Thủy điện Ia Krêl vỡ đập do thấm nước, lỗi kỹ thuật
Thủy điện Ia Krêl 2 có hiện tượng thấm nước, quá trình thi công đắp đập không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, công trình chưa có hồ sơ pháp lý và hồ sơ quản lý chất lượng… Bộ trưởng Xây dựng thông tin về đập thủy điện vừa vỡ ở Gia Lai.
Giờ nghỉ giải lao trong phiên chất vấn sáng 13/6, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng bận rộn, từ chối trả lời báo chí về sự cố vỡ đập thủy điện Ia Krêl 2 ở Gia Lai ngày hôm qua. Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng đứng gần đó chủ động cho biêt “sẽ yêu cầu các phòng ban chức năng cung cấp thông tin ngay”.
Bộ trưởng Xây dựng cho biết, ngay sau khi xảy ra sự cố (ngày hôm qua), Bộ đã cử cán bộ của Cục Giám định chất lượng nhà nước về công trình xây dựng vào Gia Lai, tới hiện trường để nắm tình hình và bước đầu xác định nguyên nhân…
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng đang trao đổi với đại biểu bên hành lang hội trường sáng nay, 13/6 (ảnh: Việt Hưng).
Cán bộ Cục Giám định đã có báo cáo gì về Bộ về nguyên nhân của việc vỡ đập thủy điện Ia Krêl 2?
Nguyên nhân ban đầu, có thể do điểm tiếp giáp trên thân đập. Đây là một đập đất nên nơi tiếp giáp giữa đập với cống dẫn dòng – một bên là bê tông cứng, một bên là đất mềm, rất dễ xảy ra thấm. Khi có việc thấm nước tại đó mà không được kiểm soát tốt thì đất bên trong đập sẽ bị nước xói, moi ra ngoài, tạo ra lỗ hổng kiểu hàm ếch và nó sẽ sụt xuống.
Thưa Bộ trưởng, thông tin đến thời điểm này, như phán đoán của lãnh đạo địa phương thì có vấn đề về sai sót kỹ thuật ở công trình này?
Chưa đủ căn cứ để xác định việc này nhưng nguyên nhân ban đầu là do thấm nước mà sự cố thấm nước thì có thể từ rất nhiều hướng. Ngay tại vị trí tiếp giáp cống dẫn dòng, lẽ ra, trong quá trình thi công phải có được chất sét rất tốt để trám phần rìa này. Nhưng khi thi công không tốt, không có sét hoặc lượng sét ít, không đủ kín sẽ gây ra úng xuất cục bộ. Khi đó, nước thấm vào thân đập sẽ tạo thành khe hở và đất trong thân đập tiếp tục bị moi ra, sụt xuống. Đập đất, tương tự như đê, không như đập bê tông xi măng nên khi thấm cũng phải có hướng xử lý đặc biệt.
Được biết, trữ lượng nước của hồ chứa này theo thiết kế là 8-10 triệu m3 nước trong khi mới tích được 4-5 triệu (tức khoảng 50-60%) đã xảy ra sự cố. Rõ ràng cần đặt câu hỏi về chất lượng công trình trong tình huống này, thưa Bộ trưởng?
Phải xét cụ thể về đập thủy điện này. Đây là một đập đất đồng chất. Dung tích hữu ích xấp xỉ 3 triệu m3, dung tích chết xấp xỉ 5,9 triệu m3, công suất 5,5 MW, chiều cao đập 27 m. Thủy điện này được xây dựng năm 2010, trên suối Ia Krêl, thuộc lưu vực sông Pôcô. Tại thời điểm vỡ đập, mực nước thấp hơn cao trình đập tràn khoảng 1,6m. Kiểm tra hiện trường cho thấy cống dẫn dòng nằm trong thân đập có dấu hiệu bị vỡ. Bề mặt đập ở khu vực không bị vỡ xuất hiện nhiều vết nứt lớn, không có dấu hiệu nước tràn qua.
