Thủy điện kiệt nước, Quảng Nam đối mặt với hạn hán, nhiễm mặn nặng
Chưa đến cao điểm mùa khô năm 2020, nhưng hiện mực nước tại hầu hết các hồ chứa thủy điện đều thấp hơn trung bình nhiều năm, tần suất nước về các hồ đặc biệt thấp, nguy cơ hạn hán, nhiễm mặn kéo dài đang hiện hữu đối với sinh hoạt của người dân và nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam.
Mực nước về các hồ thủy điện thấp, các nhà máy thủy điện đang gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo cấp điện, vừa xả nước xuống hạ du chống hạn
Mực nước tại các hồ chứa thủy điện thấp
Ông Ngô Xuân Thế – Phó TGĐ Công ty CP Thủy điện A Vương cho biết, mực nước tại hồ thủy điện A Vương vào lúc 13h 29/4 là 368 m, thấp nhất trong tháng 4/2020, cao hơn so với trung bình tháng 3/2020, thấp hơn so với mực nước dâng bình thường (380m). Lưu lượng nước về hồ từ đầu năm 2020 đến nay đạt khoảng 8,4 m3/s, tương ứng tần suất 98% (thấp nhất của bảng tần suất trong 43 năm). So với cùng kỳ 3 năm gần đây, 4 tháng mùa khô năm 2020 lưu lượng nước về hồ chỉ bằng 39,4% (trung bình 4 tháng, từ tháng 1 đến tháng 4, của 3 năm gần đây lưu lượng nước về hồ trung bình đạt 21,2%). Điều này cũng diễn ra tương tự với các hồ chứa thủy diện Sông Bung 2, Sông Bung 4…. Tổng lượng nước thiếu so với dung tích hữu ích tại các hồ chứa thủy điện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam lên đến 653 triệu m3.
Theo ông Thế, trong điều kiện nguồn nước về hồ A Vương giảm thấp do tình hình thời tiết – thủy văn cực đoan cực đoan kéo dài, nhà máy thủy điện A Vương vừa phải tham gia vận hành trong thị trường điện đồng thời vừa phải thực hiện tích nước đảm bảo mực nước tối thiểu của phụ lục III của quy trình 1865 và sẽ rất khó khăn trong việc đảm bảo giữa phát điện kết hợp cung cấp nước mùa khô năm 2020. “Dù vậy, Thủy điện A Vương sẽ cố gắng phối hợp tốt nhất việc phát điện đảm bảo sản lượng – công suất cho hệ thống điện với việc cung cấp nước chống hạn hạ du”, ông Thế nói và cho biết thêm tình hình cung ứng điện của cả nước trong năm 2020 và các năm sau được dự báo sẽ rất căng thẳng, không chỉ là thiếu hụt nguồn cung mà còn phải đối diện với khả năng mất ổn định hệ thống điện khi các nhà máy điện năng lượng mặt trời, điện gió đột ngột giảm công suất phát do thời tiết.
Nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn
Video đang HOT
Lượng mưa thấp khiến mực nước tại các hồ thủy lợi trên toàn địa bàn tỉnh Quảng Nam bị thiếu hụt. Ông Nguyễn Đình Hải, Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi tỉnh Quảng Nam cho biết, tại 73 hồ chứa thủy lợi trong toàn tỉnh Quảng Nam, hiện tổng lượng nước thiếu so với quy trình khoảng 74 triệu m3, đe dọa nghiêm trọng đến việc đảm bảo cấp nước sinh hoạt và phục vụ nông nghiệp cho tỉnh Quảng Nam.
Ngay từ cuối tháng 2 trên hệ thống sông Thu Bồn đã diễn ra tình trạng mặn xâm nhập rất cao. Trong khi đó ở phía thượng nguồn, các hồ chứa thủy điện cũng đang thiếu hụt lượng đổ nước về hồ. Do đó, việc xả nước về hạ du để đẩy mặn là rất khó khăn.
Theo ông Ngô Xuân Thế, nếu trong mùa hè năm 2020, lượng mưa trên lưu vực tương đương các năm 2010, 2013, hoặc 2017 (1364mm; 1572mm; và 1835mm) thì lượng nước cung cấp về hạ du sẽ cải thiện đáng kể. “Tình hình khô hạn, xâm nhập mặn vùng hạ du 2020 sẽ nặng nề hơn năm 2018, 2019 nếu trong mùa hè năm 2020 tiếp tục diễn ra tình hình thiếu mưa trên lưu vực như năm 2011, 2018 (lượng mưa mùa khô chỉ 612mm; và 865mm)”, ông Thế cho hay.
