Thụy Điển tài trợ sản xuất vũ khí tầm xa cho Ukraine, cho phép sử dụng tùy ý
Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển cho biết Ukraine được tự do sử dụng vũ khí của Thụy Điển tùy theo ý muốn, kể cả trên lãnh thổ Nga.
Trong cuộc họp với Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov tại Stockholm hôm 22/11, Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Pal Jonson tiết lộ rằng Thụy Điển có kế hoạch phân bổ nguồn quỹ đáng kể để sản xuất hàng loạt tên lửa tầm xa và máy bay không người lái cho Ukraine.
Ông Jonson giải thích rằng nguồn tài trợ này có thể thực hiện được thông qua “mô hình Đan Mạch”. Theo đó, các quốc gia sẽ hỗ trợ tài chính trực tiếp cho ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine thay vì chỉ cung cấp vũ khí từ kho dự trữ.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Pal Jonson tại cuộc họp báo ở Lâu đài Karlberg, ngày 22/11. Ảnh: TT News Agency
Mô hình của Đan Mạch có lợi ích kép: củng cố khả năng tự vệ của Ukraine và tăng cường năng lực sản xuất quốc phòng trong nước của Ukraine, tạo ra giải pháp bền vững và lâu dài hơn cho việc cung cấp vũ khí và thiết bị.
Video đang HOT
Đối với Thụy Điển, việc áp dụng mô hình Đan Mạch mang lại lợi thế chiến lược. Bằng cách tài trợ cho Ukraine sản xuất vũ khí, Thụy Điển tránh làm cạn kiệt nguồn lực quân sự của chính mình trong khi vẫn duy trì cam kết hỗ trợ Ukraine trong xung đột.
Ngoài ra, cách tiếp cận này còn thúc đẩy mối quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn giữa Thụy Điển và Ukraine, có khả năng mở ra cơ hội hợp tác trong công nghệ và sản xuất quốc phòng.
“Thụy Điển sẵn sàng hợp tác với các đối tác và đồng minh để phát triển hơn nữa năng lực phòng thủ của Ukraine”, ông Jonson cho biết. “Ukraine phải có các công cụ để tự bảo vệ mình”.
Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển cũng cho biết Ukraine có quyền tự do sử dụng vũ khí của Thụy Điển tùy theo ý muốn, kể cả trên lãnh thổ Nga, như một phần quyền tự vệ theo luật pháp quốc tế.
Động thái này diễn ra sau một sáng kiến tương tự của Đan Mạch, cam kết hỗ trợ khoảng 630 triệu USD cho ngành công nghiệp quốc phòng của Ukraine, số tiề.n có nguồn gốc từ các tài sản bị đóng băng của Nga tại Liên minh châu Âu.
Na Uy cũng tham gia sáng kiến này, cam kết tài trợ trực tiếp cho việc sản xuất vũ khí và thiết bị do Ukraine sản xuất.
Trong khi đó, các quan chức Mỹ và châu Âu đang thảo luận về biện pháp răn đe Nga để đảm bảo an ninh cho Ukraine, chẳng hạn như tích trữ kho vũ khí thông thường đủ mạnh.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine tuyên bố sẽ đáp trả cuộc tấ.n côn.g tên lửa của Nga
Ngày 22/11, phát biểu trong cuộc họp báo tại Stockholm với người đồng cấp Thụy Điển Pal Jonson, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov cho biết nước này sẽ tiến hành đáp trả cuộc tấ.n côn.g bằng tên lửa cách đây vài ngày của Nga.
