Thủy điện tích nước vô lối ở tỉnh Kon Tum: Bão số 9 sầm sập, vẫn ngoan cố tích nước trái phép
Sáng 28/10, đoàn kiểm tra của Sở Công thương tỉnh Kon Tum ghi nhận nhà máy thủy điện Plei Kần vẫn đang tích nước khi bão số 9 ập vào đất liền với cường độ khủng khiếp.
Các Sở, ngành của tỉnh Kon Tum mặc đã liên tục ra nhiều văn bản cấm tích nước, thậm chí “dọa” rút giấy phép nhưng nhà máy thủy điện này vẫn làm ngơ.
Lại phát hiện tích nước trong ngày bão số 9 cường độ khủng khiếp
Sáng 28/10, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Kon Tum, Sở Công thương phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, huyện Đắk Tô, huyện Ngọc Hồi đi kiểm tra hiện trường lòng hồ khu vực thủy điện Plei Kần. Sáng cùng ngày, mặc dù ảnh hưởng của bão số 9, mưa khá lớn nhưng đoàn kiểm tra vẫn vào đến hiện trường để kiểm tra.
Tại thôn Đắk Dế (xã Đắk Rơ Nga, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum), đoàn kiểm tra ghi nhận hiện trường vùng ảnh hưởng do thủy điện Plei Kần tự ý tích nước: Nước còn ngập; con đường dân sinh vào khu vực 350 ha đất sản xuất của nông dân vẫn ngập trong nước, không thể đi lại.
Ông Huỳnh Minh Chương – Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Kon Tum đi kiểm tra thực tế và ghi nhận thủy điện Plei Kần vẫn còn tích nước trong sáng 28/10
Anh Lék (cán bộ địa chính xã Đắk Rơ Nga) cho biết: “So với đợt ngập cao điểm trước đây, nước đã rút xuống nhưng thủy điện vẫn tích nước”.
Qau kiểm tra thực tế, ông Huỳnh Minh Chương – Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Kon Tum khẳng định: “Thủy điện Plei Kần vẫn còn đang tích nước”. Đồng thời cho biết, sẽ yêu cầu địa phương là xã Đắk Rơ Nga lập biên bản ngay trong ngày 20/10 về sự việc để làm cơ sở xử lý sau này.
Theo ông Lâm Thế Hiển – Chủ tịch UBND xã Đắk Rơ Nga, huyện Đắk Tô (tỉnh Kon Tum): “Xã đang phối hợp với Công ty Tấn Phát đi kiểm kê thiệt hại của dân nhưng chưa xong. Riêng con đường vào khu đất sản xuất của dân vẫn còn ngập chưa thể đi lại được. Chúng tôi kính mong cơ quan có thẩm quyền các cấp quan tâm, chỉ đạo để giải quyết đi lại và yêu cầu đền bù hợp lý cho nông dân”.
Video đang HOT
Thủy điện Plei Kần tích nước gây chết và ngập nhiều cây trồng của dân.
Trước đó 1 ngày (ngày 27/10), đích thân ông Huỳnh Minh Chương đã ký văn bản gửi Công ty Tấn Phát yêu cầu xử lý các tồn tại, phát sinh liên quan đến công trình thủy điện Plei Kần. Trong đó nhấn mạnh, yêu cầu Công ty Tấn Phát dừng ngay việc tích nước và kiểm kê bồi thường thiệt hại cho dân trước ngày 15/11.
Nếu Công ty Tấn Phát tiếp tục vi phạm sẽ đề nghị Tổng Công ty Điện lực miền Trung không huy động công suất nhà máy, nặng hơn sẽ kiến nghị UBND tỉnh Kon Tum đề nghị Bộ Công thương thu hồi giấy phép hoạt động.
Bên cạnh việc dừng tích nước trái phép, yêu cầu Công ty Tấn Phát đưa mực nước hồ chứa về mực nước lòng sông tự nhiên, chỉ được tích nước khi được cấp thẩm quyền cho phép.
“Sẽ thực hiện các giải pháp có chữ nếu…”
Sau kiểm tra thực tế, đoàn đã có cuộc làm việc giữa 5 bên tại trụ sở UBND huyện Ngọc Hồi, gồm: Đại diện Sở Công thương, Sở Tài nguyên – Môi trường, huyện Ngọc Hồi, huyện Đắk Tô và chủ đầu tư nhà máy thủy điện Plei Kần là Công ty Cổ phần Tấn Phát (Công ty Tấn Phát).
