Thủy điện Sơn La hoàn thành sớm 3 năm
Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng khẳng định, thủy điện Sơn La đáp ứng yêu cầu thiết kế, đủ điều kiện đưa vào vận hành khai thác sử dựng. Việc hoàn thành sớm 3 năm so với kế hoạch đã làm lợi 2 tỷ USD cho đất nước.
Sáng 20/12, Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng đã họp nghiệm thu công trình thủy điện Sơn La. Theo báo cáo của chủ đầu tư EVN, công trình tới thời điểm nghiệm thu đã được xây dựng đúng thiết kế kỹ thuật. Hồ chứa đã tích nước hai mùa đủ đến mực nước dâng bình thường.
Đại diện EVN cho biết, toàn bộ 6 tổ máy đã hoàn thành. Các hệ thống thiết bị phụ, trạm bơm tiêu cạn đã vận hành được hai năm. Thiết bị xả sâu hoạt động và không có hiện tượng bất thường. Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đồng ý cho thủy điện Sơn La tích nước từ tháng 5/2012.
Trên công trường lắp đặt tổ máy số 6 thủy điện Sơn La. Ảnh: Nhân Dân
Theo đại diện tư vấn – Viện thiết kế thủy công Matxcơva, đơn vị này đã kiểm tra độ tin cậy an toàn và ổn định của thủy điện Sơn La, xác định tất cả chỉ tiêu đều vượt quá hệ số an toàn của công trình. Về những vết nứt đã được ghi nhận, tư vấn khẳng định “không ảnh hưởng gì tới độ bền của đập”.
Phía tư vấn Nga đưa ra một vài lưu ý như phía hầm ngang bên bờ trái còn có một chút vật liệu chảy ra theo nước; cần sớm khôi phục mạng lưới đo địa chấn cục bộ ở vùng lòng hồ và khi hạ thấp dần mực nước hồ chứa nên tiếp tục xử lý các vết rỏ rỉ.
Đại diện tổ chuyên gia của Hội đồng, ông Huỳnh Bá Kỹ Thuật đánh giá, địa chất nền của thủy điện Sơn La đã đáp ứng yêu cầu thiết kế đủ điều kiện đưa vào vận hành. Bê tông đáp ứng tất cả mẫu đúc, mẫu khoan đạt và vượt yêu cầu thiết kế. Các vết nứt được chủ đầu tư và tư vấn, các chuyên gia, hội đồng nghiệm thu đề ra biện pháp hữu hiệu khắc phục.
Video đang HOT
Thay mặt Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng, Chủ tịch Hội đồng, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng khẳng định, thủy điện Sơn La là công trình trọng điểm quốc gia không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà có vị trí rất quan trọng, việc bảo đảm an toàn được đặt lên hàng đầu.
Công tác khảo sát thiết kế, tư vấn được đặc biệt quan tâm nên đã có những thông số chính xác. Các đơn vị thi công công trình thủy điện Sơn La đều có bề dày kinh nghiệm thuộc Bộ Xây dựng, Bộ Quốc phòng đã tập trung hết sức để thực hiện công trình. Việc hoàn thành sớm 3 năm đã làm lợi 2 tỷ USD cho đất nước.
Bộ trưởng Dũng cũng cho rằng, tổ chuyên gia đã đồng ý thống nhất cao về an toàn đập cho thấy công trình bảo đảm đáp ứng yêu cầu thiết kế, đủ điều kiện đưa vào vận hành khai thác sử dụng.
Tuy nhiên, để bảo đảm công trình vận hành tốt, chủ đầu tư cần tiếp tục theo dõi an toàn đập, khắc phục bổ sung thiết bị quan trắc, lập hồ sơ quan trắc và xây dựng bộ tiêu chuẩn về an toàn đập của riêng công trình thủy điện Sơn La; đồng thời mở rộng khai thác các giá trị về du lịch, nuôi trồng thủy sản… tận dụng vị thế của công trình lớn này.