Trong quá trình làm việc giữa chủ đầu tư và đại diện Sở Xây dựng, Sở Công thương, chủ đầu tư chưa trình được các hồ sơ pháp lý dự án và hồ sơ quản lý chất lượng, công trình .
Đây không phải sự cố vỡ đập thủy điện đầu tiên mà trong khoảng 1 năm tại đây, liên tiếp có những sự cố như xe ben “đụng” đổ đập thủy điện, đập vỡ tan hoang trong đêm… Công tác thẩm định chất lượng công trình đang có vấn đề?
Đúng như vậy. Với trách nhiệm là cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng công trình, nhìn thấy vấn đề này, vừa qua, Bộ Xây dựng đã trình Chính phủ ra nghị định số 15 về quản lý chất lượng công trình. Theo đó, thay vì trước đây, việc thẩm định chất lượng được giao quyền cho chủ đầu tư thì trong nghị định này, dù chủ đầu tư vẫn là người quyết định, nhưng công tác thẩm định phải “tiền kiểm” ngay từ khâu thiết kế kỹ thuật. Hơn nữa, việc thẩm định do các cơ quan quản lý chuyên ngành nhà nước về xây dựng phải chịu trách nhiệm.
Video đang HOT
Như vậy, thay vì hậu kiểm (kiểm tra khi công trình đã xong) như trước đây, theo quy định mới, cơ quan quản lý chuyên ngành phải làm công tác kiểm tra, giám sát ngay từ đầu, từ khâu duyệt thiết kế kỹ thuật.
Với những công trình thủy điện, ngành Công thương phải làm. Chẳng hạn, công trình thủy điện này thuộc loại hồ đập cấp, Sở Công thương phải làm, phải tiền kiểm cũng như tăng cường kiểm tra chất lượng.
Như Bộ trưởng nói, với công trình này, việc thẩm định vẫn là giao quyền cho chủ đầu tư. Vậy nếu xác định đúng sự cố vỡ đập do công trình kém chất lượng thì trách nhiệm cũng chỉ thuộc chủ đầu tư? Các cơ quan quản lý nhà nước sẽ “vô can”?
Thứ nhất, trách nhiệm liên quan đến chủ đầu tư. Thứ hai là các cơ quan tư vấn thiết kế, cơ quan thi công, cơ quan giám sát và cơ quan quản lý nhà nước… chắc chắn cũng phải có trách nhiệm chứ. Bởi vì anh phải kiểm tra, kiểm soát toàn bộ quá trình thực hiện.
Khi nhìn ra vấn đề này thì cả nước cũng đã có nhiều công trình chỉ được “hậu kiểm” mà không được “tiền kiểm” chặt chẽ như Bộ trưởng trình bày. Vậy có cần đặt vấn đề rà soát lại các công trình xây dựng theo quy định trước đây để tránh những tai nạn tương tự tiếp diễn?
Đã có tổng rà soát toàn bộ các công trình cũng như tổng kiểm tra các công trình thủy điện, hồ đập xem công trình nào thuộc Hội đồng nghiệm thu nhà nước, công trình nào do các bộ (như Bộ Công thương, Bộ NN&PTNT) và địa phương phải làm. Nếu phát hiện công trình nào chưa an toàn, nhất quyết phải dừng lại ngay.
Vừa rồi Bộ Công thương có báo cáo về kiểm tra an toàn hồ đập thủy điện. Thủy điện Ia Krêl 2 này có nằm trong diện công trình chưa đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành?
Đập này cũng thuộc diện phải được kiểm tra vì là công trình thủy điện. Tất cả hồ đập liên quan thủy lợi, thủy điện thì đều phải kiểm tra.
Đến thời điểm này, chủ đầu tư có báo cáo, khắc phục gì sau sự cố?
Giờ đập đã vỡ như thế này thì việc khắc phục không thể một lúc làm ngay được mà phải xác định rõ nguyên nhân trách nhiệm rồi tìm biện pháp khắc phục. Còn với sự cố gây ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của người dân thì phải tập trung khắc phục triệt để ngay.