Trong bối cảnh, từ nay đến cuối năm còn rất nhiều đợt xâm nhập mặn, tỉnh Quảng Nam đang nỗ lực xây dựng các công trình đập ngăn mặn, giữ ngọt trên hệ thống sông Vu Gia, Thu Bồn nhằm đảm bảo nguồn nước tưới cho hàng chục nghìn ha lúa và hoa màu. Trong đó có đập ngăn mặn giữ ngọt cầu Gò Nổi (thuộc xã Điện Phong, TX Điện Bàn). Đập được xây dựng cấp tốc với nhiệm vụ giữ nguồn nước ngọt, phục vụ cho hàng chục trạm bơm của các huyện Duy Xuyên, Quế Sơn và TX. Điện Bàn.
Đồng tình với phương án xây đập ngăn mặn, ông Ngô Xuân Thế cũng cho rằng với tình hình thời tiết cực đoan lượng mưa không ổn định, lượng nước về các hồ thủy điện liên tục giảm qua các năm trong khi nhu cầu sử dụng nước sở hạ du ngày một cao, thì việc xả nước về hạ du chỉ mang ý nghĩa “cứu cánh tạm thời” và cũng chỉ giúp giảm hạn hán, chứ không thể đủ nước đẩy mặn. Việc đẩy mặn cần tính toán đến phương án “đường dài”. “Nước biển dâng làm cho phạm vi xâm nhập mặn sẽ tăng dần theo từng năm, tôi kiến nghị xây dựng đập ngăn mặn có cửa van điều tiết, có âu thuyền tại khu vực ngã ba sông Cầu Đỏ – Sông Đô Tỏa – Sông Hàn. Khi sông Cổ Cò được khơi thông, dòng nước ngọt sẽ được tiết lưu một phần chảy dọc sông Cổ Cò và chảy ra biển tại Cửa Đại – Hội An. Dòng nước này sẽ ngọt hóa sông Cổ Cò, là nguồn nước tưới cho các vùng rau sạch, nông nghiệp công nghệ cao, các khu du lịch, resort … hai bên sông, và tránh cho việc biến sông Cổ Cò sau khi khơi thông (mà không có dòng chảy) trở thành một sông “Tô Lịch” thứ hai”, ông Thế nói.
Quảng Nam đang đứng trước nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn nặng nề
Được biết để chủ động ứng phó với hạn hán, nhiễm mặn, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam – ông Lê Trí Thanh đã yêu cầu có các biện pháp sử dụng nguồn nước ngọt hiệu quả, theo dõi để vận hành tích nước ở các hồ chứa khi có thể, có kế hoạch phòng chống hạn và nhiễm mặn thông qua các phương án, kịch bản cụ thể để có kế hoạch điều tiết nước cho phù hợp; thường xuyên quan trắc độ mặn, triển khai các giải pháp không cho mặn xâm nhập vào bể hút trạm bơm điện cũng như tuyệt đối không vận hành bơm tưới cho cây trồng khi nồng độ mặn hơn 0,8….
Khôi phục sản xuất sau hạn mặn
Tình hình hạn hán và xâm nhập mặn ở ĐBSCL đang bước vào giai đoạn cuối. Cùng với việc tiếp tục ứng phó để giảm thiểu thiệt hại, các địa phương trong vùng đang khẩn trương triển khai những phương án khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống...
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một trong những giải pháp để chủ động ứng phó với tình hình thời tiết ngày càng khắc nghiệt trong thời gian tới.
Bài học từ sự chủ quan
Tình hình hạn hán và xâm nhập mặn mùa khô năm nay kéo dài đã gây nhiều thiệt hại tại ĐBSCL, đặc biệt là đối với thủy sản nuôi, lúa và rau màu. Những thiệt hại này nguyên nhân chính do thiên tai nhưng trong đó một phần cũng xuất phát từ sự chủ quan trong sản xuất của bà con nông dân. Ông Trang Lương, ngụ xã Tân Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, cho biết: Do vụ mùa năm ngoái thu hoạch muộn, vì vậy vụ Đông Xuân 2019-2020 bà con nông dân không thể xuống giống sớm. Huyện Trà Cú thông báo lịch thời vụ gieo sạ dứt điểm trong tháng 12-2019 nhằm tránh bị hạn mặn uy hiếp. Tuy nhiên, nông dân không thể lường trước tình hình hạn mặn năm nay quá khốc liệt, nên nhiều hộ vẫn xuống giống vào thời điểm tháng 1-2020. Do sạ trễ và gặp hạn mặn về sớm, nhiều diện tích bị thiếu nước tưới, lúa chết tràn lan.
Ông Thạch Sô Phal, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trà Cú, cho biết, vụ này toàn huyện xuống giống hơn 10.310ha lúa. Mặc dù huyện đã chủ động nhiều giải pháp ứng phó, nhưng do hạn mặn khốc liệt đã khiến hơn 5.148ha lúa bị thiệt hại. Trong đó, phần diện tích sạ muộn không theo lịch thời vụ của ngành Nông nghiệp, bị thiệt hại nặng nhất. "Đây là bài học cần rút kinh nghiệm cho các vụ tiếp theo, bởi thời tiết ngày càng khắc nghiệt"- ông Phal nói.
