Thuỷ điện Lai Châu “chạy nước rút” cho hạn tích nước, phát điện
Ngày 28/1, dẫn đầu đoàn công tác của Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng – Chủ tịch Hội đồng có cuộc làm việc, kiểm tra thực tế công tác thi công trên công trường xây dựng nhà máy thuỷ điện Lai Châu.
Vết nứt thân đập không đáng ngại
Hoạt động thi công phía hạ lưu, khu vực xả nước, phát điện của nhà máy thuỷ điện Lai Châu.
Báo cáo với Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, đại diện chủ đầu tư dự án – Phó Tổng Giám đốc tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Nguyễn Tài Anh cho biết, công trình đang được tích cực được triển khai thi công. Khối lượng công việc các gói thầu chính đạt tiến độ.
Hiện tại, công trình đã hoàn thành đào hố móng 100%, đổ bê tông thường đạt 88%, đổ bê tông đầm lăn đạt 79%, khoan phụt gia cố và chống thấm đạt 68%; và lắp đặt thiết bị đạt 33%.
Trong năm 2015, công trình dự kiến hoàn thành 2 mốc tiến độ cơ bản là đóng cống tích nước hồ chứa vào tháng 6 và phát điện tổ máy số 1 vào tháng 12 (tiến độ cũ là tháng 3/2016).
Hiện tại, 2 phần việc đang được tập trung triển khai là hoàn thành di dân giải phóng toàn bộ lòng hồ vào tháng 4/2015 để tích nước cho thuỷ điện; hoàn thành lắp đặt đường dây 500 kV đến nhà máy vào tháng 10/2015 để đóng điện, chuẩn bị phát điện lên hệ thống truyền tải điện quốc gia. Hiện EVN đang đôn đốc TCTy truyền tải điện để có thể hoàn thành việc này chậm nhất vào 28/10/2015.
Cam kết sẽ hoàn thành đúng tiến độ những phần việc này, Phó Tổng GĐ EVN cũng khẳng định, đến thời điểm này, qua quan trắc, chất lượng thuỷ điện cũng đảm bảo, dù có một số hạng mục công trình phải thay đổi, điều chỉnh thiết kế. Qua các lần kiểm tra, những yêu cầu, của Hội đồng nghiệm thu nhà nước đã được chủ đầu tư, các nhà thầu tiếp thu, tuân thủ.
Các vết nứt trên thân đập được khẳng định đang khép dần, đảm bảo an toàn, chất lượng.
Báo cáo thêm về tình hình 4 vết nứt trên thân đập thuỷ điện, ông Nguyễn Tài Anh cho bết, đến nay, xu hướng các vết nứt này đều đang dần khép lại, đảm bảo chất lượng. Quá trình thi công cũng không xảy ra sự cố, khiếm khuyết chất lượng nào.
Chỉ một phần việc hiện đang chậm tiến độ là hoạt động thi công tuyến đường 127 phục vụ việc di dân, tái định cư. Đáng ra phần việc này phải hoàn thành vào tháng 12/2014 vừa qua nhưng do điều kiện khó khăn về địa hình, thời tiết mưa gió nhiều nên đến nay, EVN đang tập trung để “trả nợ” đầu việc này vào tháng 3 năm nay.
Hiện tại, trên công trường có 6.500 lao động làm việc 3 ca liên tục (trong đó hơn 4.000 công nhân chuyên nghiệp của các nhà thầu lớn). Không khí lao động trên công trường rất khẩn trương.
Video đang HOT
GS.TS nguyễn Chiến – Tổ trưởng Tổ chuyên gia của Hội đồng nghiệm thu nhà nước cho biết, đến nay Hội đồng đã có 9 đợt kiểm tra, giám sát chặt chẽ chất lượng công trình. Hội đồng đã yêu cầu chủ đầu tư khắc phục một số vấn đề còn tồn tại như: Công tác an toàn lao động; thi công bê tông đầm lăn cần đảm bảo chiều dày san, dải lớp bê tông; chú ý thi công khe nhiệt và các tấm cách nước để tăng cường chống thấm; Kịp thời lắp đặt các thiết bị quan trắc, đo đạc, thu thập đầy đủ số liệu để đánh giá trạng thái làm việc của công trình trước khi tích nước; chú ý xử lý đứt gãy địa chất tại nền vai phải và vai trái đập…
Sớm 1 năm lợi 4.000 tỷ đồng
Dự kiến tổ máy số 1 của nhà máy sẽ phát điện vào tháng 12/2015, sớm hơn kế hoạch đề ra.