Sở Công thương, Sở Tài Nguyên Môi trường cùng 2 huyện Ngọc Hồi, Đắk Tô và Công ty Tấn Phát có buổi làm việc sáng nay để giải quyết các vấn đề liên quan đến thủy điện Plei Kần tích nước trái phép gây ngập lụt, thiệt hại cây trồng, tài sản của nông dân.
Thừa uỷ quyền của Chủ tịch UBND huyện, ông Nguyễn Đức Xuân – Trưởng phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Ngọc Hồi ý kiến: “Đến thời điểm này huyện vẫn chưa thống kê hết thiệt hại do nhà máy thủy điện Plei Kần tự ý tích nước. Do vậy, đề nghị Công ty Tấn Phát phối hợp, sớm đánh giá thiệt hại để giải quyết đền bù, hỗ trợ cho người dân. Giải quyết sớm để ổn định dư luận, tránh tình trạng cho rằng địa phương bao che, chống lưng cho thủy điện là không hay”.
Ông Huỳnh Minh Chương – Phó GĐ Sở Công thương tỉnh Kon Tum nói: “Nếu công ty tiếp tục làm trái quy định sẽ đề nghị Tổng Công ty Điện lực miền Trung không huy động công suất nhà máy. Đồng thời, kiến nghị UBND tỉnh Kon Tum đề nghị Bộ Công thương thu hồi giấy phép hoạt động”.
Ông Nguyễn Công Nhật – Phó trưởng Phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Đắk Tô cho rằng: “Công ty Tấn Phát phải dừng ngay việc tự ý tích nước, việc này chính quyền địa phương đã yêu cầu nhiều lần nhưng công ty vẫn không chấp hành đầy đủ. Đề nghị công ty phải sớm đề bù thỏa đáng cho dân, sớm làm đường vào khu sản xuất cho dân”.
Tại buổi làm việc giữa các bên, đại diện chủ đầu tư, ông Nguyễn Văn Quân – Tổng GĐ Công ty Tấn Phát xác nhận, thủ tục tích nước của nhà máy thủy điện Plei Kần chưa đầy đủ. Đồng thời khẳng định, cột mốc cao trình của thủy điện cắm rất chuẩn.
“Hiện tại, công ty đã phối hợp với các địa phương đi kiểm kê thiệt hại do việc tích nước được khoảng 50%, sau bão số 9 sẽ tiếp tục đi kiểm tra để xem xét đền bù thiệt hại cho dân. Đối với việc làm đường vào khu đất sản xuất bị ngập, công ty đã chuẩn bị xong vật liệu nhưng do gặp mưa bão nên ngừng, sau bão sẽ tiếp tục triển khai làm ở 1 vị trí khác vị trí cũ”. Đồng thời, ông Quân thừa nhận: Thủy điện đang tích nước nhưng cũng đang xả nước.
Kết thúc buổi làm việc, ông Huỳnh Minh Chương – Phó Giám đốc Sở Công thương nói nghiêm khắc: “Đề nghị công ty phải tôn trọng ý kiến của các ngành, các chính quyền địa phương. Chúng tôi chỉ đạo liên tục nhưng công ty vẫn phớt lờ. Tôi đã chỉ đạo rồi, những cái gì tôi ký trong văn bản thì tôi sẽ làm… Nếu trong thời gian này Công ty Tấn Phát không thực hiện theo cam kết, chúng tôi sẽ làm những giải pháp có chữ “Nếu”. Có anh Quân ở đây tôi nói thẳng, tôi ký là tôi chịu”.
Theo ông Chương, ngày 27/10 ông đã ký văn bản số 1743/SCT-QLNL nói rõ: Nếu công ty tiếp tục vi phạm sẽ đề nghị Tổng Công ty Điện lực miền Trung không huy động công suất nhà máy. Đồng thời, kiến nghị UBND tỉnh Kon Tum đề nghị Bộ Công thương thu hồi giấy phép hoạt động.
Đến thời điểm này vẫn chưa thống kê hết thiệt hại do thủy điện Plei Kần tự ý tích nước ở tỉnh Kon Tum.
Bên cạnh đó, ông Chương đề nghị Công ty Tấn Phát xác định lại cao trình để xem xét đền bù, bồi thường cho dân tránh việc dân khiếu kiện nhiều lần. Có phương án phối hợp với công ty thủy điện Đắk Pô Kô điều tiết nước phù hợp, thông báo dân vùng hạ lưu, không để thiệt hại.
