Thủy hử: Tứ đại mỹ nhân trong Thủy hử truyện gồm những ai
Ngoài những anh hùng hảo hán Thủy hử còn miêu tả khá nhiều về những mỹ nhân xinh đẹp, vì sắc đẹp của mình đã gây nên không ít sóng gió.
Thủy hử hay Thủy hử truyện là một tác phẩm trong bốn tác phẩm lớn của văn học cổ điển Trung Hoa, thường gọi là nhóm Tứ đại danh tác. Tác giả Thủy hử là Thi Nại Am. Truyện được viết dựa theo sách Đại Tống Tuyên Hòa di sự cốt truyện chính là sự hình thành và những thành tích của một nhóm người chống triều đình mà trở thành giặc cướp, thường gọi là 108 anh hùng Lương Sơn Bạc.
Tứ đại mỹ nhân Thủy hử.
Tiểu thuyết Thủy hử không chỉ là thế giới của đấng mày râu, bên trong thật ra cũng đã miêu tả khá nhiều người phụ nữ trẻ trung xinh đẹp. Dưới đây là “tứ đại mỹ nhân” trong số các nàng ấy.
Lý Sư Sư
Tạo hình Lý Sư Sư trên phim trên màn ảnh.
Có biệt hiệu là “Đệ nhất danh kỹ trong thành Đông Kinh”, Lý Sư Sư, đương nhiên là hoa khôi đứng đầu trong bảng danh sách thiên hạ đệ nhất mỹ nhân. Nàng không chỉ khiến cho hoàng đế Tống Huy Tông khuynh đảo, mà còn khiến cho đại tài tử Chu Bang Ngạn mê đắm; khiến cho Yến Thanh – chàng trai anh tuấn bậc nhất của Lương Sơn gọi nàng tiếng “tỉ tỉ” ngọt ngào thắm thiết; còn khiến cho người thủ lĩnh của bọn thảo khấu thiên hạ cũng bị vẻ đẹp của nàng khuất phục, viết bài thơ để ca tụng nàng, nhờ nàng nói những lời tốt đẹp về mình trước mặt hoàng đế. Lý Sư Sư nếu đã có biệt hiệu là “Hoàng kỹ” (kỹ nữ của Hoàng đế), thế thì đương nhiên là phải sở hữu sắc đẹp chim sa cá lặn, hào hoa quý phái.
Ngoài Lý Sư Sư ra, đại mỹ nhân thứ hai trong Thủy hử truyện nên thuộc về ai đây? Có người cho rằng là Phan Kim Liên hoặc là nương tử của Lâm Xung, còn có người cho rằng là Diêm Bà Tích hay Phan Xảo Nhi. Thật ra không phải, nên là Hỗ Tam Nương mới đúng.
Hỗ Tam Nương
Tạo hình Hỗ Tam Nương trên màn ảnh.
Hỗ Tam Nương, là một tuyệt thế mỹ nhân trong Thủy hử truyện, được bình chọn là Lương Sơn đệ nhất mỹ nhân. Nàng người Vân Châu, Sơn Đông (huyện Vân Thành, Sơn Đông ngày nay), con gái của trang chủ Hỗ gia trang, em gái của “phi thiên hổ” Hỗ Thành. Nàng dùng một đôi nhật nguyệt song đao, cung mã thành thục, tuy là phận nữ nhân nhưng không hề thua kém đám mày râu, có tuyệt kỹ dùng dây thừng bắt người trước trận tiền, có biệt hiệu là “Nhất Trượng Thanh” (mái tóc vừa dài vừa đen).
Khi Tống Giang công đánh Chúc gia trang, bởi có hôn ước với Chúc Bưu, vậy nên Hỗ gia trang sai binh cứu viện Chúc gia trang. Tuyệt kỹ dây thừng của Hỗ Tam Nương, liên tiếp bắt được danh tướng Vương Anh và Tần Minh của Lương Sơn, làm chấn động hảo hán Lương Sơn. Nhất thời không ai dám nghênh chiến, Tống Giang đau đầu không thôi, sau đó đã cử Lâm Xung cao thủ cấp giáo đầu võ nghệ siêu quần ra trận nghênh chiến.
