng 268 triệu USD, có thể thấy đơn giá mỗi chiếc ước chừng 45 triệu USD.
Đây là một mức giá khá hấp dẫn đối với một loại máy bay đa năng. Chưa hết, theo nhà sản xuất, Be-200 có chi phí vận hành khá thấp, hoạt động ổn định, tin cậy.
Chính Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đã từng đích thân lái Be-200, đã nhấn mạnh rằng” Thủy phi cơ Be-200 là loại máy bay tốt nhất thế giới, là “độc nhất vô nhị”. Trên thế giới không có loại máy bay nào tương tự có khả năng bay 700 km/h và hút nước ngay khi máy bay lướt trên mặt nước”.
Với Be-200, dưới nước hay trên bờ đều vận hành tốt. Ảnh: Airliners.net
Be-200 về Tân Sơn Nhất – triển vọng lớn ở Việt Nam
Tại lễ ký hợp đồng trị giá hàng trăm triệu USD giữa Bộ Quốc phòng Nga và Công ty sản xuất máy bay Beriev năm 2013, đại diện Tập đoàn sản xuất máy bay Thống nhất của Nga (UAC) cho biết:
“Các chuyên gia hàng đầu trong nghành công nghiệp quốc phòng Nga kỳ vọng thủy phi cơ Be-200, sẽ mang tới những triển vọng to lớn cho các quốc gia có đường bờ biển dài và cơ sở hạ tầng mặt đất còn chưa phát triển, như ở Việt Nam”.
Thật bất ngờ, ngày 21/10/2015 một chiếc Be-200Chs đã hạ cánh xuống sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất trước ánh mắt ngỡ ngàng của hàng nghìn hành khách trong và ngoài nước. Có khá nhiều người đã tranh thủ chụp chiếc máy bay độc đáo này làm kỷ niệm.
Mặc dù không có thông tin cụ thể về chuyến bay này khi tới Việt Nam, nhưng nhiều khả năng đây chỉ là chặng dừng ngắn để tiếp nhiên liệu trước khi bay sang Indonesia tham dự Triển lãm quốc phòng Indo Defence 2015 diễn ra từ ngày 07-10/11/2015 tại thủ đô Jakarta.
Be-200 thả “bom nước” dập tắt các đám cháy lớn. Ảnh: Jetphotos.net.
Cũng có thể, nhân tiện chuyến hạ cánh này, phía Tập đoàn sản xuất máy bay Thống nhất của Nga (UAC) và Công ty sản xuất máy bay Beriev mong muốn trình diễn với phía Việt Nam nhằm thuyết phục khách hàng tiềm năng này đặt mua Be-200ChS – loại thủy phi cơ tốt nhất thế giới.
Đến nay, chưa có thông tin chính thức nào khẳng định hợp đồng mua Be-200 giữa Việt Nam và Nga được ký, trong khi đó, các máy bay thủy phi cơ DHC-6 hiện đại nhưng nhỏ hơn từ Canada đã có mặt trong biên chế Hải quân Việt Nam.
Theo Soha News
DHC-6 Việt Nam cứu dân, tham gia chiến dịch quốc tế
Là những chiếc thủy phi cơ hiện đại nhất Việt Nam, DHC6 đã tham gia nhiều chiến dịch quốc tế và trong nước quan trọng.
Theo Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn (TKCN), lúc 11h ngày 17/3, thủy phi cơ DHC-6 của Quân chủng Hải quân đã chuyển một ngư dân 63 tuổi bị bệnh tim từ Trường Sa về cấp cứu tại Bệnh viện Quân y 87 kịp thời.
Được biết, ngoài những lần đưa người dân bị bệnh từ hải đảo về đất liền cấp cứu kịp thời, nhiệm vụ chính của dàn thủy phi cơ DHC-6 của Hải quân là tuần tra hàng hải và tìm kiếm cứu nạn. Chỉ tính từ khi gia nhập biên chế Hải quân Việt Nam, thủy phi cơ DHC-6 đã tham gia liên tiếp 2 sứ mệnh tìm kiếm tầm cỡ quốc tế.
