“Thủy điện mini” giữa đại ngàn hoang vu
Nằm chót vót trên đỉnh núi cao, thôn Mô Níc (xã Sơn Kỳ, huyện Sơn Hà) sở hữu nhiều “cái không” như không đường, không mạng lưới điện, không trường học,… Bằng cách vận dụng dòng nước suối, người dân nơi đây “sản xuất” điện từ máy phát điện mini.
Một công trình thủy điện mi ni
Vượt hàng chục ki lô mét dốc núi đến thôn Mô Níc, cảnh tượng điện đèn sáng rực khắp làng giữa ban ngày khiến chúng tôi vô cùng ngạc nhiên. Càng ngạc nhiên hơn khi hàng chục ngôi nhà sàn phát ra tiếng tivi, karaoke rộn ràng.
Già làng Đinh Cà Rây nói tự hào: “Điện ở đây sáng miết thôi, ban ngày và buổi tối cũng vậy. Tụi nhỏ tha hồ xem tivi, hát hò suốt cả ngày mà không tốn tiền điện”. Nói rồi già Rây cười khoái chí và chỉ tay về hướng con suối đang chảy róc rách.
Qua tìm hiểu, thôn Mô Níc mạng lưới điện chưa được kéo đến, vì khoảng cách để đấu nối hệ thống dây và trụ điện dài hơn 10km đường dốc núi. Trong thời gian chờ nhà nước đầu tư, người dân tự mua sắm máy phát điện từ 1kw đến 5kw, nhờ dòng nước suối nằm bên cạnh, người H’re đã tự sản xuất điện dùng trong sinh hoạt.
Nhờ những thủy điện mini như thế này, ở Mô níc điện sáng cả ngày lẫn đêm
Từ vài năm trước, khi mặt trời vừa ló lên mặt núi, người dân thôn Mô Níc đã dậy đi ra đồng và lên rẫy. Lúc mặt trời khuất núi, nơi đây chìm trong bóng tối, cảnh tượng âm u, hoang vắng, cách ly hẳn với cuộc sống văn minh.
Video đang HOT
“Không có điện, người dân sống rất lạc hậu. May nhờ có thằng cháu Đinh Văn Hội, nó xuống dưới xuôi tìm hiểu, hỏi mua máy phát điện về làng, rồi nó sản xuất điện và dùng điện thắp sáng cả ngày. Thấy hay quá, nhà nào có tiền cũng mua máy phát điện theo nó về làm. Giờ thì cả thôn có điện rồi, cuộc sống vui lắm”, ông Đinh Văn Chinh – Trưởng thôn Mô Níc bày tỏ.
Theo thống kê, thôn Mô Níc có khoảng 30 máy phát điện, chiếm khoảng 60% số hộ gia đình có điện thắp sáng. Hộ gia đình không có điều kiện kinh tế tự mua sắm, vài hộ cùng góp tiền để mua máy phát điện và thắp sáng chung.
Với kinh nghiệm vận dụng dòng suối, người dân chọn vị trí đặt tua bin máy phát điện ngay dòng nước chảy siết, đảm bảo bộ phận tua bin quay thường xuyên để phát ra điện. Trung bình mỗi máy phát điện có công suất nhỏ nhất, đủ đáp ứng sử dụng 1 chiếc tivi và khoảng 4 bóng điện chiếu sáng. Máy phát điện có công suất lớn hơn, nguồn điện sử dụng cao hơn.
Tuy nhiên, nguồn điện sử dụng sinh hoạt không ổn định như nơi có mạng lưới điện. Anh Đinh Văn Hội – hộ dân đầu tiên đưa máy phát điện về thôn Mô Níc – cho biết: “Nếu dòng nước chảy ổn định thì có điện cả ngày, không lo gì cả. Nhưng đến thời điểm hạn hán, dòng suối khô nước và mùa nước lũ thì không thể sử dụng được. Khi đó quay qua dùng đèn dầu như trước thôi”.
Giải quyết nhu cầu trước mắt, người dân Mô Níc đã sáng tạo những “thủy điện mini”. Về lâu dài, hàng trăm người dân H’re cần lắm nguồn điện ổn định do Nhà nước đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi tuyên truyền chính sách của Đảng và Nhà nước, tránh mê tín dị đoan, kế hoạch hóa gia đình, học hỏi phát triển kinh tế và phòng ngừa kẻ xấu lợi dụng.
Vẫn cần lắm dòng lưới điện quốc gia
Trao đổi với PV Dân trí, ông Phùng Tô Long – Chánh Văn phòng UBND huyện Sơn Hà – cho biết: “Địa phương cũng đang trăn trở, tìm kiếm nguồn đầu tư kéo điện về thôn Mô Níc. Thế nhưng chi phí kéo dây và trụ điện dài hơn 10km đường dốc núi quả thật không hề nhỏ. Khi nào bố trí nguồn vốn, địa phương sẽ thực hiện ngay”.
Hiện nay, Quảng Ngãi đang bắt đầu mùa nắng nóng, có nguy cơ khô hạn dòng sông, dòng suối khi thủy điện Đăkring phát điện (dự kiến trước ngày 10/4). Hết mùa nắng hạn là mùa mưa bão, thời tiết không thuận lợi làm ảnh hưởng lớn đến nhu cầu sử dụng điện của người dân Mô Níc từ máy phát điện. Chỉ khi có nguồn điện ổn định, đồng bào H’re giữa đồi núi hoang vu mới có cơ hội thoát nghèo nhanh và bền vững.
