Thủy phi cơ DHC-6 thứ 2 sắp về tới Việt Nam?
Chiếc thủy phi cơ DHC-6 thứ 2 mà Việt Nam mua của Canada đã tới sân bay ở Đài Bắc, Đài Loan.
Theo hình ảnh được đăng tải trên trang blog Twinotterspotter, chiếc thủy phi cơ DHC-6 có màu sơn giống với chiếc DHC-6 VNT-777 mà Việt Nam đang sử dụng, cùng phù hiệu Không quân Việt Nam trên máy bay đang nằm ở sân bay thuộc Đài Bắc, Đài Loan.
Tác giả bức ảnh này không công bố chi tiết, tuy nhiên, đây nhiều khả năng là chiếc DHC-6 thứ 2 đang được công ty Viking, Canada vận chuyển sang Việt Nam bàn giao cho lực lượng không quân hải quân nước ta.
Thủy phi cơ DHC-6 sơn phù hiệu Không quân Việt Nam, màu sắc giống với chiếc VNT-777 tại sân bay ở Đài Bắc.
Đáng lưu ý, so với chiếc DHC-6 VNT-777 VIP đã chính thức được bàn giao cho Không quân Hải quân Việt Nam vào tháng 10/2013 tại Cam Ranh, Khánh Hòa, chiếc thứ 2 có khí tài ở dưới mũi (có thể thiết bị quang học, hồng ngoại hoặc camera) – biến thể dùng cho tuần tra, giám sát biển.
Viking Air đã nhận được hợp đồng từ Việt Nam sản xuất 6 máy bay DHC-6 vào tháng 5/2010. 3 trong số 6 chiếc này được thiết kế đặc biệt cho các nhiệm vụ tuần tra, giám sát trên biển và duyên hải, chuyên chở quân và hàng hóa, thực hiện các hoạt động tìm kiếm cứu nạn.
Có lẽ trong vài ngày tới thì chiếc DHC-6 này sẽ về tới Việt Nam.
DHC-6 là sản phẩm nổi tiếng của tập đoàn de Havilland Canada, bắt đầu được sản xuất cách đây gần 50 năm qua. Năm 2005, Viking Air mua lại de Havilland Canada và vào năm 2008 bắt đầu trình làng thế hệ thủy phi cơ hiện đại DHC-6 Twin Otter Series 400.
Với nhiều ưu điểm như có thể cất/hạ cánh trên cạn lẫn dưới nước, trên đường băng ngắn, tầm bay xa, có thể bay thấp, bay chậm và được trang bị hệ thống điện tử hiện đại, DHC-6 phiên bản Guardian 400 đã được Việt Nam chọn để thực hiện các nhiệm vụ như tuần tra biển, tìm kiếm cứu nạn.
Video đang HOT
Máy bay trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt PT6A-34 hoặc PT6A-35 cho phép đạt tốc độ tối đa 314km/h, tầm bay 1.480km (với lượng nhiên liệu lớn nhất), trần bay 8.138m. Tải trọng của máy bay khoảng 1,1 tấn hoặc chở 20 người.
DHC-6 Series 400 còn được trang bị bộ càng phao cho phép cất hạ cánh dễ dàng trên mặt nước. Với đặc điểm này, DHC-6 có thể chở hàng hóa, người bay ra tiếp cận các đảo nhỏ thuộc Quần đảo Trường Sa.
DHC-6 VNT-777 trước giờ cất cánh tìm kiếm máy bay Malaysia gặp nạn.
Đặc biệt, chiếc DHC-6 đầu tiên mang số hiệu VNT-777 đang thực hiện nhiệm vụ truy tìm máy bay chở khách Boeing 777-200ER của Malaysia bị mất tích trên vùng biển cách đảo Thổ Chu, Phú Quốc (Việt Nam) khoảng 300km.
Ngay trong lần đầu làm nhiệm vụ, DHC-6 đã phát huy được khả năng của mình khi phát hiện vật thể lạ nghi là cửa số máy bay xấu số.
Theo thông tin từ báo QĐND, sáng 10/3, chiếc thủy phi cơ DHC-6, số hiệu VNT-777 của Quân chủng Hải quân, đã cất cánh từ sân bay Phú Quốc tới khu vực phát hiện vật thể lạ giống cửa thoát hiểm của máy bay Malaysia mất tích để trục vớt.
Nếu phát hiện vật thể trên, trong điều kiện sóng biển không quá cấp 2, thủy phi cơ sẽ hạ cánh xuống nước để vớt lên. Trong trường hợp, vật thể đó quá lớn, máy bay sẽ định vị tọa độ và liên hệ với các đơn vị cứu hộ gần đó tới hỗ trợ.
