Thủy điện xả lũ gây chết cá: Địa phương sẽ hỗ trợ cho dân
Công ty Thủy điện Hòa Bình sau khi mở cửa xả lũ đã làm cá nuôi lồng của các hộ dân ở hạ lưu đập Thủy điện sông Đà bị chết hàng loạt. Cấp xã và huyện đều khẳng định đây là vấn đề thiên tai nên khó nói đến chuyện đền bù, song địa phương sẽ có chính sách hỗ trợ cho dân.
Thủy điện xả lũ gây chết cá hàng loạt
Ông Nguyễn Văn Mậu – Chủ tịch UBND xã Hợp Thành (huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình) cho biết, thiệt hại do Công ty Thủy điện Hòa Bình (TĐHB) xả lũ gây ra cho xã Hợp Thành, tính đến ngày 23/7, là chết khoảng hơn 50 tấn cá.
Hiện nay cá trong lồng vẫn tiếp tục chết do bị thay đổi môi trường nước.
“Bà con bán tống, bán tháo suốt mấy hôm rồi mà cũng chưa tiêu thụ hết cá trong lồng. Cá sống còn bán được, chứ cá chết rất khó bán”, ông Mậu nói.
Nhiều nhà còn phải bán cá cho các cơ sở chế biến thức ăn gia súc, ủ làm phân.
Từ hôm Thủy điện Hòa Bình xả lũ đến nay, các hộ nuôi cá lồng ăn không ngon, ngủ không yên, nhà nào cũng bạc mặt vì cá lồng. Họ huy động tất cả các thành viên trong nhà mang cá đi bán. Sự nỗ lực, cố gắng của bà con cũng chỉ vớt vát được chút vốn.
Video đang HOT
Ông Mậu nói thêm, 2 ngày trước khi thủy điện xả lũ, xã Hợp Thành đã nhận được Công điện thông báo Thủy điện Hòa Bình xả lũ. Xã cũng đã thông báo đến các hộ dân bên bờ sông để có phương án phòng chống, nhất là các hộ nuôi cá lồng trên sông.
Dân bán tống bán tháo cá.
Nói về trách nhiệm của Cty TĐHB liên quan đến việc xả lũ, ông Mậu cho rằng công ty xả lũ theo lệnh của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai. Xác định đây là do thiên tai lũ lụt, cũng không thể quy trách nhiệm cho Công ty Thủy điện Hòa Bình.
Tuy nhiên ông Mậu cho biết, xã sẽ tổng hợp báo cáo lên UBND huyện Kỳ Sơn, đề nghị được hỗ trợ cho người dân xã Hợp Thành bị thiệt hại. Chủ tịch xã Hợp Thành cũng mong rằng sẽ nhận được sự chia sẻ của Thủy điện Hòa Bình.
Cá chết chất đầy trong nhà dân ở Kỳ Sơn, Hòa Bình.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Hoàng Quang Minh – Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn – cho biết, sau khi Thủy điện Hòa Bình kết thúc xả lũ, UBND huyện Kỳ Sơn sẽ tổng hợp thiệt hại của bà con. Huyện sẽ có chính sách hỗ chợ với góc độ địa phương, đối với các HTX và hộ gia đình chăn nuôi cá ở hạ lưu thủy điện trên địa bàn huyện Kỳ Sơn.
Đồng thời huyện Kỳ Sơn sẽ có văn bản, tờ trình đề nghị lên UBND tỉnh Hòa Bình, cùng các cơ quan chức năng có liên quan đề nghị hỗ trợ các HTX và các hộ dân để bù đắp thiệt hại do thiên tai và xả lũ gây ra.
Đàm Quang
Theo Dantri
Thủy điện Hòa Bình bất ngờ xả lũ sau nhiều năm, có gì bất thường?
Việc thủy điện Hòa Bình bất ngờ xả lũ sau nhiều năm khiến nhiều người tò mò và hoài nghi về sự bất thường của lần xả này.
Thủy điện Hòa Bình đang xả lũ, hàng ngàn m3 nước tung bọt trắng xóa.
