Thủy phi cơ rơi xuống biển, ngư dân cứu sống cả phi hành đoàn
Báo Deccan Chronicle (Nhật Bản) đưa tin một chiếc thủy phi cơ của Nhật đã gặp trục trặc khi đang trong chuyến tập huấn cứu hộ trên biển vào hôm thứ Ba (28-4).
Một đội cứu hộ trình độ cao của Nhật Bản, chuyên đảm trách các nhiệm vụ cứu hộ trên biển, đã may mắn thoát chết sau nhờ sự trợ giúp của ngư dân sau khi chiếc chiếc thủy phi cơ của đội trục trặc và lao xuống biển.
Đội thủy thủ chuyên cứu trợ trên biển gồm 19 người thuộc Lực lượng Phòng vệ Hải quân Nhật, tham gia diễn tập cứu hộ trên vùng biển phía tây nam đảo Shikoku (một trong chín vùng địa lý và cũng là một trong bốn đảo chính của Nhật Bản), phát ngôn viên Bộ Quốc phòng cho biết.
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản thuộc Hải quân Nhật Bản
“Họ đang được huấn luyện kỷ năng hạ cánh và cất cánh trên mặt nước trên chiếc thủy phi cơ thì bất ngờ động cơ chiếc máy bay này bị hỏng,” ông nói.
“Chiếc cánh bên phải của máy bay cũng đã bị hỏng, vì vậy cả đội không thể tiếp tục bay”.
Tuy nhiên vị này không đưa ra bất kỳ thông tin chi tiết nào về thiệt hại sau vụ tai nạn. Cả đội phải sơ tán đến thuyền cứu hộ, chuyển sang các tàu cá. Bốn nhân viên bị thương nhẹ.
Đại Thắng
Video đang HOT
Theo_PLO
Trung Quốc âm mưu dùng thủy phi cơ đội lốt dân sự độc chiếm Biển Đông
Dù TQ không đả động gì tới việc sử dụng thủy phi cơ AG600 cho quân sự nhưng theo các chuyên gia, đây có thể là 1 công cụ để TQ thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông.
Ảnh đồ họa Thủy phi cơ AG600
Trung Quốc đang phát triển Dự án thủy phi cơ lớn nhất thế giới AG600, với khả năng cất hạ cánh trên mặt nước.
Theo các chuyên gia, điều đó giúp cho Bắc Kinh dễ dàng thực hiện các yêu sách của mình trên Biển Đông.
Chuyên gia Richard Bitzinger tại trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam, Singapore nhận định:
"Thủy phi cơ AG600 sẽ là công cụ hoàn hảo để tái cung cấp cho các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng trên Biển Đông.
Đồng thời, những hòn đảo này sẽ là căn cứ thích hợp cho AG600 để tham gia vào các hoạt động tuần tra hàng hải trên những khu vực mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền".
Với trọng lượng cất cánh tối đa 60 tấn, AG600 sẽ là thủy phi cơ lớn nhất của Trung Quốc khi đi vào hoạt động trong năm 2016 hoặc 2017.
Theo trang Defense News, AG600 được trang bị 4 động cơ cánh quạt WJ-6, tầm hoạt động khoảng 5.500 km, tốc độ tối đa khoảng 555 km/h.
Phần thân phía trước của thủy phi cơ AG600 vừa được hoàn thành gần đây.
Nhà thầu chính của dự án AG600 là Tổng công ty công nghiệp hàng không Trung Quốc (CAIGA). Đơn vị này đang phát triển 2 biến thể thủy phi cơ khác nhau.
Tháng 3 năm nay, công ty CAIGA thông báo rằng họ đã hoàn thành việc lắp ráp phần thân phía trước của mẫu thử nghiệm.
Các tài liệu quảng cáo của CAIGA cho biết AG600 có thể thực hiện 4 sứ mệnh: Tìm kiếm và cứu hộ (SAR), cứu hỏa, vận tải (lên tới 50 hành khách) và giám sát biển.
Mặc dù các tài liệu của CAIGA không nhắc tới việc sử dụng cho quân sự nhưng lịch sử cho thấy các thủy phi cơ có thị trường thương mại tương đối nhỏ.
Vasiliy Kashin, một chuyên gia quân sự Trung Quốc tại Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ tại Moscow, nhận định:
Các tài liệu quảng cáo của các thủy phi cơ cỡ lớn của Nhật Bản và Nga chứng tỏ thị trường cho các sứ mệnh cứu hỏa, tìm kiếm và cứu hộ khá nhỏ.
"Do chương trình không thể biện minh bằng nhu cầu dân sự, sự giải thích có lý là chương trình có tầm quan trọng về mặt quân sự", ông Kashin nói.
Tạp chí Diplomat (Nhật Bản) nhận định, AG600 có thể nhanh chóng vận chuyển hàng hóa và binh lính Trung Quốc tới các khu vực thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đang chiếm đóng và xây dựng những công trình trái phép.
Trong khi đó, theo ông Sam Bateman, một cố vấn của Chương trình an ninh biển thuộc Trường nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam tại Singapore, các thủy phi cơ AG600 còn có thể phục vụ quân đội Trung Quốc trong các sứ mệnh tình báo điện tử và tình báo tín hiệu.
Tuy nhiên, ông Bateman không xem các thủy phi cơ AG600 là "kẻ thay đổi cuộc chơi" ở Biển Đông, dù chúng có thể phục vụ việc "cung ứng nhanh và củng cố các tiền đồn quân sự trên các đảo không có đường băng".
Theo Defense News, AG600 không phải là chiếc thủy phi cơ đầu tiên được CAIGA phát triển.
Tại Triển lãm hàng không năm 2014, CAIGA từng trưng bày các mô hình của thủy phi cơ H660 và H631 có tải trọng và tầm xa tương đương. Cũng đã có một mô hình cho chiếc thủy phi cơ H680 Sea Eagle.
CAIGO còn chế tạo 2 thủy phi cơ chở khách hạng nhẹ, 208B và HO300, đều có tầm xa từ 1.000-1.500 km.
Theo tạp chí Diplomat, dự án phát triển AG600 có thể bắt đầu từ năm 2009, một số nguồn tin cho rằng, khoảng 60 chiếc sẽ được xây dựng trong những năm tới.
Theo Trí Thức Trẻ
Người Hồi giáo ném 12 người tị nạn Thiên Chúa giáo xuống biển Cảnh sát Ý cho biết đã tiến bắt giữ 15 nghi can Hồi giáo vì ném 12 người di cư đạo Thiên Chúa xuống Địa Trung Hải hôm 16.4, theo Reuters. Lực lượng Chữ thập đỏ Ý hỗ trợ dân di cư - Ảnh: AFP Nhóm nghi phạm Hồi giáo đến từ Bờ Biển Ngà, Mali, Senegal còn lên tiếng đe dọa nhiều...