Lần kiểm tra thứ 10 do Chủ tịch Hội đồng – Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng dẫn đầu, GS.TS Nguyễn Chiến lưu ý, 2 tiến độ lớn đặt ra theo hồ sơ dự án là có tính khả thi nhưng cần lưu ý 2 khâu găng nhất là việc thi công 2 khoang tràn ở phía cống tích nước và lắp thiết bị cả van, cửa đóng mở, phải vạch kế hoạch chi tiết để đảm bảo việc hoàn thành.
“Vấn đề kiểm soát sạt lở bờ hồ chứa và thượng lưu, vì thời hạn tích nước từ nay đến tháng 6 rất gấp nên phải hoàn thành công tác mô tả khảo sát điểm sạt lở để có đủ thời gian xử lý” – Tổ trưởng Tổ chuyên gia của Hội đồng nghiệm thu nhà nước nhấn mạnh.
Còn về tình hình các vết nứt, ông Chiến nhận xét, nhà thầu đa xử lý theo đúng bài bản thiết kết, quá trình theo dõi Hội đồng nghiệm thu nhà nước cũng ghi nhận diễn biến các vết nứt đã từ từ khép lại, đánh giá thực tế tiến triển là tốt.
Phát biểu chỉ đạo, kết luận cuộc làm việc, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh ý nghĩa của thuỷ điện Lai Châu là một công trình trọng điểm quốc gia mà Quốc hội đã phê duyệt chủ trương đầu tư, là 1 trong 4 công trình thuỷ điện lớn trên sông Đà (cùng với thuỷ điện Sơn La, Hoà Bình), nhằm đáp ứng yêu cầu rất lớn về điện năng cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần trị thuỷ trên hệ thống sông Đà, sông Hồng, giúp hạn chế sức tàn phá của thiên nhiên, đảm bảo an toàn vùng hạ du.
Đánh giá cao những nỗ lực của chủ đầu tư, các nhà thầu để đảm đương nhiệm vụ quan trọng được giao cũng như chỉ đạo quyết liệt của các Bộ, ngành, địa phương để công trình triển khai được một cách suôn sẻ, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng nhận xét, thuỷ điện Lai Châu thể hiện nhiều ưu việt, được rút kinh nghiệm từ quá trình thi công thuỷ điện Sơn La.
Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng kiểm tra hoạt động thi công trên mặt đập thuỷ điện.
Bộ trưởng ghi nhận, việc hoàn thành, phát điện sớm hơn kế hoạch ban đầu 1 năm giúp tiết kiệm lớn chi phí đầu tư dự án, nhanh chóng mang lại những giá trị quan trọng về khai thác tài nguyên khi mỗi năm phát điện mang lại lợi ích hơn 4.000 tỷ đồng.
Dù vậy, Bộ trưởng yêu cầu chủ đầu tư thường xuyên quan tâm, không được lơ là, chủ quan trong bất cứ thời điểm nào để quản lý chặt chẽ chất lượng công trình trong suốt quá trình triển khai dự án, khai thác sử dụng… Bột rưởng Xây dựng lưu ý việc xử lý các khe nhiệt, các tấm cách nước, các vết nứt, xử lý chống thấm, công đoạn lắp máy…
Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu nhà nước cũng nhắc lại chi tiết tại hầm ngang cao độ 265m vai trái có hiện tượng nước thấm chảy khá mạnh và đề nghị chủ đầu tư có biện pháp khoan phụt vữa và khoan tiêu thoát nước ngầm; làm máng đo lưu lượng nước thấm để theo dõi diễn biến và xử lý triệt để.
Ngoài ra, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cũng nhắc các nhà thầu tập trung đảm bảo an toàn thi công, an toàn cho người lao động vì vấn đề liên quan đến sinh mạng con người, không thể lơ là, chủ quan. Chất vấn cụ thể về tình hình đời sống người lao động, Bộ trưởng lưu ý nhà thầu đảm bảo vấn đề lương thưởng Tết, tổ chức cho công nhân ăn Tết tại công trường vui tươi, lành mạnh, sớm trở lại công việc ngay sau kỳ nghỉ Tết.
Bộ trưởng Xây dựng cũng đề nghị lãnh đạo địa phương phối hợp triển khai công tác tái định cư với nguyên tắc làm sao để người dân tái định cư có cuộc sống ổn định hơn, có việc làm, có đời sống khá hơn trước chứ không chỉ là có ngôi nhà ở đẹp hơn, khang trang hơn.
P.Thảo
Theo Dantri
Ở nơi nhà có cây đu đủ được coi là giàu nhất bản
Bản Nậm Củm, xã Bum Nưa (huyện Mường Tè, Lai Châu) có 26 hộ thì có đến 25 hộ có người nghiện. Tình trạng nghiện ngập và đói nghèo khiến nơi đây đang rơi vào tình trạng cùng quẫn, không có lối thoát.
Những phận người đang "chết dần" cùng ma túy.