Mới đây, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã yêu cầu Giám đốc Công ty thủy điện Hòa Bình mở 2 cửa xả đáy ở hồ thủy điện Hòa Bình.
Cụ thể, 18 giờ chiều 18/7, hồ thủy điện Hòa Bình đã mở cửa xả thứ nhất và đến 6 giờ sáng nay (19.7) mở thêm cửa xả đáy thứ 2. Trong thời gian xả, công ty thủy điện phải liên tục duy trì phát điện tối đa 8 tổ máy với tổng lưu lượng khoảng 2.400 m3/giây.
Đây là lần đầu tiên sau 3 năm, hồ Hòa Bình mới mở cửa xả lũ. Sự việc thu hút rất nhiều sự quan tâm của người dân. Nhiều người tò mò, đặt nghi vấn, việc thủy điện Hòa Bình xả lũ sau nhiều năm có gì bất thường?
Về vấn đề này, chiều 19.7, ông Đặng Trần Công - Chánh Văn phòng công ty thủy điện Hòa Bình khẳng định: "Việc xả lũ là hoàn toàn bình thường chứ không có gì là bất thường".
Đây là lần đầu tiên trong vòng 3 năm qua thuỷ điện Hoà Bình mở cửa xả lũ.
Theo ông Công, việc xả lũ của hồ thủy điện Hòa Bình xuất phát từ việc mưa lớn kéo dài hơn tháng qua ở miền Bắc và lại sắp đến thời gian lũ chính vụ (sau 20.7). Hiện mực nước tại hồ Hòa Bình cao hơn giới hạn cho phép 4,8 m nên việc xả lũ là cần thiết.
Ông Công cho biết thêm, trước kia khi chưa có hồ chứa của Thủy điện Sơn La và Thủy điện Lai Châu, Thủy điện Hòa Bình thường xuyên mở cửa xả lũ mỗi năm khi mùa mưa bão đến. Tuy nhiên, từ khi có 2 hồ thủy điện này, đây lần thứ 2 Thủy điện Hòa Bình xả lũ (lần cuối xả vào tháng 8.2014).
Khi được hỏi về ngày đóng cửa xả, ông Công cho biết: "Chúng tôi chỉ nhận lệnh xả lũ chứ chưa ấn định ngày đóng cửa xả để tích nước, bởi phải căn cứ theo mực nước từ thượng nguồn đổ về và sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương".
Chánh Văn phòng công ty thủy điện Hòa Bình cho hay, lệnh mở cửa xả đã được thông báo đến Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Bắc Ninh, Hải Dương và Hải Phòng để chủ động các biện pháp đảm bảo an toàn vùng hạ du.
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, từ nay đến ngày 22.7, Bắc Bộ sẽ tiếp tục có mưa, nhất là từ 20 đến 22.7 lượng mưa phổ biến 30-50 mm, có nơi lên 70-80 mm. Vì vậy thời gian tới, tùy vào tình hình mưa lũ, hồ Sơn La và Hòa Bình có thể tiếp tục phải xả lũ.
Công trình thủy điện Hòa Bình có công suất lớn nhất Đông Nam Á, được khởi công từ năm 1979 đến 1994, cung cấp khoảng 1/3 sản lượng điện Việt Nam. Nó có bốn nhiệm vụ chủ yếu: Cắt lũ, phát điện, cấp nước tưới và giao thông thủy. Dung tích hồ chứa là 9 tỷ m3, chiều dài đập 734 m, chiều cao 128 m. Công suất thiết kế của công trình là 1.920 MW, mực nước dâng tối đa là 120 mét.
Clip: Cận cảnh xả lũ ở đập Thủy điện Hòa Bình
Theo Danviet
Người dân bất chấp nguy hiểm xem thuỷ điện Hoà Bình xả lũ Nhiều người dân địa phương đứng xem hồ Hòa Bình xả lũ, bất chấp cột nước cuộn ra có thể gây nguy hiểm. Sáng 19/7, hồ thủy điện Sơn La và Hòa Bình đều xả đáy. Trong đó hồ Hòa Bình mở cửa xả thứ hai lúc 6h. Cửa xả đáy thứ nhất được mở lúc 18h hôm qua. Hồ sẽ liên tục...