Ngày 4/1/2015, thực hiện mệnh lệnh của Lữ đoàn 954 Hải quân, thủy phi cơ DHC-6 số hiệu VNT-778, trực thăng Ka-28 số hiệu 7524 và máy bay EC-25 số hiệu VNT-769 thuộc Phi đội EC-25 được cất cánh từ khu vực Vũng Tàu làm nhiệm vụ tìm kiếm tàu Bulk Jupiter (quốc tịch Bahamas) bị nạn trên biển trước đó 2 ngày.
Trước đó, hồi đầu năm 2014, thủy phi cơ DHC-6 mang số hiệu VNT 777 cũng đã tham gia vào chiến dịch tìm kiếm chiếc máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines số hiệu MH370 gặp nạn.
Thủy phi cơ DHC-6 có tầm hoạt động 1.480km, tốc độ bay tối đa 170 hải lý/h (314km/h khi tuần tra biển), tốc độ ổn định 150 hải lý/h (278 km/h khi tuần tra biển), độ cao hoạt động tối đa là 8.138 m.
Thủy phi cơ DHC-6 trong chuyến thăm đảo Trường Sa lớn năm 2015.
Ngoài ra, theo những thồn tin được công khai, để hoàn thành nhiệm vụ tuần tra hàng hải và tìm kiếm cứu nạn của mình, thủy phi cơ DHC-6 của Việt Nam được trang bị hệ thống radar giám sát hàng hải ELM-2022A và hệ thống cảm biến quang - điện - hồng ngoại MiniPOP.
Radar ELM-2022A có khả năng quét và theo dõi đồng thời lên tới 256 mục tiêu trên biển với hiệu suất đã được đánh giá là "tuyệt vời". Tuy nhiên, nó sẽ gặp phải thách thức thực sự khi hoạt động trên Biển Đông - một vùng biển vốn được đánh giá là "đông đúc" và "tấp nập" bậc nhất trên thế giới.
Radar ELM-2022A đã mở rộng tầm giám sát hàng hải lên tới 200 hải lý (với mục tiêu cỡ lớn), và được ELTA nhấn mạnh vào đặc điểm tương đương với hệ thống radar điều khiển hỏa lực EL/M-2032 (được trang bị trên nhiều máy bay chiến đấu hiện nay), cho phép hoạt động cả ở chế độ không - đối - không.
Trong khi đó, MiniPOP là một hệ thống quan sát ngày/đêm với độ phân giải cao, cung cấp hình ảnh thời gian thực, khả năng tự động ghi hình ảnh về mục tiêu, định vị trí mục tiêu với độ chính xác cao cho các nền tảng cỡ nhỏ tham gia tấn công như máy bay không người lái, các phương tiện bọc thép, phương tiện không người lái mặt đất và các tàu chiến hải quân.
Ngoài ra, MiniPOP sẽ đóng vai trò hỗ trợ tích cực cho radar ELM-2022A trong việc xác định chính xác từng mục tiêu trong hàng trăm phương tiện quân, dân sự đang hoạt động trên biển.
MiniPOP được thiết kế với kiến trúc mở để có thể mang tới 4 cảm biến. Một cấu hình hệ thống cơ bản có thể phóng đại ảnh màu liên tục bằng một camera ban ngày và một camera ảnh nhiệt.
Một con trỏ laser, máy ghi hình tự động và đầu dò laser có thể hoạt động kết hợp để tạo ra thêm nhiều chức năng. Hệ thống cảm biến này thường được sử dụng để theo dõi và dẫn đường tấn công cho tên lửa Helfire trên các phương tiện quân sự của Mỹ và NATO hiện nay.
Theo_Báo Đất Việt
Tàu chiến Mỹ sắp diễn tập cùng Hải quân Việt Nam Ngày 26.9, Sở TT-TT TP.Đà Nẵng cho biết tàu chiến USS John S.McCain (DDG-56) của Mỹ sẽ thăm hữu nghị Đà Nẵng từ 28.9 - 1.10. Trong 280 sĩ quan, thủy thủ tàu USS John S.McCain đến VN lần này có đại tá Lê Bá Hùng, Chỉ huy biên đội tàu khu trục số 7 - Hạm đội Thái Bình Dương của hải...