Đàn ông, đàn bà đều nghiện
Đường vào Nậm Củm không xa, đã được trải nhựa, nên từ trung tâm xã Bum Nưa đi vào chỉ mất khoảng 20 phút bằng xe máy. Khoảng cách chỉ chừng 7 cây số, nhưng Nậm Củm lại xa vời vợi bởi để đưa 26 hộ đồng bào dân tộc Mảng ở đây về với cuộc sống bình thường thật khó. "Cuộc sống bình thường" muốn nói ở đây là theo đúng nghĩa của câu "có làm thì mới có ăn". Vậy mà, đang mùa lên nương nhưng hầu như nhà nào ở Nậm Củm cũng có người ở nhà. Chẳng làm gì, họ chỉ ngồi ở cửa nhà đờ đẫn nhìn ra ngoài. Quả thật, ở đây, để có một cuộc sống bình thường sao mà khó đến vậy. Nhưng có một việc không bao giờ bình thường lại trở thành bình thường ở Nậm Củm, đó là nghiện ma túy, nghiện rượu.
Phó Chủ tịch xã Bum Nưa Bùi Thị Lập lắc đầu ngao ngán: "Đàn ông nghiện, đàn bà cũng nghiện, thậm chí còn nghiện hơn đàn ông. Cả bản 26 hộ thì 25 hộ có người nghiện. Tình trạng này đã diễn ra nhiều năm nay rồi".
Trên đường đến với Nậm Củm, tôi đã băng qua không biết bao nhiêu con suối, những rừng cây xanh bạt ngàn bao bọc lấy bản làng miền núi này. Nhưng trái ngược với khung cảnh hiền hòa, thanh bình của thiên nhiên là những hình ảnh buồn, tăm tối của những phận người. Họ cứ vật vạ, lay lắt như những bóng ma trôi nổi trên dòng sông sự sống. Người nào cũng lấm lét bùn đất, đầu tóc quần áo khét mù bởi lâu ngày không tắm. Đôi mắt lúc nào cũng vàng vọt, thẫn thờ, da bủng beo, xanh xao vì đói ăn và đói thuốc.
Ở Nậm Củm, đến quả đu đủ cũng sợ mất.
Đến Nậm Củm, chúng tôi tìm vào nhà trưởng bản Lò Y Van, là hộ duy nhất không có người nghiện. Rồi theo chân trưởng bản, chúng tôi đến một nhà nằm ngay cạnh hàng rào lưới bằng sắt B40 ngăn cách giữa điểm trường Nậm Củm với nhà dân. Gọi là nhà nhưng nó chẳng khác gì chuồng chim bởi nó là một khối vuông chừng 4m2, treo chênh vênh trên 4 cái cọc hờ hững. Thấy xung quanh im ắng, tưởng không có ai ở nhà, nhưng tôi rất bất ngờ khi nghe trưởng bản khẳng định: "Đang phê thuốc ở trong nhà đấy!". Ngừng trong giây lát, tôi thoáng thấy mùi nồng khét thoảng theo cơn gió nhẹ. Chờ một lúc, chúng tôi bước vào trong. Nhà chỉ có 2 mẹ con, người mẹ trẻ đang mộng mị trong cơn phê thuốc để mặc đứa con nhỏ 2 tuổi khóc thét giữa nhà.
Lặng người trước những cảnh tượng nhìn thấy, tôi quay nhìn sang điểm trường Nậm Củm phía bên kia hàng rào. Cán bộ xã Bum Nưa cho biết, điểm trường có 20 em cấp tiểu học, 20 em cấp mầm non. Đáng lẽ không có hàng rào này, nhưng vì phụ huynh chìm ngập trong ma túy nên nhà trường và chính quyền xã buộc phải "cách ly" thế hệ tương lai của đồng bào dân tộc Mảng ở Nậm Củm.
Tận cùng đói nghèo
Tình trạng nghiện ma túy nặng đã đưa Nậm Củm đến tận cùng của sự nghèo đói, cuộc sống của họ khác nào những thân cây bên mỏm đá xói mòn, chỉ cần một đợt lũ là có thể bị cuốn sạch. Phó Chủ tịch xã Bùi Thị Lập buồn rầu cho biết, do thiếu tiền mua thuốc, mua rượu, nên vấn đề trộm cắp ở Nậm Củm thực sự trở nên nhức nhối. Nhà nào cũng nghèo như nhà nào nên gần như "đắp đổi" cho nhau. Đường ống bằng sắt của công trình nước sinh hoạt tự chảy được Nhà nước đầu tư tiền tỉ cũng bị đào lên, cắt nhỏ đem bán sắt vụn. Không có nước sinh hoạt thì tiếp tục... ngồi chờ (!?).