Hỗ Tam Nương bị Lâm Xung bắt sống và sau đã trở thành một nữ tướng Lương Sơn. Về sau nàng đã kết nghĩa huynh muội với Tống Giang, được Tống Giang làm mai mối gả cho Vương Anh, hai vợ chồng cai quản nội vụ tam quân. Đến khi chinh phạt Phương Lạp, trong một trận chiến ở núi Ô Long, hai vợ chồng cùng lúc bị Trịnh Bưu – tướng lĩnh của Phương Lạp (người này là Trịnh Ma Quân biết dùng yêu pháp) lấy mạng.
Phan Kim Liên
Theo Thủy hử truyện của Thi Nại Am và Kim bình mai của Tiếu Tiếu Sinh, Phan Kim Liên nguyên là hầu gái trong nhà một đại gia. Kim Liên có nhan sắc hơn người nhưng do không chịu làm thiếp cho chủ già nên bị bức phải lấy Võ Đại Lang, anh Võ Tòng, một người vừa lùn vừa xấu xí, làm nghề bán bánh bao. Em trai Võ Đại Lang là Võ Tòng nhưng lại khác hẳn người anh trai. Võ Tòng là anh hùng tuấn tú, nổi tiếng khắp thiên hạ. Sau khi gặp Võ Tòng, chị dâu Phan Kim Liên đã thật sự bị “hớp hồn”. Vốn tính lẳng lơ nên Phan Thị Kim Liên ra sức quyến rũ nhưng bị Võ Tòng cự tuyệt. Nhân lúc Võ Tòng đi Đông Kinh, do người láng giềng là Vương Bà dắt mối, Phan Kim Liên đã gian dâm với Tây Môn Khánh, một tên công tử khét tiếng ăn chơi trong vùng.Cũng theo Thủy hử, vì muốn dan díu lâu dài với Tây Môn Khánh nên Phan Kim Liên với sự giúp đỡ của Vương Bà đã bỏ thạch tín vào bát canh và lấy mạng Võ Đại Lang. Võ Tòng trở về biết chuyện đã chém ả ngay tại chỗ rồi đi lấy mạng Tây Môn Khánh…
Mặc dù trong suy nghĩ của rất nhiều người Phan Kim Liên là biểu tượng cho hình ảnh một người phụ nữ lăng lơ lấy mạng chồng theo trai nhưng vân co nhiêu tai liêu lich sư đi ngươc lai vơi quan niêm nay.
Theo một số tài liệu gần đây vừa công bố thì Phan Kim Liên đã phải chịu oan khuất tột độ hàng trăm năm nay. Trái ngược với hình ảnh Phan Kim Liên lẳng lơ, dâm đãng trong Thủy hử truyện, Phan Kim Liên của lịch sử lại là một người vợ hiền dâu thảo, đẹp người tốt nết. Còn Võ Đại Lang lại là một người đàn ông thành đạt, cao lớn mạnh khỏe chứ không phải là một ông chồng yếu đuối, nhu nhược, xấu xí như miêu tả.
Lâm Xung nương tử
Mỹ nhân thứ tư chính là Trương Trinh Nương (cũng gọi là Lâm nương tử) phu nhân của hảo hán Lâm Xung. Vẻ đẹp của nàng khiến cho Cao Nha Nội – con trai của Thái úy Cao Cầu thần hồn điên đảo, nghĩ đủ mọi cách nhằm có được nàng.
