Thủy điện Miền Trung – Tây Nguyên: Hệ lụy không tính được bằng tiền
Sau sự cố ở thủy điện Sông Tranh, thủy điện Đăk Rông 3, Ban chỉ đạo Tây Nguyên đã ban hành văn bản, cùng các tỉnh Tây Nguyên khảo sát và đánh giá lại hai mặt lợi – hại của thủy điện trên địa bàn.
Trước đó, tỉnh Quảng Nam cũng đã dừng toàn bộ các dự án thủy điện chưa triển khai.
Qua sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo Tây Nguyên và quyết định của tỉnh Quảng Nam, thấy rằng, việc xây dựng hệ thống thủy điện trên các dòng sông đang bộc lộ bất cập về nhiều lĩnh vực như dân sinh, kinh tế, xã hội trong khu vực và vùng ảnh hưởng ở hạ du. Thiệt hại này lớn và lâu dài, không tính nổi bằng tiền.
Bài 1: Thủy điện Tây Nguyên: “Thảm hoạ” môi trường
Ban chỉ đạo Tây Nguyên đang phối hợp UBND các tỉnh chỉ đạo giải quyết vấn đề tái định cư, cùng với Bộ Công Thương rà soát lại quy hoạch thủy điện theo các tiêu chí sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo đảm không gian sinh sống của đồng bào các dân tộc trong vùng dự án.
UBND tỉnh Đắc Nông vừa đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương xây dựng 16,81km bờ kè dọc sông Krông Nô để bảo vệ các khu dân cư, vùng trọng điểm sản xuất lương thực với tổng mức đầu tư khoảng 655 tỉ đồng. Ít nhất 200ha đất nông nghiệp thuộc xã Buôn Chóah, huyện Krông Nô đã bị trôi sông, mỗi năm dòng chảy còn lấn thêm vào bờ 5 – 10m.
Dù có nhiều nguyên nhân, nhưng không thể chối cãi việc đóng/xả nước của nhà máy thủy điện Buôn Tua Srah đã gây ra sạt lở.
Cùng với đói nghèo, người dân tái định cư thủy điện Đồng Nai 3 (Đắc Nông) đang đối mặt với nguy cơ sạt lở nhà cửa.
Video đang HOT
Chưa kể, hằng năm thủy điện này còn gây ngập úng về mùa lũ, hạn hán về mùa khô cho hàng trăm hécta lúa, hoa màu ở hạ du thuộc các tỉnh Đắc Lắc, Đắc Nông.
Tại Gia Lai, thủy điện An Khê – Ka Nak xả lũ tiểu mãn đã gây thiệt hại lớn về tài sản của người dân huyện KBang vào giữa năm ngoái. Về mùa khô, thủy điện An Khê-Ka Nak cũng là thủ phạm gây ô nhiễm nghiêm trọng tại thị xã An Khê do lượng nước xả ra quá ít.
Theo Ban chỉ đạo Tây Nguyên, gần đây các thủy điện An Khê-Ka Nak, Đại Ninh, Đa Nhim, Thượng Kon Tum… chuyển nước sang lưu vực khác đã gây ra thiếu nước trầm trọng ở hạ du thuộc các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Quảng Ngãi, Quảng Nam và Bình Định. Một số nhà máy thủy điện nằm xa đập dâng cũng khiến hàng trăm nghìn hộ “khát nước” quanh năm.
Không chỉ các công trình tầm cỡ quốc gia của EVN, nhiều thủy điện nhỏ ở Tây Nguyên cũng đã gây họa lớn. Đó là vụ nổ đường ống thủy điện Đạm Bol (Lâm Đồng) làm 2 người chết, 3 người bị thương và kênh thủy điện Quảng Tín (Đắc Nông) thường xuyên gây ngập lụt khu dân cư.
Ruộng ở khu tái định cư thủy điện Plei Krông (Kon Tum) bỏ hoang vì… thiếu nước.
Ngoài những hậu quả dễ thấy như trên, việc xây dựng thủy điện ồ ạt tại Tây Nguyên còn để lại những tác hại không thể khắc phục như mất rừng, mất đất sản xuất, đảo lộn cuộc sống người dân. Theo thống kê của 5 tỉnh Tây Nguyên, toàn vùng có 163 công trình thủy điện làm ảnh hưởng 25.300 hộ dân, trong đó 5.650 hộ phải di dời. Các thủy điện này cũng chiếm dụng 452ha đất ở, gần 23.000ha đất sản xuất, gần 17.000ha rừng tự nhiên. Đi đầu trong việc chiếm dụng đất, gây xáo trộn đời sống người dân là các thủy điện Plei Krông, Buôn Tua Srah, Đồng Nai 3 và An Khê – Ka Nak.