Ông Rustem Umerov cho biết đây là lần thứ 2 phía Nga tiến hành leo thang căng thẳng cuộc chiến trong năm nay. Lần đầu tiên là khi Nga đưa lực lượng bên thứ ba vào tham chiến và bây giờ là sử dụng tên lửa để tấ.n côn.g. Vì vậy, ở giai đoạn này, Ukraine đang nỗ lực tăng cường năng lực, khả năng phòng không và đang nỗ lực để đáp trả. Tuy nhiên, ông cũng cũng thừa nhận tình hình chiến sự của Ukraine gặp rất khó khăn.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Pal Jonsoncho biết cuộc tấ.n côn.g của Nga sẽ không làm giảm sự ủng hộ của chính phủ ông dành cho Ukraine. Theo kế hoạch viện trợ cho Ukraine, nước này sẽ tiếp tục cung cấp khoảng 25 tỷ krona (2,2 tỷ USD) trong giai đoạn 2025 -2026 và có thể hơn thế nữa. Ông Jonson cũng xác nhận hai nước đã có sự hợp tác đi vào chiều sâu. Chính phủ Thụy Điển sẵn tăng cường nguồn viện trợ đáng kể cho việc sản xuất hàng loạt tên lửa tầm xa và thiết bị bay không người lái (UAV). Nước này sẽ tăng cường mua các tên lửa tầm xa và UAV và sau đó chuyển giao cho ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine.
Trong một diễn biến liên quan khác, cùng ngày 22/11, Ngoại trưởng Séc Jan Lipavsky đã có chuyến thăm tới Kiev gặp người đồng cấp Ukraine Andrii Sybiha và thể hiện cam kết tiếp tục hỗ trợ Ukraine sau khi Nga sử dụng tên lửa siêu vượt âm mới để tấ.n côn.g.
Tại cuộc họp báo, ông Lipavsky cho biết, hành động tấ.n côn.g tên lửa của Nga chỉ là nỗ lực nhằm 'hù dọa' người dân Ukraine, người dân châu Âu và các nước không nên khuất phục trước điều đó.
Trước đó, trong bài phát biểu trên truyền hình vào ngày 21/11, Tổng thống Putin xác nhận Nga đã bắ.n tên lửa mới sau khi Ukraine, với sự chấp thuận của Chính quyền Biden, đã tấ.n côn.g Nga bằng 6 tên lửa ATACMS do Mỹ sản xuất trong ngày 19/11 và các loại tên lửa hành trình Storm Shadow của Anh và HIMARS của Mỹ vào ngày 21/11. Theo đó, Moskva đã tấ.n côn.g công ty tên lửa và vũ trụ Yuzhmash - một doanh nghiệp tên lửa và quốc phòng tại thành phố Dnipro của Ukraine.
Ngày 22/11, Bộ Quốc phòng Nga xác nhận tất cả các tên lửa của nước này đều bắ.n trúng mục tiêu và đây cũng là lần đầu tiên Nga sử dụng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung mang đầu đạn thông thường trong chiến đấu.
Ngày 22/11, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh cuộc tấ.n côn.g bằng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm mới vào Ukraine chính là thông điệp gửi tới phương Tây trước những hành động gây hấn vừa qua. Ông Peskov nói: "Thông điệp chính là các quyết định, hành động liều lĩnh của phương Tây khi sản xuất tên lửa, cung cấp cho Ukraine, sau đó tham gia vào các cuộc tấ.n côn.g vào lãnh thổ Nga sẽ không thể không nhận phản ứng từ phía Nga".
Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết việc Nga sử dụng tên lửa mới là hành động leo thang rõ ràng và nghiêm trọng trong chiến tranh và kêu gọi sự lên án mạnh mẽ trên toàn thế giới.
Ukraine tính xuất khẩu UAV dù thiếu nghiêm trọng Truyền thông Anh nói rằng Ukraine dường như đang xem xét việc xuất khẩu UAV ra nước ngoài, dù họ đang rất cần vũ khí này trong cuộc chiến với Nga. UAV đang trở thành vũ khí quan trọng hàng đầu trong chiến sự Nga - Ukraine (Ảnh: AFP). Financial Times (FT) trích dẫn lời các quan chức và những người trong ngành...