Trong Thủy hử truyện tuy không miêu tả vẻ đẹp của Lâm nương tử một cách chính diện, nhưng nàng có thể khiến cho Cao Nha Nội – một tay ăn chơi phóng đãng chuyên môn thích cưỡng đoạt vợ con nhà người ta phải tương tư sầu khổ, bất chấp tất cả để có được. Vậy thì dung mạo của nàng tuyệt đối không thể thua kém bất cứ danh kỹ nào trong kinh thành được; nếu không phải là hoa khôi đệ nhất, thì cũng phải vào hàng chim sa cá lặn, hoa nhường nguyệt thẹn.
Ngoài ra, vẻ đẹp của Lâm nương tử không chỉ đơn thuần là vẻ đẹp ở bên ngoài, vẻ đẹp của nàng nằm ở sự lương thiện trong tâm. Lâm nương tử đối với chồng hết mực thương yêu, gắng sức che chở; dẫu cho bản thân đã phải chịu sự tủi nhục to lớn, nhưng trước sau vẫn không hề khóc lóc kể khổ hay oán trách trước mặt chồng.
Video: Lý Sư Sư bái đường cùng Lãng Tử Yến Thanh.
Theo nguoiduatin.vn
3 vị nữ tướng trong 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc gồm những ai?
Dù không phải số nhiều nhưng 3 nhân vật này đều rất đặc biệt, lập không ít chiến công cho Lương Sơn Bạc và được người đời sau ca tụng.
Thủy hử hay Thủy hử, nghĩa đen là "bến nước", là một tác phẩm trong bốn tác phẩm lớn của văn học cổ điển Trung Hoa, thường gọi là nhóm Tứ đại danh tác. Tác giả Thủy hử thường ghi là Thi Nại Am; cũng có người cho là của La Quán Trung. Truyện được viết dựa theo sách Đại Tống Tuyên Hòa di sự. Cốt truyện chính là sự hình thành và những thành tích của một nhóm người chống triều đình mà trở thành giặc cướp, thường gọi là 108 anh hùng Lương Sơn Bạc.
Trong số 108 vị anh hùng này, mỗi người một cốt cách, cá tính riêng biệt, nhưng trong số một rừng hào kiệt trượng phu ấy, có 3 người là phụ nữ, dù không phải số nhiều nhưng đều là nhân vật rất đặc biệt.
1. Cố Đại Tẩu
Cố Đại Tẩu, ngoại hiệu Mẫu Đại Trùng, là một nhân vật hư cấu trong tiểu thuyết văn học cổ điển Trung Hoa Thủy Hử. Cố Đại Tẩu xếp thứ 101 trong 108 vị đầu lĩnh Lương Sơn Bạc và xếp thứ 65 trong 72 vị sao Địa Sát, được sao Địa Âm Tinh chiếu mệnh.
Cố Đại Tẩu là 1 trong 108 vị anh hùng Lương Sơn.
Được biết đến là chị họ của hai anh em Giải Trân, Giải Bảo và là vợ của Tôn Tân, em trai Tôn Lập, Thủy Hử mô tả Cố Đại Tẩu là người giỏi võ nghệ, nóng tính, có thể đấu cùng 20 đến 30 người một lúc mà không ai có thể lại được gần mình. Vợ chồng Cố Đại Tẩu lập tửu điếm chứa cờ bạc và bán thịt trâu bò tại ngoại thành cửa đông thành Đăng Châu, nơi anh trai Tôn Tân là Tôn Lập giữ chức Đề Hạt cai quản binh mã Đăng Châu.
Việc tham gia vào vụ giải cứu hai anh em họ Giải khỏi ngục Đăng Châu là nguyên nhân Cố Đại Tẩu đã cùng những người tham gia giải cứu quyết định gia nhập Lương Sơn Bạc.
Và vị nữ tính này một trong số ít các đầu lĩnh Lương Sơn Bạc sống sót trở về từ chiến dịch bình Phương Lạp, đồng thời Cố Đại Tẩu là nữ tướng duy nhất trong 3 nữ tướng Lương Sơn Bạc (Cố Đại Tẩu, Tôn Nhị Nương, Hộ Tam Nương) sống sót trở về. May mắn hơn là cả chồng Cố Đại Tẩu là Tôn Tân và anh chồng là Tôn Lập cũng sống sót trở về. Sau chiến dịch bình Phương Lạp, Cố Đại Tẩu được triều đình nhà Tống phong tặng tước Đông Nguyên Huyện Quân và cả ba người Cố Đại Tẩu, Tôn Tân, Tôn Lập đều quay về Đông Châu và sống suốt quãng đời còn lại tại đây.
