Thủy phi cơ DHC-6 cuối cùng về tới Việt Nam
Sau 9 ngày bay liên tục từ Canada, hôm 7/10 chiếc thủy phi cơ DHC-6 cuối cùng mà Việt Nam mua đã hạ cánh xuống Cam Ranh.
Sau 9 ngày bay liên tục từ Canada, hôm 7/10 chiếc thủy phi cơ DHC-6 cuối cùng mà Việt Nam mua đã hạ cánh xuống Cam Ranh.
Cất cánh lên đường bay về nước từ sáng ngày 28/9, thủy phi cơ DHC-6 cuối cùng, mang số hiệu MSN 887 VNT-773 (N900VK/C-GVAT) đã chính thức hạ cánh an toàn tại sân bay của Lữ đoàn Không quân Hải quân 954 vào hôm 7/10, đánh dấu một cột mốc mới trong việc hoàn thiện phi đội 6 thủy phi cơ hiện đại của lực lượng Không quân Hải quân Việt Nam.
Chiếc DHC-6 thứ 6 của Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Sáu chiếc DHC-6 sẽ là những máy bay tuần tra đầu tiên do phương Tây sản xuất cho Quân đội Việt Nam và được đưa vào biên chế trong Lữ đoàn Không quân Hải quân 954, với 3 chiếc được cấu hình cho nhiệm vụ tuần tra hàng hải và 3 chiếc còn lại được trang bị đa năng, vận chuyển khách VIP và hàng hóa.
Video đang HOT
Theo trang mạng twinotterspotter.blogspot.com, ba trong sáu chiếc DHC-6 của Việt Nam được trang bị khả năng lưỡng cư (hoạt động trên cả mặt đất và mặt nước) có thể chuyển đổi nội thất bên trong để vận chuyển khách VIP, vận tải hàng hóa và thay đổi không gian linh hoạt. Ba chiếc máy bay còn lại sẽ được thiết kế thành biến thể “Guardian 400″ (Người bảo vệ), chuyên tuần tra giám sát hàng hải (trang bị radar Israel).
Phần nội thất bên trong cũng đã được sửa đổi với bàn điều khiển và một ghế ngồi có thể điều chỉnh được cho nhân viên vận hành hệ thống, cửa sổ quan sát được thiết kế theo kiểu “bong bóng” để mở rộng tầm nhìn, cũng như có cả bếp, ghế mát-xa và nhà vệ sinh.
DHC-6 trong chặng bay qua thủ đô Seoul, Hàn Quốc.
Các thủy phi cơ DHC-6 của Việt Nam trong các cấu hình hỗn hợp với phao và bánh lốp do công ty IKHANA cung cấp và có khả năng chịu được tải trọng tới 6,4 tấn.
Như vậy, việc công ty Viking Air bàn giao đầy đủ số lượng 6 thủy phi cơ DHC-6 sẽ mở ra cho lực lượng Không quân Hải quân Việt Nam thêm một cột mốc quan trọng mới trong quá trình tiến thẳng lên hiện đại. Thủy phi cơ DHC-6 sẽ giúp Hải quân Việt Nam tăng cường đáng kể khả năng tuần tra, giám sát, bảo vệ chủ quyền, hải đảo của tổ quốc.
Theo_Kiến Thức
Tướng Dempsey: Mỹ có thể giúp Việt Nam tăng cường năng lực hải quân
Mỹ có thể giúp Việt Nam tăng cường năng lực hải quân nếu một lệnh cấm bán vũ khí sát thương được dỡ bỏ, Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, ngày 16/8 cho biết.
Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, trong lễ đón Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ tại Hà Nội ngày 14/8. (Ảnh: AP)
Ông Dempsey cho hay "trong tương lai gần" sẽ có một cuộc thảo luận tại Mỹ về việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Vị Đại tướng Mỹ cho biết thông tin trên trong cuộc họp báo sáng nay tại Thành phố Hồ Chí Minh trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam kéo dài 4 ngày, trong đó ông đã gặp gỡ các quan chức quân đội hàng đầu để thảo luận việc tăng cường hợp tác quân sự.
"Lĩnh vực hàng hải là nơi có các lợi ích chung lớn nhất của chúng ta ngay lúc này... đề xuất của tôi sẽ là bắt đầu từ đó nếu lệnh cấm bán vũ khí sát thương được dỡ bỏ", ông Dempsey nói.
Thương mại giữa Mỹ và Việt Nam đã phát triển nhanh chóng kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ vào năm 1995. Nhưng hợp tác quân sự giữa hai nước bị hạn chế do lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam của Mỹ.
Liên quan tới những căng thẳng trên Biển Đông gần đây, Tướng Dempsey cho hay: "Chúng tôi đã nói rất rõ rằng chúng tôi không đứng về bên nào trong cách tranh chấp lãnh thổ, nhưng chúng tôi rất quan tâm tới việc các tranh chấp đó được giải quyết ra sao".
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ cho biết thêm, rất "đáng tiếc" khi Trung Quốc không chấp một đề xuất của Washington gần đây nhằm "đóng băng" các hành động khiêu khích tại các vùng biển tranh chấp trên Biển Đông.
Đại tướng Martin Dempsey đang có chuyến thăm làm việc 4 ngày tại Việt Nam theo lời mời của Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ đến Việt Nam kể từ năm 1975.
An Bình
Theo Dantri/AFP
Tàu quân sự Nhật tới Biển Đông diễn tập đối phó thảm họa Bộ quốc phòng Nhật sẽ điều tàu vận tải Kunisaki của lực lượng phòng vệ hàng hải (MSDF) để tham gia một cuộc diễn tập đối phó thảm họa quốc tế, sẽ diễn ra trên Biển Đông vào tháng 6 tới. Tàu vận tải Kunisaki của Nhật. Tờ Yomiuri Shimbun của Nhật đưa tin, tàu Kunisaki sẽ chở khoảng 140 quân nhân Mỹ...