Như Báo điện tử DANVIET,VN liên tục phản ánh, gần 1 tháng nay nhà máy thủy điện Plei Kần của Công ty Cổ phần Tấn Phát tự ý tích nước khiến nước ngập trên diện rộng. Đặc biệt, nhà máy tích nước ngay trong mùa mưa bão đã làm cho nước dâng cao khiến người dân trở tay không kịp, đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng và tài sản của dân.
Nghiêm trọng nhất là 350 ha đất sản xuất của dân tại thôn Kon Dế, xã Đắk Rơ Nga, huyện Đắk Tô (tỉnh Kon Tum) bị cô lập hoàn toàn… Trong khi cà phê, cao su đang vào mùa thu hoạch, nếu không xử lý kịp sẽ gây hư thối nông sản.
Vụ tai nạn lao động khiến 6 công nhân thủy điện thương vong: Sai khớp về nguyên nhân dẫn đến tai nạn
Ngày 26-5, Cơ quan CSĐT CAH Ngọc Hồi (Kon Tum) vẫn đang phối hợp với VKSND cùng cấp tiến hành khám nghiệm hiện trường, điều tra vụ tai nạn lao động xảy ra tại thủy điện Plei Kần (TT Plei Kần, H. Ngọc Hồi) xảy ra vào chiều 25-5 khiến 3 người chết, 3 người bị thương.
Nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn này đang được các cơ quan chức năng xác minh, làm rõ. Tuy nhiên, theo báo cáo của chủ đầu tư và lời kể từ nạn nhân, nguyên nhân dẫn đến sự việc nghiêm trọng trên có sự sai khớp.
Đường đi ra khu vực thi công chênh vênh nhưng không hề có lan can bảo hộ.
Chủ đầu tư nói một đường, nạn nhân kể một nẻo
Theo báo cáo của Cty CP Tấn Phát, đơn vị chủ đầu tư công trình thủy điện Plei Kần gửi UBND tỉnh Kon Tum thì vụ tai nạn trên xảy ra tại mép bờ của cụm đầu mối cửa xả và cửa nhận nước thủy điện. Cụ thể, trong khoảng thời gian từ 12 giờ 30 phút đến 13 giờ ngày 25-5, khi các công nhân đang trong quá trình di chuyển đến chỗ làm việc, có một số công nhân đi lại trên mép bờ của cụm đầu mối thì bất ngờ bị ngã từ trên cao xuống. Trong lúc hoảng loạn các công nhân đã lôi kéo nhau dẫn đến 6 người rơi xuống khu vực cửa xả.
Ngay sau khi phát hiện sự việc, các công nhân đang có mặt tại công trình đã nhanh chóng tìm kiếm, cứu các nạn nhân. Tuy nhiên, do va đập mạnh khi ngã từ trên cao và ngạt nước nên 3 công nhân đã tử vong, 3 công nhân khác bị thương và được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum. 3 công nhân tử vong được xác định là anh A Triệu, A Khái và A Hồng (cùng trú làng Klâu Klah, xã Ia Chim, TP Kon Tum, Kon Tum). 3 nạn nhân bị thương khác, gồm anh A Phiên (26 tuổi), A Đục (23 tuổi, cùng trú TT Plei Kần, H. Ngọc Hồi) và em A Đục (16 tuổi, trú xã Đăk Rơ Nga, H. Đăk Tô, Kon Tum).
Nơi mà Cty CP Tấn Phát cho rằng các nạn nhân rơi xuống nước, dù có độ cao lớn, mất an toàn nhưng cũng không hề có biện pháp bảo vệ.
Cũng theo báo cáo của chủ đầu tư, hiện đơn vị đang tích cực phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tìm hiểu nguyên nhân vụ việc. Đồng thời, Cty có biện pháp hỗ trợ kịp thời về vật chất cũng như đến thăm hỏi, chia sẻ với các gia đình nạn nhân tử vong và bị thương. Trước mặt, Cty đã hỗ trợ toàn bộ chi phí mai táng theo phong tục địa phương và chi phí điều trị cho các nạn nhân bị thương. Ngoài ra, báo cáo còn nêu việc triển khai thi công xây dựng công trình thủy điện Plei Kần đảm bảo theo thiết kế được phê duyệt và các quy định của pháp luật liên quan. Trong quá trình thi công, chủ đầu tư cũng như nhà thầu thi công luôn chấp hành các biện pháp an toàn công trình, lao động.