Thủy điện Sơn La được khởi công ngày 2/12/2005 với công suất thiết kế 2.400MW, tổng mức đầu tư 60.195 tỷ đồng. Công trình có cao trình đỉnh đập là 228 m, tuyến năng lượng gồm cửa lấy nước (6 khoang), đường ống áp lực và nháy thủy điện kiểu hở sau đập. Mực nước dâng bình thường của hồ chứa là 215 m, dung tích hồ chứa là 9,26 tỷ m3, gồm 6 tổ máy với công suất điện lượng trung bình là 10,246 tỷ kwh. Theo tiến độ, đến năm 2010 thủy điện Sơn La phát điện tổ máy số 1, công trình hoàn tất vào năm 2015.
Theo VNE
Thêm nhiều nhà cho người thu nhập thấp tại Hà Nội
Nhiều dự án nhà thương mại sắp được chuyển sang xây dựng nhà xã hội, cơ chế hỗ trợ người mua sẽ tăng lên nhiều.
Tại buổi làm việc với lãnh đạo thành phố Hà Nội ngày 13/12, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng phân tích, trong bối cảnh thị trường bất động sản đang đóng băng, với khối lượng các dự án bất động sản ở Hà Nội hiện nay nếu tất cả đều hoàn thành thì phải nhiêu năm nữa mới tiêu thụ hết. Chính vì vậy, phải cơ cấu lại các dự án theo định hướng là làm nhà ở cho người nghèo mà doanh nghiệp vẫn có lãi. Làm nhà xã hội được coi là một gói kích cầu đa mục đích mà cả người dân, doanh nghiệp và nhà nước đều có lợi. Người dân thì có nhà, doanh nghiệp thì có việc làm, thu nhập.
"Nhà ở xã hội nên có diện tích vừa phải. Các doanh nghiệp cần đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, vật liệu mới để kéo giá nhà rẻ xuống, phù hợp với nhu cầu chi trả của đại bộ phận người mua", Bộ trưởng chỉ đạo.
Tại buổi làm việc, đại diện các doanh nghiệp xây dựng đã báo cáo tình hình các dự án nhà xã hội đang thực hiện hoặc sẽ chuyển đổi sang nhà thương mại, đồng thời kiến nghị, đề xuất nhiều giải pháp để đẩy mạnh phát triển loại hình nhà ở xã hội. Ông Đoàn Châu Phong, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng (Vinaconex), cho biết, tại khu đô thị Bắc An Khánh, Tổng công ty có 18,5 ha đã được chấp thuận chuyển đổi sang nhà ở xã hội. Hiện doanh nghiệp đã hoàn chỉnh hồ sơ, dự kiến sẽ khởi công vào quý I/2013.
Ngoài ra, nếu được Hà Nội chấp thuận, Vinaconex sẽ triển khai tiêp dự án 50 ha tại khu đô thị Đại Áng (huyện Thanh Trì) rất thuận tiện về giao thông, hạ tầng, phát triển theo mô hình đô thị nhà xã hội. Ông Phong khẳng định, các doanh nghiệp nòng cốt của Vinaconex đều đã đăng ký tham gia chương trình nhà xã hội. Trong thời gian tới, Vinaconex hy vọng sẽ tạo ra những khu đô thị nhà xã hội chứ không dừng lại ở các khu nhà thu nhập thấp như đã làm thời gian qua.
Hà Nội mới có một khu nhà xã hội tại khu đô thị Việt Hưng. Ảnh: Đoàn Loan
Ông Đoàn Châu Phong kiến nghị TP Hà Nội cho phép doanh nghiệp được giữ lại quỹ sàn nhà ở thương mại theo quy định phải trả cho thành phố để doanh nghiệp bán lấy tiền bù đắp vào chi phí xây dựng nhà xã hội để có thể kéo giá nhà xuống thấp. Đồng thời, kiến nghị nhà nước cho phép doanh nghiệp trích 10% lợi nhuận không phải đóng thuế thu nhập để đầu tư đồng bộ các dịch vụ tiện ích để giảm bớt giá dịch vụ cho người sử dụng khi đến ở.