Mỗi năm, bản Nậm Củm được cấp gạo cứu đói 2 lần. Nhưng đồng bào nhận gạo, bán lại cho người khác để có tiền. Thậm chí, tiền hỗ trợ học tập cho con em cũng bị phụ huynh dồn vào rượu, vào ma túy.
Đã qua ba cái tết đi cấp phát gạo cứu đói cho người dân bản Nậm Củm, Phó Chủ tịch xã Bum Nưa Bùi Thị Lập không lạ với việc này. Là một trong 600 trí thức trẻ, sau khi học xong đại học, chị Lập rời quê Hòa Bình lên vùng xa xôi này để thực hiện lý tưởng tuổi trẻ. Nhưng nhiều lúc, chị cũng chán nản. "Tất cả các hộ ở đây đều thuộc diện đói nghèo. Nguồn lương thực của cả bản chỉ trông chờ vào 4ha lúa nước, nhưng khi vận động gieo mạ, cấy lúa thì cả tháng vẫn chưa xong. Gieo cấy xong, đồng bào cũng không chăm sóc. Chỉ trông chờ hỗ trợ của Nhà nước thôi anh ạ", Lập chán nản nói.
Một cuộc sống bình thường khác cần phải nói tới là việc có bệnh thì phải chữa trị. Nhưng ở Nậm Củm thì không, cứ phó mặc cho trời. Lập dẫn tôi đến nhà của một phụ nữ tầm 40 tuổi, bị sưng to ở cổ, có triệu chứng hoại tử. Không biết tiếng Kinh nên bà không hiểu tôi nói gì, chỉ thấy cười khi tôi chụp hình.
Lập bảo, xã đã nhiều lần vận động đưa đi khám, nhưng không được. "Thậm chí, xã đón ra trạm y tế để chữa trị, đến đêm, lợi dụng không ai để ý, bà ấy lại trốn về", Lập thở dài nói.
Cố tìm cho ra được một điểm sáng ở nơi ngập tràn khói thuốc phiện này, tôi đề nghị trưởng bản Lò Y Van đưa sang thăm hộ khá giả nhất của bản. Đó là nhà của một con nghiện nằm ven suối. Ngôi nhà này cũng lúp xúp không khá hơn những hộ khác là mấy. Dưới nền đất nhầy nhụa, tôi bắt gặp 2 con gà hiếm hoi ở bản đang tìm thức ăn. Chỉ cây đu đủ, Lò Y Van nói: "Nhà này được xem là khá nhất. Còn có nuôi gà, có cây cho quả. Khi nào cây đu đủ ra quả thì đều có người ở nhà để trông. Hở ra là bị hái trộm liền".
Câu chuyện Y Van kể khiến cho người nghe phải bật cười, nhưng là nụ cười chua chát, xót xa đến tím tái cả ruột gan. Độ "giàu" như thế chắc chỉ Nậm Củm này mới có được!? Nàng tiên nâu đã "cướp" đi của họ mọi thứ của cải vật chất, thậm chí là cả thể xác và tâm hồn.
Chia tay Nậm Củm mà lòng tôi trĩu nặng, những bóng người vật vờ trên những mỏm đá ven suối hay trên những túp lều sơ sài như những bóng ma bám riết lấy tôi. Họ cũng là con người cùng một kiếp sống với chúng ta, vậy mà họ đang phải sống mà đúng hơn là "chết dần" trong sự sống. Phải làm gì để cứu những con người này, tương lai của bản người dân tộc vốn thuộc nhóm rất ít người này rồi sẽ ra sao... là những câu hỏi cứ đau đáu trong tôi và cần lắm sự sẻ chia khẩn cấp.
Dân tộc Mảng là dân tộc rất ít người ở Việt Nam. Người Mảng bắt nguồn từ vùng Nặm Ban (Dum Bai) thuộc xã Nặm Ban, huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu, vì thế họ được coi là những dân cư bản địa ở vùng Tây Bắc. Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Mảng ở Việt Nam chỉ có khoảng 3.700 người, cư trú tại 14 tỉnh, thành phố. Người Mảng cư trú tập trung tại tỉnh Lai Châu (3.631 người, chiếm 98,1% tổng số người Mảng tại Việt Nam), ngoài ra còn có ở Đồng Nai (17 người), Đắk Lắk (15 người), các tỉnh khác không quá 10 người.
Theo Đông Xuyên - Sỹ Hào
Lao động
Vì sao cửa khẩu Ma Lù Thàng ùn ứ hàng trăm xe container? Hơn một tháng qua, kể từ cuối tháng 12/2014 tới nay, Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng (huyện Phong Thổ, Lai Châu) xảy ra hiện tượng ùn ứ hàng trăm xe container. Đâu là nguyên nhân của tình trạng này? Bên ngoài xe dồn ứ, bên trong bốc hàng "nhỏ giọt" Theo quan sát của chúng tôi, tại thị trấn Phong...