Thủy phi cơ DHC-6 bay luyện tập khu vực biển, đảo miền Bắc
- Vừa qua, Thủy phi cơ DHC-6 thuộc Lữ đoàn 954 Không quân Hải quân đã bay luyện tập trên các vùng biển, đảo khu vực miền Bắc.
Sau khi bay từ sân bay Cam Ranh ra sân bay Kiến An, Hải Phòng, Thủy phi cơ DHC-6 số hiệu VNT 777 tổ chức bay luyện tập hạ cánh trên mặt nước tại vùng biển Tuần Châu, Hạ Long, Quảng Ninh và Sông Giá, huyện Thủy nguyên, TP Hải Phòng. Đây là những nội dung bay đã được thực hiện tại Trường Sa và Cam Ranh gần đây, tuy nhiên đây là lần đầu tiên lực lượng Không quân Hải quân thực hiện tại khu vực miền Bắc.
Ở độ cao từ 300 đến 500 m, tốc độ trung bình 250 km/h, đường băng hạ cánh trên mặt từ 800 đến 1200 m, các nhóm phi công của DHC-6 do Thiếu tá Vương Đăng Nam, Phi đội trưởng làm cơ trưởng tổ chức 6 lần cất hạ cánh trên mặt nước và bay quan sát vùng biển, đảo Hạ Long. Vùng biển nơi máy bay hạ cánh đã được Lữ đoàn 170 Hải quân phối hợp với các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh đảm bảo tốt công tác an toàn, an ninh. Tại sông Giá, Phi đội thực hiện 4 lần cất hạ cánh trên mặt sông Giá đảm bảo an toàn.
BBT xin giới thiệu đến bạn đọc những hình ảnh DHC-6 luyện tập tại Tuần Châu- Hạ Long.
Kiểm tra kỹ thuật trước giờ bay
Video đang HOT
Ban chỉ huy tại Tuần Châu
Máy bay chuẩn bị hạ cánh
Máy bay hạ cánh trên mặt nước vùng biển Tuần Châu
Máy bay chuẩn bị cất cánh
Các phi công sau chuyến bay biển
Theo Quân Đội Nhân Dân
Nhật Bản cho phép Ấn Độ cùng chế tạo thủy phi cơ US-2
Ngày 12-8, một nguồn tin chính phủ Nhật Bản cho biết, nước này có thể sẽ đồng ý cho phép Ấn Độ sản xuất các phụ tùng cho thủy phi cơ US-2 trong một thỏa thuận bán dòng máy bay này cho New Delhi.
Theo nguồn tin trên, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có thể nói về việc cho phép Ấn Độ sản xuất một số bộ phận cho dòng máy bay này khi ông có cuộc gặp với tân Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, dự kiến diễn ra vào ngày 1-9, trong chuyến thăm của ông đến Nhật Bản.
Hồi tháng 4, chính phủ Nhật Bản đã thông qua quyết định nới lỏng nguyên tắc bán các trang thiết bị quân sự và chuyển giao công nghệ quốc phòng nhằm nỗ lực sửa đổi một lệnh cấm vận vũ khí kéo dài nhiều thập kỷ của nước này.
Do công ty TNHH công nghiệp ShinMaywa của Nhật Bản chế tạo và được bán với giá khoảng 12 tỷ yên cho mỗi chiếc, thủy phi cơ US-2 có thể cất cánh và hạ với khoảng cách ngắn, ngay cả trên các vùng biển động, và được thiết kế để tham gia các hoạt động tìm kiếm, cứu nạn. Hiện nay, hải quân Nhật Bản đã được biên chế 5 chiếc thủy phi cơ US-2.
Thủy phi cơ US-2 của Nhật Bản
Bằng việc ký kết một thỏa thuận bán thủy phi cơ US-2 cho Ấn Độ, chính quyền Abe có thể có những tiến triển trong nỗ lực thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng trong nước đang suy giảm. Đồng thời, quan hệ an ninh chặt chẽ hơn với các nước khác trong khu vực sẽ là một lợi ích nữa cho Nhật Bản, khi mà Trung Quốc đang gia tăng ảnh hưởng và sự quyết đoán tại các vùng biển ở châu Á.
Nhật Bản và Ấn Độ đã bắt đầu thảo luận về thương vụ này từ tháng 12 năm ngoái. Tuy nhiên, đã xuất hiện một điểm bất đồng quan trọng về việc có cho phép Ấn Độ sản xuất các bộ phận của máy bay hay không, vì Nhật Bản quan ngại về khả năng có thể rò rỉ công nghệ hoặc bị chuyển giao cho nước thứ ba.
Nếu đạt được thỏa thuận với New Delhi, Tokyo hy vọng sẽ thảo luận các chi tiết, bao gồm cả những bộ phận nào các công ty Ấn Độ sẽ được phép sản xuất và khi nào thì việc sản xuất sẽ bắt đầu, nguồn tin cho biết.
Theo An Ninh Thủ Đô
Uy lực siêu thủy phi cơ "quái dị" lớn nhất trên thế giới từng được chế tạo Với mục đích tạo ra loại vũ khí răn đe trên chiến trường, Liên Xô đã cho ra đời "siêu chiến đấu cơ" mang tính cách mạng với kích cỡ lớn hơn bất kỳ chiếc máy bay nào trong lịch sử quốc phòng thế giới - siêu thủy phi cơ lớp Lun (NATO gọi là Duck). Đây là loại phi cơ lớn nhất...