Thủy lôi chứa 350 kg thuốc nổ mắc lưới ngư dân
Một tàu đánh cá vô tình kéo lên quả thủy lôi Đức từ Thế chiến II ở cửa sông Clyder, buộc hải quân Anh triển khai lực lượng hủy nổ.
Một tàu cá Anh giữa tuần trước trong lúc kéo lưới đã vô tình đưa lên mặt nước một khối kim loại lớn hình cầu ở vùng biển ngoài khơi Scotland. Nhận định đây là quả thủy lôi còn sót lại từ Thế chiến II, họ lập tức thông báo cho giới chức địa phương.
Lực lượng cứu hộ lập tức can thiệp, đưa 7 thủy thủ trên tàu cá sơ tán, còn con tàu chứa quả thủy lôi được đưa tới cạnh đảo Bute thuộc vịnh Ettrick để xử lý. Các thợ lặn của đội xử lý bom mìn thuộc hải quân Anh kiểm tra, phát hiện quả thủy lôi ít nhất 80 năm tuổi chứa khoảng 350 kg thuốc nổ này vẫn có thể bị kích hoạt.
Sau cuộc kiểm tra ngắn, đội xử lý bom mìn quyết định kích nổ có kiểm soát quả thủy lôi trên biển. Các thợ lặn hạ quả thủy lôi Đức xuống dưới nước rồi cho nổ. Video dài khoảng 40 giây được hải quân Anh đăng ngày 2/12 cho thấy một cột nước cao nhiều mét xuất hiện khi quả thủy lôi phát nổ.
Đội xử lý bom mìn hải quân Anh kích nổ thủy lôi Đức chứa 350 kg thuốc nổ tại vịnh Ettrick, đảo Bute, ngày 2/12. Video: Twitter/RNinScotland .
Các thợ lặn hải quân Anh nhận được yêu cầu hỗ trợ gần như mỗi ngày liên quan đến “các vật liệu nổ thời chiến”. Bom mìn cùng các vật liệu chưa nổ sót lại từ hai cuộc thế chiến là vấn đề nhiều quốc gia châu Âu đang phải giải quyết.
Hồi tháng 10, giới chức Ba Lan phải sơ tán 750 người trong lúc hải quân nước này tìm cách vô hiệu hóa một quả “bom động đất” Tallboy nặng 5,4 tấn, trong đó chứa 2,4 tấn thuốc nổ Torpex D1 với sức công phá ngang 3,6 tấn TNT.
Các chuyên gia bom mìn chọn giải pháp đối thuốc nổ để vô hiệu hóa bom do Torpex D1 có tính ổn định cao. Tuy nhiên, quả bom bị kích hoạt và phát nổ trong quá trình này, nhưng may mắn không gây thương vong.
Anh sẽ triển khai tàu sân bay "nắn gân" Trung Quốc
Hải quân Anh sẽ triển khai một nhóm tác chiến tàu sân bay đến các vùng biển gần Nhật Bản vào đầu năm 2021 giữa lúc Trung Quốc ngày càng lấn tới trong khu vực, Kyodo dẫn các nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản cho biết hôm 5-12.
Nhóm tác chiến này, trong đó có tàu sân bay Queen Elizabeth, dự kiến tập trận chung với quân đội Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản trong suốt quãng thời gian hoạt động tại các khu vực trên, bao gồm ngoài khơi quần đảo Nansei ở Tây Nam Nhật Bản, các nguồn tin tiết lộ.
Theo Kyodo , đây là động thái lạ khi một quốc gia ngoài khu vực nhưng không phải Mỹ điều một nhóm tàu sân bay đến Tây Thái Bình Dương.
Nước đi này, được Hải quân Anh tiến hành trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng hung hăng trên biển Đông và biển Hoa Đông, nhiều khả năng khiến Bắc Kinh nổi giận.
Tàu sân bay Queen Elizabeth (giữa), chiến hạm "lớn và mạnh nhất" từng được Hải quân Anh xây dựng, nặng 65.000 tấn và dài 280 m. Ảnh: Hải quân Anh
Anh năm ngoái thông báo sẽ triển khai nhóm tác chiến trên đến Thái Bình Dương và kể từ đó, họ đã bàn bạc vấn đề với Nhật Bản cùng những nước khác.
Hồi tháng 7-2020, Đại sứ Trung Quốc tại Anh Lưu Hiểu Minh kêu gọi London dừng kế hoạch triển khai tàu sân bay Queen Elizabeth đến Thái Bình Dương, bởi đây là động thái "rất nguy hiểm, thể hiện sự gây hấn đối với Trung Quốc".
"Khi Anh chính thức rời Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, vào cuối năm nay, họ không nên hợp tác với Mỹ đối phó Trung Quốc bằng việc triển khai quân sự. Sau Brexit, tôi nghĩ Anh vẫn muốn đóng một vai trò quan trọng trên thế giới nhưng đó không phải cách" - ông Lưu khẳng định vào thời điểm đó.
Trước ngày ra khơi, tàu ngầm hạt nhân Anh phải thay toàn bộ 170 thành viên thủy thủ đoàn Giới chức hải quân Anh quyết định thay thế toàn bộ 170 thành viên thủy thủ đoàn trên một trong 4 tàu ngầm hạt nhân uy lực nhất vì một sự cố xảy ra chỉ vài ngày trước khi tàu ngầm HMS Vengeance ra khơi làm nhiệm vụ tuần tra. HMS Vengeance là một trong 4 tàu ngầm hạt nhân uy lực nhất...