Trong chuyến đi sáng nay, đoàn mang đầy đủ các trang thiết bị cần thiết để thực hiện việc trục vớt vật thể trên. Ngoài ra, còn có một thợ lặn của Vùng 5 Hải quân đi cùng đoàn, sẵn sàng xuống biển để tham gia trục vớt.
Theo Kiến thức
Ảnh đặc biệt Thủy phi cơ DHC-6 Không quân Hải quân VN vừa nhận
Chiều 29/10, tại sân bay Cam Ranh (Khánh Hòa), Quân chủng Hải quân đã tổ chức đón máy bay thủy phi cơ DHC-6 đầu tiên cho Không quân Hải quân Việt Nam. Máy bay thủy phi cơ DHC-6 được trang bị và biên chế chính thức cho lực lượng Không quân Hải quân nhân dân Việt Nam nhằm mục đích tuần tra, tuần thám, bảo vệ chủ quyền trên các vùng biển, đảo Việt Nam
Chiếc thủy phi cơ đầu tiên của Không quân Hải quân Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Cam Ranh. Ảnh: Duy Khánh
Chiều 29/10, tại sân bay Cam Ranh (Khánh Hòa), Quân chủng Hải quân đã tổ chức đón máy bay thủy phi cơ DHC-6 Không quân Hải quân. Chuẩn đô đốc Lê Minh Thành, Phó Tư lệnh Hải quân; đại diện các cơ quan chức năng Quân chủng Hải quân và cán bộ, phi công, nhân viên Phi đội DHC-6 đã ra tận sân bay đón.
Máy bay thủy phi cơ DHC-6 mang số hiệu VNT-777 VIP là máy bay đầu tiên về Việt Nam được trang bị và biên chế cho lực lượng Không quân Hải quân nhân dân Việt Nam. Máy bay thủy phi cơ DHC-6 do Công ty Viking, Ca-na-đa sản xuất, có thể cất và hạ cánh trên đường băng ngắn hoặc trên mặt nước. Máy bay có trọng lượng tối đa 5.670 kg, chở được 19 người. Trần bay lý thuyết là 7.620 mét; trần bay thực tế là 7.431 mét. Tốc độ đồng hồ lớn nhất ở độ cao 2.000 mét là 307 km/h và thời gian bay tối đa là 6 giờ 51 phút.
Máy bay thủy phi cơ DHC-6 được trang bị và biên chế chính thức cho lực lượng Không quân Hải quân nhân dân Việt Nam nhằm mục đích tuần tra, tuần thám, bảo vệ chủ quyền trên các vùng biển, đảo Việt Nam. Đến nay, lực lượng Không quân Hải quân nhân dân Việt Nam đã được trang bị 3 loại máy bay, gồm: EC-225, DHC-6 và K28.
Phi đội và kíp bảo dưỡng, quản lý thủy phi cơ DHC-6. Ảnh: Duy Khánh
Thủ tưởng Bộ Tư lệnh Hải quân tặng hoa cho kíp lái Việt Nam và chuyên gia Canada đã bay thủy phi cơ về Việt Nam an toàn. Ảnh: Duy Khánh
Sải cánh sau thủy phi cơ DHC-6. Ảnh: Duy Khánh
Buồng lái của Thủy phi cơ DHC-6. Ảnh: Duy Khánh
Thủy phi cơ DHC-6 của Không quân Hải quân Việt Nam tập hạ cánh trên mặt nước. Ảnh Viking Air
Trước đó, ngày 5/9/2013, Khung phi đội thủy phi cơ DHC-6 của Không quân
Hải quân Việt Nam đã được chính thức thành lập tại Hải Phòng.
Ảnh: Duy Khánh
Việc tiếp nhận và đưa vào biên chế chính thức máy bay thủy phi cơ DHC-6 là một trong những yếu tố quan trọng trong lộ trình xây dựng lực lượng Không quân Hải quân nói riêng và Hải quân nhân dân Việt Nam nói chung cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong tình hình mới.
Theo Infonet
Trung Quốc lo sợ Nhật dỡ bỏ 3 nguyên tắc xuất khẩu vũ khí Năm 1967, Nhật Bản đã thông qua một loạt các biện pháp để ngăn cấm chuyển vũ khí cho các nước "thù địch" và quốc gia chịu lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc và tham gia vào các cuộc xung đột quốc tế. Hiện nay, Nhật đang xem xét để nới lỏng, thậm chí là dỡ bỏ các nguyên tắc này. Vừa...