Thủy điện Sơn La, Hòa Bình đồng loạt mở cửa xả đáy ngày mai
Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai vừa lệnh cho các công ty thủy điện Sơn La, Hòa Bình mở cửa xả đáy trong ngày 9.9.
Theo đó, thủy điện Sơn La sẽ mở 1 cửa xả đáy vào lúc 7h sáng 9.9, thủy điện Hòa Bình mở thêm cửa xả đáy lúc 13h ngày 9.9.
Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai cũng chỉ đạo tùy theo tình hình diễn biến của mưa lũ có thể tiếp tục mở thêm các cửa xả đáy.
Để chuẩn bị cho việc xả lũ, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai chỉ đạo Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng thông báo đến các cấp chính quyền, người dân, các tổ chức có hoạt động trên sông, ven sông về thông tin xả lũ.
Đặc biệt, thông tin kịp thời tới các cơ sở nuôi trồng thủy sản trên sông, phương tiện vận tải thủy, các bến đò ngang, các hoạt động sản xuất kinh doanh, khai thác cát sỏi biết thông tin xả lũ hồ thủy điện để chủ động các biện pháp phòng tránh đảm bảo an toàn về người và tài sản.
Hồi 9h ngày 8.9, mực nước hồ Sơn La ở cao trình 214,51 m, lưu lượng đến hồ là 4.038 m3/s, tổng lưu lượng xả là 2.649 m3/s (lưu lượng chạy máy phát điện); tổng lưu lượng xả qua hồ Bản Chát đến hồ Sơn La trong 5 giờ qua liên tục tăng cao từ 81,9-971,2 m3/s.
Mực nước hồ Hòa Bình ở cao trình 116,14 m, lưu lượng đến hồ 2.850 m3/s, tổng lưu lượng xả 3.980 m3/s (gồm lưu lượng qua 1 cửa xả đáy và lưu lượng chạy qua máy phát điện).
Video đang HOT
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương cũng ự báo trong đêm nay và ngày mai, mực nước sông Thao tại Lào Cai sẽ đạt đỉnh ở mức 80,90 m (trên báo động 1 là 0,90 m) vào trưa ngày 8.9 rồi xuống dần, tại Yên Bái sẽ lên mức 30,60 m (dưới báo động 2 là 0,4 m).
Trong 24 giờ tiếp theo, mực nước sông Thao tại Lào Cai sẽ xuống mức 79,60 m, tại Yên Bái sẽ lên và đạt đỉnh ở mức 30,70 m vào đêm ngày 8.9 và giảm chậm, đến sáng ngày 9/9 xuống mức 30,30m
“Sạt lở đất và lũ quét có khả năng xảy ra tại nhiều tỉnh ở vùng núi phía Bắc như: Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang”, cơ quan khí tượng cảnh báo.
Theo Danviet
Lũ thượng nguồn đang lên, nhà đèn lo "vắt chân lên cổ"
Tập đoàn Điện lực Việt Nam vừa ban hành văn bản khẩn số 3709 (ngày 15.8.2017) đề nghị các đơn vị trực thuộc triển khai ứng phó với mưa, lũ khu vực Bắc Bộ.
Công nhân Công ty Điện lực Yên Bái khắc phục sự cố lũ quét - Ảnh: EVN
Để chủ động phòng chống, hạn chế thiệt hại do thiên tai, Tập đoàn Điện lực Việt Nam yêu cầu các đơn vị khẩn trương thực hiện các phương án phòng chống để đối phó với mưa, lũ, xử lý kịp thời các tình huống, đảm bảo an toàn cung cấp điện, an toàn cho người, thiết bị, công trình và an toàn cho nhân dân, chuẩn bị đầy đủ người, phương tiện để khắc phục nhanh các sự cố do thiên tai gây ra.
Các đơn vị quản lý lưới điện tăng cường kiểm tra để sớm phát hiện khu vực có khả năng sạt lở đất, ảnh hưởng đến cột, đường dây, trạm điện và có phương án xử lý kịp thời.
Các Tổng công ty Điện lực chỉ đạo các đơn vị trực thuộc đảm bảo cung cấp điện an toàn và ứng phó kịp thời với các tình huống có thể xảy ra, đảm bảo cấp điện an toàn và nhanh nhất cho các phụ tải quan trọng, các trạm bơm tiêu úng, các công trình phòng chống thiên tai trên địa bàn. Bên cạnh đó là phối hợp với BCH PCTT và TKCN tỉnh cung cấp điện dự phòng cho các phụ tải quan trọng khi mất nguồn điện lưới; chỉ đạo các Công ty cổ phần thủy điện trực thuộc rà soát kiểm tra công trình, nguồn điện dự phòng, theo dõi sát tình hình thuỷ văn, vận hành hồ chứa theo quy trình, phối hợp chặt chẽ, thông báo kịp thời, đúng quy định cho các địa phương và cơ quan liên quan, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người, thiết bị, công trình, hồ chứa và vùng hạ du.
