Thuỷ điện: Không thể đánh đổi tính mạng dân
Chiều nay (20/11), UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức cuộc họp về tình hình sản xuất, đời sống sinh hoạt của nhân dân tại các khu tái đinh cư của các dự án thủy điện.
Tại cuộc họp, đại diện các địa phương nơi có dự án thủy điện, bức xúc cho rằng các thủy điện trên địa bàn Quảng Nam phạm vi ảnh hưởng rộng, đối tượng phải di dời tái định cư nhiều như Thủy điện Sông Tranh 2, Đắk Mi 4, Đắk Mi 4C, Sông Bung 4, A Vương,…
Nhưng ở tại nhiều nơi tái định cư thiếu đất sản xuất, động đất kích thích, cơ sở hạ tầng nhiều công trình xuống cấp nhanh chóng, nguy cơ sạt lở cao đã gây ảnh hưởng không tốt đến đời sống của nhiều hộ dân ở các khu vực này.
Các khu nhà tái định cư do các chủ đầu tư dự án thủy điện xây dựng bị người dân bỏ hoang.
Ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, bức xúc: “Lợi ích kinh tế của thủy điện tuy cần thiết nhưng không thể đánh đổi với tính mạng người dân khi động đất do thủy điện gây ra liên tục xảy ra kèm theo thiếu đất sản xuất sẽ dẫn đến nguy cơ thiếu ăn của người dân là rất lớn”.
Video đang HOT
“Hiện tại công tác an dân đang là vấn đề vô cùng khó khăn. Nên cần phải có nhiều chính sách như hỗ trợ người dân khai hoang để có đất sản xuất; nhanh chóng đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng. Địa phương này kiến nghị Chính phủ cần quy định cơ chế chia sẻ lợi ích trong lợi nhuận khi khai thác các công trình thủy điện cho địa phương, để có qũy đầu tư cho các công trình xuống cấp, hư hỏng. Riêng đối với các bộ, ngành trung ương cần sớm bố trí vốn thực hiện để án ổn định, phát triển sản xuất và đời sống các hộ tái định cư vùng thủy điện theo văn bản số 588 của Thủ tướng Chính phủ”.- ông Tuấn cho biết thêm.
Nhà tái định cư được Tập đoàn Điện lực Việt Nam đầu tư xây dựng cho người dân Thủy điện Sông Tranh 2 bị xuống cấp nghiêm trọng.
Trong khi đó, đại diện huyện Đông Giang, huyện Nam Giang cho rằng, nếu không có đất sản xuất 100%, các hộ dân sống tại các khu TĐC có nguy cơ trở thành hộ nghèo, phải khẩn cấp quy hoạch thêm đất sản xuất cho nhân dân. Đặc biệt cần có cơ chế chính sách, mở các lớp dạy nghề tạo công ăn việc làm cho người dân.
Được biết, tất cả các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã chiếm hết 5.710,11 ha, trong đó đất nông nghiệp là 2.086,63 ha. Đáng chú ý có đến 3.519 hộ bị ảnh hưởng bởi thủy điện.
Người dân vùng dự án thủy điện Quảng Nam thiếu đất sản xuất nông nghiệp trầm trọng.
Kết luận cuộc họp, ông Nguyễn Ngọc Quang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo cho Sở NN-PTNT tỉnh từ nay đến cuối năm phải có báo cáo phân loại các loại đất rừng để tính đến việc cấp đất, giao đất, giao rừng cho dân. Đồng thời lập phương án về phát triển diện tích lúa nước gắn với công trình thủy lợi, đẩy mạnh việc nuôi trồng thủy sản gắn với chính sách hỗ trợ cho người dân. “Về lâu dài, phải có cơ chế khuyến khích trồng cây cao su để bà con có thu nhập ổn định cuộc sống. Tiếp tục có chính sách hỗ trợ cho người dân và roát lại và nhanh chóng tập trung sửa chữa các công trình, nhà dân hư hỏng tại các khu TĐC”, ông Quang nhấn mạnh.
Theo 24h
Động đất ở Sông Tranh 2, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: Còn dưới nhiều mức giới hạn an toàn của đập
Sáng 30.10, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải (ảnh) đã trả lời báo chí một số vấn đề về dự án thủy điện Sông Tranh 2 và việc tác động của công trình thủy điện đến môi trường. Theo Phó Thủ tướng thì Chính phủ sẽ kiên quyết loại bỏ những công trình không đảm bảo môi trường và có tác động tiêu cực đến đời sống người dân.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải.
Thưa Phó Thủ tướng, động đất ở thủy điện Sông Tranh 2 vẫn khiến người dân Quảng Nam và nhiều ĐBQH chưa yên tâm. Xin Phó Thủ tướng nói rõ hơn về nội dung này.
- Với sự cố xảy ra ở thủy điện Sông Tranh 2, Chính phủ đã giao cho các bộ, hội đồng giám sát quốc gia và cả tư vấn quốc tế đánh giá thực trạng như thế nào để xử lý. Qua quá trình giám sát, đánh giá, nổi lên 2 việc.
Thứ nhất là hiện tượng thấm nước, đến nay đã xử lý được 99,9%. Vấn đề thứ 2 là ổn định thân đập. Việc này đã thuê tư vấn quốc tế đánh giá. Các kết luận đều khẳng định tiêu chuẩn về thiết kế bảo đảm, các số liệu về ổn định đập đều vượt chỉ tiêu cho phép, kể cả về số liệu động đất. Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước đã công bố đầy đủ việc này.