Trong khi đó, theo lời của các nạn nhân bị thương thì nguyên nhân tai nạn khác với những gì mà chủ đầu tư đã báo cáo. Nạn nhân A Đục kể lại: "Lúc đó, vào khoảng 13 giờ 30 phút, cả 6 người đang đứng trên rọ sắt để đục bê tông ở phần hạng mục cửa xả, khi đang kéo lên thì dây cáp đứt, cả 6 người đều rơi xuống phía dưới. Em rơi xuống phía dưới thì bơi được vào bờ". Nạn nhân nhỏ tuổi nhất là A Xen cho biết thêm: "Khi dây cáp đứt, mọi người chỉ kịp la lên rồi rơi xuống phía dưới. Lúc em tỉnh lại thì đã thấy nằm trong bệnh viện rồi".
Qua tìm hiểu của PV, 6 công nhân bị nạn trên đều là lao động phổ thông người đồng bào dân tộc thiểu số. Trong khi đó, kiến thức về an toàn lao động, bảo hộ lao động của những lao động "tay ngang" hoàn toàn yếu.
Cơ quan chức năng tiến hành khám nghiệm hiện trường vào sáng 26-5.
Nhiều "cái bẫy" chực chờ
Có mặt tại hiện trường và tiếp cận khu vực 6 công nhân bị nạn, chúng tôi không khỏi rùng mình khi phải đi ngang qua thân đập bê tông có bề ngang 1m. Dù khu vực này đã dừng thi công nhưng qua tìm hiểu thì đây cũng là con đường mà công nhân đi bộ ra khu vực cửa xả hàng ngày để làm việc. Dù chênh vênh khi độ cao của thân đập cách mặt đất 15-20m nhưng không hề có một biện pháp bảo hộ lao động nào. Tại trước thân đập, đơn vị thi công cũng chỉ cắm biển cảnh báo: "Nguy hiểm - Té ngã" đã xiêu vẹo trên mặt đất.
Trong khi đó, tại khu vực bên trên cụm đầu mối cửa xả và cửa nhận nước có độ cao lớn nhưng chỉ được bảo vệ bằng lan can là những thanh sắt hàn sơ sài. Thậm chí chỗ có, chỗ không. Theo chỉ dẫn của đại diện đơn vị thi công, chúng tôi có mặt tại khu vực mà theo báo cáo của Cty là nơi các công nhân đã ngã. Tại đây cũng không hề có một biện pháp bảo vệ nào. Chưa kể, xung quanh là dây điện và những cây sắt thừa trở thành "cái bẫy", chỉ cần một chút sơ sẩy vấp chân thì tai nạn đáng tiếc xảy ra bất cứ lúc nào.
Chiều 26-5, trao đổi với P.V, ông Lê Như Nhất - Giám đốc Sở Công thương tỉnh Kon Tum cho biết: Qua báo cáo của đơn vị chủ đầu tư và những gì chúng tôi nắm được thì có điểm sai khớp về nguyên nhân xảy ra sự việc chết người. Chính vì vậy, hiện Sở Công thương đã báo cáo và tham mưu cho UBND tỉnh Kon Tum, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan Công an tiếp tục điều tra, xác minh làm rõ nguyên nhân vụ việc nhằm xử lý đúng theo quy định của pháp luật. Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo Sở Y tế giao trách nhiệm cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum tạo điều kiện tốt nhất để hỗ trợ cho 3 nạn nhân bị thương. Chúng tôi cũng tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo Sở LĐTB&XH thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để xem xét nguyên nhân vụ việc, xác định rõ sự việc để đảm bảo quyền lợi cho người lao động bị nạn. Sau khi các cơ quan chức năng làm rõ nguyên nhân vụ việc, Sở Công thương sẽ có tham mưu cho UBND tỉnh xem xét dừng hoặc cho tiếp tục thi công công trình trên.
Xử lý hậu quả vụ tai nạn lao động ở công trường thủy điện tại Kon Tum Chiều 25/5, tại công trường xây dựng thủy điện Plei Kần, ở thị trấn Plei Kần, Kon Tum xảy ra vụ tai nạn lao động khiến 3 người tử vong. Như VOV đã đưa tin, chiều 25/5, tại công trường xây dựng thủy điện Plei Kần, ở thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum xảy ra vụ tai nạn lao...