Ngoài ra, Bộ Xây dựng và TP Hà Nội cần có cơ chế ưu đãi để thu hút xã hội hóa mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư phát triển các công trình hạ tầng xã hội. Vinaconex cũng sẽ thí điểm làm nhà cho thuê để thu hút nhóm người trẻ có thu nhập trung bình nhưng chưa đủ tích lũy để mua nhà...
Đại diện Tổng công ty Đầu tư phát triển Hạ tầng và Đô thị (HUD) cho biết, dự án Khu đô thị Tây Nam Linh Đàm mà HUD đang thực hiện theo quy hoạch có 49 ha, trong đó 19 ha phát triển nhà ở, chỉ có 2,4 ha dành cho nhà xã hội. Tuy nhiên, HUD đang điều chỉnh, chỉ dành 10 ha làm nhà thương mại để có vốn hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trong khu đô thị, còn lại dành khoảng 9ha làm nhà xã hội. Đại diện HUD đề nghị Hà Nội cho phép tăng mật độ dân số để giảm giá thành nhà xã hội.
Lãnh đạo Tập đoàn Nam Cường cũng cho biết, đơn vị này đang lập dự án khu đô thị 140 ha tại Đại Mỗ, trong đó dự kiến sẽ dành 10-15ha để làm nhà xã hội. Nam Cường kiến nghị các ngân hàng cần hạ lãi suất cho vay xuống 10% thay vì 18% như hiện nay; giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm thuế VAT cho người mua nhà...
Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho biết, theo quy định hiện hành, các dự án nhà ở phải dành riêng quỹ đất 20% để phát triển nhà xã hội, tuy nhiên các dự án trên địa bàn Hà Nội thực hiện chưa nghiêm quy định này, tỷ lệ quỹ đất dành cho loại nhà này rất thấp. Do vậy, thành phố cần nhanh chóng kiểm tra, rà soát, phân loại các dự án để điều chỉnh lại cho phù hợp, nhất thiết phải dành quỹ đất 20% cho nhà xã hội.
"Bộ Xây dựng đang theo sát vấn đề này và kiểm tra chặt chẽ. Các dự án phải chủ động điều chỉnh, nếu không sẽ bị chỉ mặt vạch tên", Thứ trưởng Nam khẳng định.
Về chính sách phát triển nhà xã hội, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho biết, theo dự thảo Nghị định mà Bộ Xây dựng vừa trình Chính phủ, các cơ chế hỗ trợ đã tăng lên rất nhiều so với trước đây. Các dự án nhà xã hội sẽ được hưởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 10%, thuế GTGT với người mua là 5%.
Bên cạnh đó quy định mới cũng mở rộng diện được mua nhà xã hội, thu hẹp bớt điều kiện, tiêu chí được mua, bán nhà; trong khu vực phát triển nhà xã hội được trích 20% quỹ đất để làm nhà thương mại, bán theo giá nhà thương mại để bù đắp chi phí xây dựng nhà xã hội; cho phép các địa phương có thể hỗ trợ hạ tầng trong phạm vi dự án... Bộ Xây dựng đang kiến nghị những chính sách này được áp dụng từ quý II/2013.
Đặc biệt, về nguồn vốn tín dụng, Bộ Xây dựng sẽ ký kết thỏa thuận với với ngân hàng BIDV phối hợp triển khai chương trình phát triển nhà xã hội giai đoạn 2013-2015, theo đó trong 3 năm tới mỗi năm BIDV sẽ dành 10.000 tỷ đồng cho nhà xã hội với lãi suất ưu đãi đầu tư, trong đó 6.500 tỷ dành cho người mua nhà với lãi suất bằng lãi suất huy động tiết kiệm, thời hạn 15 năm, giá trị bằng 70% giá trị nhà.
Theo VNE
Gần 2.500 tỷ đồng hỗ trợ xây nhà cho 71.000 người có công Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng vừa ký trình Thủ tướng đề án hỗ trợ nhà ở những người có công với cách mạng. Theo đó, trong năm 2013, gần 2.500 tỷ đồng sẽ được chi hỗ trợ xây, sửa nhà cho 71.000 người có công. 16 năm thực hiện chương trình hỗ trợ, hàng triệu gia đình người có công đã...