Ngoài Trà Vinh, nhiều địa phương khác tại ĐBSCL cũng thiệt hại rất nặng với nhiều diện tích lúa, hoa màu chết khô do bà con chủ quan. Tại Sóc Trăng, mặc dù ngành Nông nghiệp đã khuyến cáo không sản xuất trà lúa Đông Xuân muộn nhưng nhiều nông dân vẫn xuống giống, dẫn đến có khoảng 4.000ha lúa bị thiệt hại, chủ yếu ở các huyện Long Phú, Trần Đề, Châu Thành, Kế Sách. Tại Bến Tre, có hơn 5.000ha lúa thiệt hại do người dân xuống giống tự phát không theo khuyến cáo của ngành chức năng. Cùng với cây lúa, nhiều diện tích rau màu ở ĐBSCL cũng bị thiệt hại do han mặn. Ngoài ra, tại Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh... tôm nuôi và nghêu nuôi bị chết khá nhiều do độ mặn cao, thời tiết bất lợi.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh cho rằng, vụ lúa Đông Xuân ở ĐBSCL xem như hoàn thành tốt với sản lượng đạt 10,7 triệu tấn; nông dân bán có giá nên lời 30-40%. Mặt được là vậy, nhưng vẫn còn một số nơi chủ quan, thiếu phối hợp chặt chẽ, nông dân thiếu thông tin nên xuống giống không theo khuyến cáo; lịch thời vụ chưa được kiểm tra thường xuyên, chưa rà soát kỹ về nguồn nước nên cơ cấu mùa vụ còn lúng túng... Từ đó, toàn vùng ĐBSCL có hơn 33.800ha lúa Đông Xuân bị ảnh hưởng hạn mặn ở các mức độ khác nhau. Dù thấp hơn so với năm 2016, song cần tổ chức sản xuất hợp lý trong thời gian tới.
Nhanh chóng gia tăng sản xuất
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành Nông nghiệp các tỉnh ĐBSCL lúc này là khắc phục hậu quả hạn mặn và ổn định sản xuất trở lại. Ở vùng ven biển Bến Tre, sau khi nghêu bị chết cả ngàn tấn, mất hơn 23 tỉ đồng, các hợp tác xã và người dân dồn sức vệ sinh bãi nuôi sạch sẽ, không để ô nhiễm, theo dõi diễn biến độ mặn, khi điều kiện thuận lợi sẽ gia tăng thả nuôi nghêu thương phẩm phục vụ xuất khẩu.
Ông Võ Văn Chồi, Chủ tịch UBND xã Ngọc Tố, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng), cho biết: "Thời gian qua do độ mặn quá cao nên gần 1.900ha tôm nuôi bị chậm lịch thời vụ. Để tránh thiệt hại, chính quyền khuyến cáo người nuôi thả cầm chừng, rải rác với mật độ thưa; đồng thời theo dõi chờ độ mặn giảm thì sẽ gia tăng xuống giống trong thời gian tới". Ông Nguyễn Văn Quốc, Chi cục phó Chi cục Thủy sản tỉnh Trà Vinh, cho biết: Hằng năm, toàn tỉnh thả nuôi 25.000ha tôm các loại, nhưng đến nay tỷ lệ xuống giống chỉ bằng 30% so cùng kỳ. Hiện tại, ngành chuyên môn tích cực hỗ trợ người dân các phương án sản xuất và chỉ cần thời tiết ổn định, cộng với giá tôm cải thiện thì diện tích nuôi sẽ nhanh chóng khôi phục...
Theo dự báo của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, cuối tháng 4, khả năng độ mặn sẽ giảm nhanh ở các cửa sông Cửu Long... Vì vậy, chính quyền địa phương và ngành Nông nghiệp cần theo dõi chặt diễn biến nhằm chủ động gia tăng sản xuất khi điều kiện cho phép. Tổng cục Thủy lợi lưu ý, để đảm bảo an toàn cho sản xuất 1,5 triệu héc-ta lúa Hè Thu ở ĐBSCL, việc xuống giống có thể thực hiện đồng loạt từ cuối tháng 4, đầu tháng 5-2020 khi nguồn nước ngọt về nhiều; đối với những khu vực bị ảnh hưởng xâm nhập mặn thì phải rửa mặn thật kỹ trước khi gieo sạ. Riêng các vùng thuận lợi về nguồn nước ngọt, có thể tranh thủ xuống giống sớm hơn.
Bài, ảnh: Phước Bình
Sóc Trăng tiếp nhận 60 tấn gạo hỗ trợ người nghèo Sóc Trăng vừa tiếp nhận từ mạnh thường quân ủng hộ 60 tấn gạo hỗ trợ người nghèo vượt qua khó khăn của dịch bệnh và hạn mặn. Sáng 23-4, UBND TP Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) tổ chức trao 60 tấn gạo hỗ trợ người nghèo vượt qua dịch bệnh Covid-19 và hạn mặn. Theo đó, toàn bộ 60 tấn gạo sẽ...