Các Công ty thủy điện kiểm tra công trình, hồ, đập, nguồn điện dự phòng, theo dõi sát tình hình thủy văn, mưa lũ, lượng nước về hồ, vận hành hồ chứa theo quy trình, phối hợp chặt chẽ, báo cáo và thông báo kịp thời, đúng quy định cho các địa phương và cơ quan liên quan, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người, thiết bị, công trình, hồ chứa và vùng hạ du.
Các Công ty nhiệt điện tăng cường kiểm tra hệ thống mái che, hệ thống thoát nước mặt, kho nhiên liệu, bãi thải xỉ đảm bảo vận hành an toàn, tin cậy, không ảnh hưởng đến môi trường.
Các Ban Quản lý dự án kiểm tra công trường, theo dõi sát diễn biến mưa, lũ, tổ chức phòng, chống, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người, thiết bị và công trình.
Trước đó, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, từ 1h đến 7h ngày 15.8, mây tiếp tục phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Trong 3 giờ vừa qua, tại các huyện Quản Bạ, Hoàng Su Phì có mưa vừa, mưa to.
Cảnh báo từ 9 đến 13h ngày 15.8 tại Hà Giang tiếp tục có mưa to, nguy cơ sạt lở đất, lũ quét đặc biệt cao ở các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Đồng Văn, Quản Bạ, Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê.
Do ảnh hưởng của vùng xoáy thấp phát triển trên khu vực Bắc Bộ nên trong đêm 14.8 đến sáng 15.8 ở Bắc Bộ đã có mưa vừa, đến mưa to, có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến 30-70mm, một số nơi có mưa lớn hơn như Thái Nguyên 97mm, Bắc Quang của Hà Giang 117mm, Bắc Giang 96mm, Bắc Ninh 120mm, Chí Linh của Hải Dương 85mm...
Dự báo từ ngày 15-17.8 tới, Bắc Bộ tiếp tục có mưa vừa, có nơi mưa to và rải rác có dông; riêng các tỉnh vùng núi, trung du có mưa to đến rất to (tổng lượng mưa phổ biến 150-250mm, có nơi trên 300mm). Thời gian mưa lớn xảy ra tập trung về đêm và sáng.
Cảnh báo từ ngày 15-17.8 tới, trên lưu vực sông Thao, sông Lô có khả năng sẽ xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên ở thượng lưu từ 2-3,5m; ở hạ lưu từ 1-2,5m.
Trên lưu vực sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam có khả năng sẽ xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên ở thượng lưu từ 2-4m; ở hạ lưu từ 1-2m.
Trong đợt lũ này, đỉnh lũ trên sông Thao tại Yên Bái có khả năng sẽ đạt mức báo động 1, các sông khác sẽ ở mức dưới báo động 1.
Sạt lở đất và lũ quét trên các sông suối nhỏ có khả năng xảy ra tại các tỉnh ở vùng núi phía Bắc, đặc biệt nguy cơ cao tại các huyện: Mường Tè, Phong Thổ, Sìn Hồ, Than Uyên, Nậm Nhùn, Tam Đường, Tân Uyên ở tỉnh Lai Châu; Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Bắc Yên, Yên Châu, Mai Sơn, Sông Mã, Sốp Cộp, Vân Hồ ở tỉnh Sơn La; Mường Nhé, Tủa Chùa, Điện Biên, Điện Biên Đông, Tuần Giáo, Nậm Pô, Mường Chà, thị xã Mường Lay thuộc tỉnh Điện Biên.
Tại huyện Bát Xát, Sa Pa, Văn Bàn, Mường Khương, Bảo Thắng, Bắc Hà, Si Ma Cai, Bảo Yên của tỉnh Lào Cai; Hoàng Su Phì, Xín Mần, Yên Minh, Quản Bạ, Mèo Vạc, Đồng Văn, Bắc Mê, Bắc Quang, Vị Xuyên thuộc tỉnh Hà Giang; Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên của tỉnh Tuyên Quang; Yên Bình, Mù Cang Chải, Trấn Yên, Trạm Tấu, Văn Chấn, Văn Yên, Lục Yên thuộc tỉnh Yên Bái; Bảo Lạc, Thông Nông, Hà Quảng, Nguyên Bình ở tỉnh Cao Bằng; Ba Bể, Ngân Sơn, Chợ Đồn thuộc tỉnh Bắc Kạn; Bắc Sơn, Bình Gia, Hữu Lũng, Lộc Bình và Đình Lập của Lạng Sơn; Tiên Yên, Ba Chẽ, Bình Liêu, Đầm Hà, Hải Hà thuộc tỉnh Quảng Ninh cũng có thể xảy ra sạt lở đất và lũ quét. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai cấp 1.
Theo Danviet
Đường đến trường nguy hiểm nhất Việt Nam Con đường đến trường duy nhất của các hàng trăm nghìn học sinh của Điện Biên, Sơn La là vượt qua suối. Mỗi khi trời mưa nước suối dâng lên rất nhanh, tính mạng của các em thực sự nguy hiểm. Dùng vai "làm cầu" đưa trẻ đến trường Đầu năm học mới này, các chiến sĩ Đồn biên phòng cửa khẩu Huổi...