Thủy phi cơ lần đầu tiên có mặt tại Trường Sa
Sau 2 giờ bay, vượt chặng đường hơn 500 km thủy phi cơ DHC-6 của lực lượng Không quân – Hải quân đã lần đầu tiên chở khách và hàng hóa, hạ cánh xuống Trường Sa.
Toàn cảnh đảo Trường Sa lớn nhìn từ DHC-6.
Để thực hiện chuyến bay này, phi đội DHC-6 đã chuẩn bị chu đáo. Chuẩn đô đốc Lê Minh Thành, Phó tư lệnh Hải quân và Chuẩn đô đốc Nguyễn Thế Ân, Phó tham mưu trưởng Hải quân trực tiếp vào chỉ đạo, kiểm tra dẫn đầu đoàn công tác của Quân chủng ra thăm Trường Sa bằng thủy phi cơ.
7h sáng19/3, máy bay rời sân bay Cam Ranh thẳng hướng Trường Sa. Trên đài kiểm soát không lưu, chỉ huy bay là đại tá Nguyễn Doãn Nho, người đã dày dạn với các đường bay biển hàng chục năm nay. Trên buồng lái, đại úy Vương Hoài Nam, Phi đội trưởng DHC-6 làm cơ trưởng cùng phi công, Thượng úy Phạm Vũ Tuấn, Phi đội phó, Tham mưu trưởng thực hiện chuyến bay.
Đây là chuyến bay thứ 10 liên tục của 2 chỉ huy phi đội từ ngày 9/3 đến nay, trong đó có 5 chuyến bay tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích.
Quân dân Trường Sa tập trung tại cột mốc chủ quyền đón thủy phi cơ DHC-6 chở đoàn công tác thăm Trường Sa.
Sau đúng 2 giờ bay vượt chặng đường hơn 500 km, thủy phi cơ của Hải quân Việt Nam có số hiệu VNT 777 đã hạ cánh an toàn trên đường băng sân bay Trường Sa trong niềm vui của quân dân nơi đây.
Video đang HOT
Chị Lê Thị Trúc Hà, hộ dân số 1 xúc động cho biết: “Lần đầu tiên thấy thủy phi cơ Hải quân hạ cánh bà con mừng lắm, mừng vì thấy Hải quân lớn mạnh, mừng vì giờ đây đã có máy bay nối đảo xa với đất liền, nhân dân trên đảo vào bờ sẽ đỡ vất vả”.
Chị Hà cũng như những người dân ở đảo Trường Sa mong hàng tháng sẽ có các chuyến bay ra đảo để bà con được về đất liền thăm người thân, bổ sung các nhu yếu phẩm.
Thủy phi cơ DHC-6 tại đường băng sân bay Trường Sa.
Chuẩn đô đốc Nguyễn Thế Ân, Phó tham mưu trưởng Hải quân khẳng định: “Đây là dấu mốc quan trọng của lực lượng Không quân – Hải quân Việt Nam, có được thành quả này còn là sự phối hợp, giúp đỡ, hiệp đồng của các lực lượng, sự nỗ lực của Phi đội DHC-6 trong khai thác, làm chủ trang bị mới…”.
Bữa trưa trên đảo hôm đó khác thường ngày bởi được bổ sung có những món ăn mà chỉ hơn 2 tiếng trước đó còn ở đất liền. Rau xanh, bún, trứng vịt lộn, sữa tươi, những thứ từ trước luôn là “đặc sản” của đảo đã được chỉ huy đảo chia đều cho các hộ dân.
Thượng tá Phạm Văn Hòa, Đảo trưởng cho biết: “Quà đất liền mang ra chúng tôi ưu tiên các hộ dân trước, nhất là các cháu nhỏ, quân dân ở đảo thực sự như người một nhà…”.
Theo Quân đội nhân dân
Truyền thông, Internet hỗn loạn vì tin đồn về vụ mất tích máy bay
"Có quá nhiều luồng thông tin khiến chúng tôi bối rối", ông Azharuddin Abdul Rahman, đại diện cơ quan Hàng không Malaysia, đã phải thốt lên như vậy vì tình trạng hỗn loạn thông tin sau vụ mất tích của chiếc máy bay MH370
Sau gần 4 ngày huy động toàn lực tìm kiếm của nhiều quốc gia, vẫn chưa một lực lượng nào tìm thấy bất cứ dấu vết gì của chiếc máy bay Malaysia MH370 bị mất tích.
Theo trang Wall Street Journal, máy bay của Malaysia được trang bị một thiết bị đèn hiệu định vị và truyền tín hiệu khẩn cấp để đề phòng trong trường hợp rủi ro, các cơ quan cứu hộ sẽ dễ dàng khoanh vùng được nơi máy bay bị nạn.
Thiết bị này được gọi là thiết bị định vị khẩn cấp, nó sẽ tự khởi động trong trường hợp máy bay hạ cánh trên nền đất hoặc mặt nước, phát đi tín hiệu kết nối với các thiết bị khẩn cấp khác. Nhưng tính đến nay, cơ quan hàng không Malaysia cho biết, họ không nhận được bất cứ tín hiệu tương tự nào từ chiếc máy bay đang bị mất tích.