Tuy nhiên, thời gian qua liên tục xảy ra động đất ở khu vực Sông Tranh 2, qua nghiên cứu đã khẳng định động đất là động đất kích thích. Chính phủ đã quyết định không tích nước để theo dõi xem phản ứng của động đất kích thích với sự xuất hiện của hồ chứa thế nào.
Thiết bị chuyên dùng được đặt tại trạm quan trắc thuộc Ban điều hành thuỷ điện Sông Tranh 2.
Chính phủ cũng đã giao cho Viện Vật lý địa cầu lắp các trạm địa chấn với đủ các thiết bị quan trắc để theo dõi, đồng thời cũng giao viện này tiếp tục mời chuyên gia nước ngoài tham gia khảo sát đánh giá những đứt gãy, nền địa chất. Có ý kiến cũng cho rằng công trình đã hoàn thiện mà không đưa vào sử dụng thì sẽ lãng phí, nhưng chúng ta vẫn xác định phải đặt sự an toàn lên trên hết. Nếu loại bỏ hết các nghi vấn thì sẽ đưa vào hoạt động cho dù đến nay các kết quả giám định đều khẳng định là tốt, nhưng động đất vẫn đang xảy ra, thế thì vẫn cần tiếp tục theo dõi và chưa đưa vào hoạt động.
Trước khi có dự án này, khu vực này trong vòng 100 năm mới chỉ xảy ra 8 trận động đất, nhưng sau khi công trình hoàn thành và tích nước thì đã xảy ra tới trên 60 trận động đất lớn nhỏ, vậy có phải là do công tác khảo sát ban đầu chưa đánh giá được tác động của công trình?
- Trong tính toán không ai lường hết được, nhất là động đất kích thích. Người ta vẫn nói một hồ chứa khi tích nước sẽ gây động đất kích thích, nhưng có hồ chứa thì xảy ra hiện tượng này, có hồ thực tế không xảy ra. Việc đó phụ thuộc điều kiện địa chất khu vực có công trình xây dựng.
Về nguyên tắc, nếu đã động đất kích thích thì thường không vượt qua mức động đất chỉ đạo và có xu hướng tắt dần theo thời gian. Chúng ta có cả nghìn hồ mà không phải hồ nào cũng gây ra động đất kích thích. Chỉ có thể dựa trên kinh nghiệm là nếu có động đất kích thích nó sẽ tắt dần theo thời gian, nên giờ cần phải theo dõi đánh giá. Nếu vượt giá trị cực đại thì phải xem xét hết sức nghiêm chỉnh và công trình không thể đưa vào vận hành được.
Khi chúng ta thiết kế thủy điện này đã tính toán rất nhiều số liệu về động đất, ngoài ra còn số liệu hết sức quan trọng đối với an toàn đập là gia tốc nền. Gia tốc nền ở đây theo thiết kế 150, nhưng khi thực hiện và được thử nghiệm lên đến 250. Còn vừa qua, trận động đất 4,6 độ richter là tương đương với gia tốc nền 108. Như vậy là còn dưới nhiều mức giới hạn đập có thể chịu đựng được. Chính vì thế động đất 4,6 độ richter vừa rồi thì khi kiểm tra cũng không thấy có dấu hiệu tác động gì đến đập.
Sau khi xảy ra sự cố ở Sông Tranh 2, một số ý kiến ở tỉnh Đồng Nai đã đề nghị nên dừng dự án thủy điện 6 và 6A ở Đồng Nai vì tác động môi trường quá lớn, quan điểm của Chính phủ thế nào về việc này?
- Đó là một ý kiến kiến nghị và đó cũng là một yếu tố đầu vào cho hội đồng thẩm định. Có rất nhiều yếu tố ở đây. UBND địa phương trên cơ sở quy hoạch nếu thấy các yếu tố tác động đến dự án thì hoàn toàn có quyền đề nghị dừng không làm công trình. Kể cả việc báo cáo đánh giá tác động môi trường đã qua, nhưng khi di dân không tìm được đất hay ổn định dân cư không bảo đảm hay đất sản xuất mất nhiều quá không bố trí bù lại được thì cũng có thể yêu cầu không thực hiện, dù hiệu quả có thể tốt, động đất không có, địa chất ổn định... Những yếu tố thấy không đảm bảo được thì địa phương có quyền đề nghị.
Đặt ra tình huống nếu công trình được đầu tư rồi nhưng khi vận hành lại gây ra tác động môi trường lớn, vậy liệu Chính phủ có kiên quyết loại bỏ hay không, thưa Phó Thủ tướng?
- Nếu công trình đã xây dựng rồi nhưng sau đó thấy tác động tới môi trường, đời sống xã hội của nó lớn thì trước hết cần xem xét xem có cách nào khắc phục được không. Nếu tất cả các biện pháp được xét đến đều không được thì buộc phải đình chỉ công trình, vì bảo vệ môi trường và đời sống người dân là số một. Chúng ta đã có nhiều công trình làm vậy rồi, đã hoàn thành, thậm chí đã hoạt động nhiều năm nhưng khi xây thì không có dân, sau đó dân mới đến sống xung quanh rồi gây ô nhiễm thì mình cũng phải di dời công trình ấy.
- Xin cảm ơn Phó Thủ tướng!
Theo laodong
Sông Tranh: Phải đặt an toàn của dân lên trên Trách nhiệm chính thuộc về EVN. Phải đặt sự an nguy của người dân lên trên sự an toàn của đập bởi nếu động đất xảy ra 5,5 độ Richter thì đập an toàn nhưng nhà dân thì sập. Ông Đinh Văn Thu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam: EVN phải chịu trách nhiệm đầu tiên Trách nhiệm đầu tiên phải...