Hồng Long
Theo Dantri
100% công trình nhà vệ sinh trường học đều sai phạm
Thông qua kết luận thanh tra 24 công trình nước sạch và nhà vệ sinh trường học do Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ngãi làm chủ đầu tư, UBND tỉnh ra quyết định thu hồi 316 triệu đồng; kiểm điểm chủ đầu tư, giám đốc BQL dự án cùng đơn vị thi công có liên quan.
Trong tổng số 24 công trình, có 4 công trình chưa bố trí vốn đầu tư thực hiện, 1 công trình đã bố trí vốn nhưng chưa thực hiện, 2 công trình chưa nghiệm thu, 17 công trình đã hoàn thành nhưng đều xảy ra sai phạm về khối lượng thi công.
Về thanh quyết toán 17 công trình đã hoàn thành khối lượng thi công, UBND tỉnh Quảng Ngãi kết luận có 4 công trình đã quyết toán với giá trị hơn 897 triệu đồng. Theo đó, chi phí đầu tư cho 1 công trình cao nhất là gần 270 triệu đồng và thấp nhất gần 183 triệu đồng.
Tổng giá trị sai phạm của 4 công trình trên là 122 triệu đồng. Cụ thể Trường Tiểu học Tịnh Kỳ (Sơn Tịnh) sai phạm hơn 33 triệu đồng, TH Mỏ Cày (Mộ Đức) sai phạm gần 35 triệu đồng, THCS Tịnh Minh (Sơn Tịnh) 28 triệu đồng và THCS DTNT Sơn Hà sai phạm hơn 26 triệu đồng.
Công trình nước sạch và nhà vệ sinh trường THCS Long Hiệp (Minh Long) đầu tư 593 triệu đồng
Đối với 13 công trình còn lại đã hoàn thành khối lượng nhưng chưa được quyết toán, tổng giá trị 3,9 tỷ đồng; trong đó chi phí nhà vệ sinh là 2,6 tỷ đồng và chi phí khác (đường ống cấp nước, bể xử lý nước phèn và đài nước, cấp điện máy bơm, tư vấn,...). Tuy nhiên, qua công tác thanh tra, phát hiện 13 công trình đều xảy ra sai phạm, tổng kinh phí bị sai phạm là gần 195 triệu đồng.
Từ 17 công trình sai phạm, UBND tỉnh quyết định thu hồi kinh phí sai phạm là gần 317 triệu đồng vào Kho bạc nhà nước tỉnh Quảng Ngãi. Nguyên nhân sai phạm do lập dự toán tính tăng khối lượng đắp cát nền móng công trình, xây tường, đổ bê tông lanh tô, trát tường và láng nền sàn của hạng mục nhà vệ sinh. Bên cạnh đó, tính tăng khối lượng ván khuôn, không thi công hạng mục ốp đá hoa cương, ống thép tráng kẽm, chênh lệch đơn giá nhân công, không thi công phễu thu nước, dây dẫn cáp điện vào máy bơm,...
Cùng với quyết định thu hồi số tiền sai phạm, ông Cao Khoa - Chủ tịch UBND tỉnh - chỉ đạo giao Giám đốc Sở GD&ĐT tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của chủ đầu tư và giám đốc BQL dự án, các phòng, ban và cá nhân có liên quan đến sai phạm. Đồng thời giao cấp huyện làm chủ đầu tư thuộc các trường học do cấp huyện quản lý.
Trước đó, vào tháng 6/2013, Dân trí và các cơ quan báo chí phản ánh các công trình nước sạch và nhà vệ sinh trường học có vốn đầu tư gần 600 triệu. Đến tháng 10/2013, UBND tỉnh có kết luận thanh tra 24 công trình và phát hiện 17 công trình đã hoàn thành khối lượng đầu tư, quyết toán đều có sai phạm.
Ông Ngô Hữu Đằng - Giám đốc BQL dự án và đầu tư Sở GD&ĐT (đứng) - bị kiểm điểm theo chỉ đạo của UBND tỉnh.
Trao đổi với PV Dân trí chiều ngày 21/10, ông Nguyễn Ngọc Tựu - Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT - cho biết: "Chiều ngày 22/10, Sở tổ chức kiểm điểm các đơn vị liên quan thuộc Sở quản lý, trên tinh thần sai đâu thì kiểm điểm nghiêm túc đến đó. Thông qua kết luận, nếu nêu việc đầu tư nhà vệ sinh gần 600 triệu là giá "khủng" thì chưa chính xác, bởi vì trong đó có nhiều hạng mục đầu tư khác trong gói dự án về nước sạch và nhà vệ sinh trường học. Trong thời gian tới, Sở mong muốn các cơ quan báo chí tích cực nêu các đơn vị, cá nhân có sai phạm không chỉ về đầu tư xây dựng cơ bản mà còn ở nhiều khía cạnh khác của ngành".
Hồng Long
Theo Dantri
Chỉ yêu cầu rút kinh nghiệm trưởng thôn bớt tiền cứu trợ của dân Chiều ngày 26/3, ông Nguyễn Văn Đồng, Chủ tịch UBND xã An Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) cho biết, UBND xã này đang chỉ đạo, tổ chức kiểm điểm đối với ông Trần Duy Tốp, Trưởng thôn Cao Xuân về mặt chính quyền bằng hình thức kiểm điểm trước hội nghị dân. Được biết, Trưởng thôn Cao Xuân Trần Duy Tốp còn...