"Các cơ quan truyền thông đã đưa ra rất nhiều giả thuyết. Nhiều chuyên gia cũng đã đưa ra các ý kiến dựa trên trình độ chuyên môn và hiểu biết của họ về những gì đã xảy ra hay có thể xảy ra. Có quá nhiều thông tin khiến chúng tôi bối rối", ông Azharuddin Abdul Rahman, đại diện cơ quan Hàng không Dân dụng Malaysia nói trong một cuộc hội thảo.
Trên mạng internet, các thuyết âm mưu, suy đoán về vụ mất tích chiếc máy bay của hãng hàng không Malaysia đã lan truyền khắp nơi, nhất là trên các trang mạng xã hội.
Sơ đồ chuyến bay bị mất tích MH370 của Malaysia Airlines
Tin đồn đầu tiên rộ lên khi một thân nhân của hành khách còn cho biết họ vẫn nghe thấy tiếng chuông điện thoại khi gọi cho người nhà, nhưng không ai bắt máy.
Điều này làm dấy lên các tin đồn về vụ bắt cóc máy bay và rằng các hành khách trên chuyến bay MH370 vẫn còn sống sót, chiếc máy bay đã hạ cánh ở đâu đó.
Một giả thiết khác thì cho rằng máy bay chỉ đơn giản là đã... biến mất. "Nếu chúng ta không thể tìm thấy bất cứ dấu vết nào, điều đó có nghĩa rằng đó là hành động của một "thế lực mới".
Đây là một lực lượng mạnh mẽ và huyền bí, họ đã xuất hiện trên hành tinh của chúng ta và "nhấc" mất chiếc máy bay đang bay trên bầu trời mà không để lại bất cứ một dấu vết nào", tác giả của "thuyết âm mưu" này viết.
Một giả thuyết khác cho rằng những kẻ khủng bố đã cướp chiếc máy bay và hạ cánh ở một nơi bí mật, chờ đợi sẽ sử dụng chiếc máy bay như "một vũ khí hủy diệt khổng lồ" cho các cuộc tấn công trong tương lai.
Trên trang mạng xã hội Reddit, một thành viên tự nhận là phi công chia sẻ rằng khi đã đạt độ cao 10,6km, dẫu bị hỏng động cơ máy bay có thể lượn khoảng 160 đến 190 km trước khi tiếp đất, đủ xa để có thể bay vào vùng đất liền của Việt Nam và quá đủ thời gian để thực hiện các cuộc gọi thông báo cứu hộ.
Thông tin về những cuốn hộ chiếu giả và dữ liệu radar cho thấy máy bay đã cố gắng quay đầu ngay trước thời điểm mất tích một cách bất ngờ khiến thành viên này cho rằng những giả thiết về hỏng hóc động cơ hay sai lầm của phi công có vẻ không phải là giả thuyết hợp lý cho trường hợp của chuyến bay MH370. Từ đó, dấy lên các suy đoán rằng máy bay đã gặp nạn vì một lý do nào đó không liên quan gì đến lỗi kỹ thuật hay động cơ.
Không chỉ mạng xã hội, truyền thông các nước cũng nóng suốt máy ngày qua vì chiếc máy bay bị mất tích. Thậm chí, trong thời điểm nhạy cảm này, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã liên tục phản ứng vì thái độ chậm trễ của Malaysia trong công tác cứu hộ.
Trung Quốc cho rằng phía Malaysia đã "không phản ứng đủ nhanh và cấp bách" trong công tác tìm kiếm và thông tin khi chiếc máy bay bị mất tích.
Trên thực tế, ít nhất 45 tàu cứu hộ và tàu chiến cùng 22 máy bay từ 9 nước, bao gồm cả Mỹ, Việt Nam, Malaysia, Nhật Bản, Trung Quốc và các nước khác đã và đang cố gắng hết sức để tìm kiếm, quần thảo trên các vùng nghi ngờ có máy bay rơi.
Trên một khía cạnh khác, truyền thông đặt ra nhiều câu hỏi đối với các nhà chức trách của Malaysia và hãng Hàng không Malaysia Airline.
"Nếu nguyên nhân của vụ mất tích là do những lỗi kỹ thuật hay do phi công thì hãng Hàng không Malaysia Airlines cần phải chịu trách nhiệm cho những sai lầm của mình. Còn nếu đây là một vụ khủng bố thì trình độ nghiệp vụ của bộ phận kiểm tra an ninh sân bay ở Kuala Lumpur rất có vấn đề", tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc viết.
Theo Infonet
Người Trung Quốc ném vỏ chai vào nhân viên Malaysia Airlines 4 nhân viên của hãng hàng không Malaysia Airlines hứng chịu cơn giận dữ của người nhà hành khách trên chuyến bay MH370 trong lúc tung tích của phi cơ vẫn là điều bí ẩn. Theo Malay Mail, nhiều thân nhân của 138 hành khách Trung Quốc đã ném vỏ chai về phía các nhân viên của Malaysia Airlines (MAS) khi hãng không...