Ngoài ra, chính quyền địa phương đã phải sử dụng hơn 10.000ha đất để bố trí tái định cư, định canh cho người dân mất đất. Phần lớn diện tích này lấy vào đất rừng tự nhiên. Vậy mà các tồn tại trong tái định cư vẫn kéo dài dai dẳng, trong đó thủy điện Plei Krông còn 56 hộ chưa có đất canh tác sau 6 năm tái định cư, còn khu tái định cư thủy điện Đồng Nai 3 thì thiếu đất, đất quá xấu nên không thể canh tác. Không chỉ người dân mất đất bị nghèo, mà hàng nghìn hộ khác cũng nghèo dần do phù sa ở lại trong lòng hồ, đất nông nghiệp hạ du từng bước sa mạc hóa…
Ông Trần Việt Hùng – Phó trưởng ban chỉ đạo Tây Nguyên – cho biết: “Quan điểm của Ban chỉ đạo Tây Nguyên là kiên quyết loại bỏ các công trình, dự án thủy điện hiệu quả thấp, ảnh hưởng nhiều đến tài nguyên rừng, đất nông nghiệp và đời sống người dân”. Bộ Công Thương cũng vừa thống nhất với các tỉnh Tây Nguyên loại khỏi quy hoạch 33 dự án, không xem xét quy hoạch 108 vị trí có tiềm năng thủy điện.
Tây Nguyên hiện có 287 dự án thủy điện với tổng công suất gần 7.000MW được phê duyệt, trong đó 84 dự án đang vận hành, 50 dự án đang xây dựng, 87 dự án đang nghiên cứu. Riêng các dự án đang vận hành đóng góp khoảng 20% tổng sản lượng điện quốc gia, nộp ngân sách 1.800 tỉ đồng thuế và phí các loại. Song hệ lụy về môi trường, xã hội từ các dự án này cũng ngày một nghiêm trọng hơn và di hại lâu dài.
Theo laodong
Thêm 2 trận động đất ở khu vực sông Tranh 2
Ngày 16/10, khu vực thủy điện Sông Tranh 2 (huyện Bắc Trà My, Quảng Nam) lại xuất hiện hai trận động đất mạnh làm rung chuyển nhà cửa của người dân trên địa bàn.
Người dân trên địa bàn xã Trà Sơn (Bắc Trà My) lo sợ chạy ra ngoài sân khi có động đất xảy ra
Theo ông Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My - cho biết, vào lúc 9h29 phút sáng nay 16/10, xung quanh khu vực thủy điện Sông Tranh 2 xuất hiện một trận động đất mạnh làm nhà cửa của người dân rung lắc.
BQL dự án thủy điện 3 (chủ đầu từ nhà máy thủy điện Sông Tranh 2) cho biết, trận động đất này máy gia tốc đặt tại nền đập vai trái đập thủy điện ghi được 0,037g tương đương 36,26 cm/s2. Theo đánh giá của Ban quản lý thủy điện Sông Tranh 2, trận động đất này có cường độ nhỏ nhơn trận động đất ngày 23/9 (4,1 richter).
Trong khi đó, theo Viện Vật lý địa cầu, trận động đất này có cường độ 3,5 độ richter xảy ra tại vị trí có tọa độ (15,399 độ vĩ Bắc, 108,158 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 8 km.
Theo đánh giá động đất gây nên rung động trên cấp V (theo thang MSK-64) ở khu vực đập thủy điện Sông Tranh 2, nhiều người ở khu vực chấn tâm động đất cảm thấy được trận động đất này.
Cô trò trường mẫu giáo Hoa Phượng (xã Trà Đốc, Bắc Trà My) chạy ra sân mỗi khi có động đất xảy ra
Tiếp đó vào lúc 11h53 phút lại xuất hiện tiếp một trận động đất nữa, cảm nhận ban đầu của người dân là có tiếng nổ trong lòng đất. Tuy nhiên, trận động đất này máy gia tốc tại đập thủy điện không ghi nhận được. Viện Vật lý địa cầu cũng không có thông tin gì về trận động đất này.
Theo ông Hồ Văn Lợi - Chủ tịch UBND xã Trà Đốc (Bắc Trà My) - trận động đất lúc 9h30 là trận động đất mạnh, người dân rất lo lắng. Ông Lợi cũng cho biết, các em học sinh và giáo viên các trường học trên địa bàn còn lo sợ trường sập.
Cô giáo Trần Thị Thu Trang - chủ nhiệm mẫu giáo lớn với 20 em ở trường mẫu giáo Hoa Phượng (thôn 2A, xã Trà Đốc, Bắc Trà My) - cho biết, khi cô đang ở trong lớp thì nghe tiếng rầm, sau đó là la phòng rung lắc, cô vội dắt trò chạy ra ngoài sân.
"Sau khi động đất xảy ra, có nhiều phụ huynh lo lắng đến xem thử con em mình có bị sao không. Tuy nhiên sau khi được trấn an, họ đã yên tâm ra về", cô Trang cho biết.
Theo Dantri
Thủy điện nhỏ, tiềm ẩn nguy cơ lớn Các nhà máy thủy điện có công suất 30MW trở xuống ở Việt Nam được "cào bằng" là thủy điện nhỏ, phân cấp quản lý cho địa phương. Trong khi quản lý của chính quyền không sát, cán bộ cấp sở không đủ trình độ chuyên môn nên hầu hết các thủy điện nhỏ đều tiềm ẩn nhiều nguy cơ...". Gỗ, đất trong...