2. Hỗ Tam Nương
Hỗ Tam Nương biệt hiệu là Nhất Trượng Thanh - Cô Một Trượng, được sao Địa Tuệ Tinh chiếu mạng. Khi Tống Giang đánh Chúc gia trang, Hổ gia trang sai Hỗ Tam Nương đi cứu, Hỗ Tam Nương đã đánh nhiều dũng tướng của Lương Sơn Bạc, sau đó bị Báo tử Đầu Lâm Xung bắt sống.
Hỗ Tam Nương.
Do Tống Giang đã hứa với Vương Anh là sẽ tìm một phu nhân cho y, nên đã gả Hổ Tam Nương cho Vương Anh. Hỗ Tam Nương được coi là Lương Sơn đệ nhất mỹ nhân.
Trong trận đánh Phương Lạp, Vương Anh và Hỗ Tam Nương đều bị Trịnh Bưu hại chết.
3. Tôn Nhị Nương
Tôn Nhị Nương tên hiệu Mẫu dạ xoa, là một nhân vật hư cấu trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc Thủy hử. Bà là một trong 72 Địa Sát Tinh của 108 anh hùng Lương Sơn Bạc.
Tác phẩm mô tả Tôn Nhị Nương là một phụ nữ sắc sảo. Tôn tinh thông võ thuật, chân tay khoẻ mạnh. Bà thường ăn mặc diêm dúa, sử dụng đồ trang sức.
Tôn Nhị Nương minh họa trên phim.
Cha của Tôn Nhị Nương một lần đi qua đồi Thập Tự, gặp Trương Thanh chặn lại cướp. Ông đánh bại được Trương Thanh, thấy anh ta nhanh nhẹn nên đem về dạy võ nghệ, rồi gả con gái cho.
Sau đó, hai vợ chồng mở quán ăn ở đồi Thập Tự. Gặp các khách thương qua đường bất cẩn, họ đánh thuốc mê, cướp tài sản, xả thịt để bán như thịt trâu bò, nhồi thịt vào bánh bao. Tôn Nhị Nương trông quán chủ yếu còn Trương Thanh đi loanh quanh kiếm củi, nghe ngóng tin tức.
Khi gặp Võ Tòng, họ đã kết làm huynh đệ và cùng lên Nhị Long Sơn cùng Lỗ Trí Thâm để tụ nghĩa tại đó.
Sau này, khi đại quân Lương Sơn Bạc đến cứu giúp Tam Sơn (Đào Hoa Sơn, Bạch Hổ Sơn, Nhị Long Sơn) thì họ đã cùng đầu quân về với Lương Sơn Bạc.
Trong Thủy Hử 2011, Tôn Nhị Nương cùng chồng đổ thuốc mê vào một cái giếng cạnh một ngôi nhà hoang trên đường Phương Lạp chạy trốn. Tay chân của Phương Lạp bị mê man hết nhưng y giả vờ bị trúng thuốc mê. Thừa lúc hai vợ chồng Nhị Nương đến gần đã rút dao đâm cả hai.
Theo danviet.vn
Đời tư ít biết của diễn viên vào vai Lỗ Trí Thâm trong Thủy hử (1998) Trong "Tứ đại danh tác" của Trung Quốc, Tàng Kim Sinh là diễn viên duy nhất đóng vai chính trong 3 bộ kinh điển là Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử và Tây du Ký. Nhưng vai diễn thành sống mãi trong lòng khán giả và cũng là vai diễn công nhất của ông chính là "Lỗ Trí Thâm" trong Thủy hử (1998)....