Tới đây địa phương phải tập trung vào khắc phục sự cố tại Ia Krêl 2. Còn Bộ Xây dựng với trách nhiệm quản lý nhà nước thì phải đứng ra đánh giá, yêu cầu địa phương tìm hiểu rõ nguyên nhân. Vì công trình thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp tỉnh nên Sở Công thương và địa phương phải có trách nhiệm đánh giá toàn bộ.
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Báo cáo nhanh về sự cố vỡ đập thủy điện Ia Krêl 2 của Bộ Xây dựng nêu lại diễn biến sự cố, thủy điện đang trong quá trình tích nước (đã tích nước được khoảng 4 tháng). Sự cố xảy ra vào khoảng 3 giờ sáng ngày 12/6 làm cho khoảng 40m chiều dài thân đập bị vỡ hoàn toàn, không có thiệt hại về người. Tuy nhiên, diện tíc lớn cao su của 2 đội sản uất 20, 21 (Cty TNHH Cao su 72, Binh đoàn 15, Bộ Quốc phòng) và nương rẫy, hoa màu của dân dân bị hư hại.
Tại thời điểm vỡ đập, mức nước thấp hơn cao trình đập tràn khoảng 1,6m. Kiểm tra tại hiện trường cho thấy cống dẫn dòng nằm trong thân đập có dấu hiệu bị vỡ. Bề mặt đập (khu vực không bị vỡ) xuất hiện nhiều vết nứt lớn, không có dấu hiệu nước tràn qua.
Trong quá trình làm việc giữa chủ đầu tư và đại diện Sở Xây dựng, Sở Công thương, chủ đầu tư chưa trình được các hồ sơ pháp lý dự án và hồ sơ quản lý chất lượng công trình. Qua tìm hiểu được biết quy trình vận hành đã được ban hành theo Quyết định 4058 năm 2011 của Bộ Công thương.
Do khi xảy ra sự cố không có dấu hiệu nước tràn qua mặt đập tràn, đập dâng nên nguyên nhân sơ bộ gây vỡ đập được xác định là do thấm đập. Có khả năng trong quá trình thi công đắp đập đã không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, nhất là thi công phần tiếp giáp giữa đập và cống dẫn dòng (nằm trong thân đập). Thông thường, vật liệu dùng thi công phần tiếp giáp với cống dẫn dòng là vật liệu sét, không phải loại vật liệu dùng để đắp thân đập. Trong trường hợp thi công không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật tiếp giáp sẽ gây thấm khu vực này, khi vết thấm đủ lớn sẽ gây vỡ đập
Thủy điện Ia Krêl 2 có chủ đầu tư là Cty Công nghiệp và Thủy điện Bảo Long – Gia Lai. Tư vấn thiết kế: Văn phòng tư vấn thẩm định thiết kế và Giám định chất lượng công trình (trường ĐH Thủy lợi). Tư vấn giám sát là Cty một thành viên tư vấn thiết kế xây dựng Kiến Hoàng Phi.
Theo Dantri
Nhiệm vụ "sát sườn" cho 4 Bộ trưởng vừa đăng đàn
Bộ trưởng Công thương cần báo cáo về an toàn thủy điện vào kỳ họp cuối năm tới. Bộ trưởng Xây dựng phải giải quyết được tình trạng đóng băng bất động sản. Thống đốc NHNN phải lành mạnh hóa được hệ thống ngân hàng vào năm 2015...
Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 4. Biểu quyết về toàn bộ nội dung Nghị quyết, 481/484 đại biểu có mặt thông qua (đạt hơn 96%), chỉ 3 đại biểu bỏ "phiếu chống".
Đánh giá chung về phiên chất vấn, Quốc hội thống nhất nhận định, phiên chất vấn đã diễn ra dân chủ, công khai, nhận được sự quan tâm theo dõi, giám sát của người dân cả nước. Đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi thẳng thắn, xây dựng, tập trung vào những vấn đề lớn, nội dung phong phú và sắc sảo. Các thành viên Chính phủ tập trung trả lời vào nội dung các câu hỏi, giải đáp hầu hết các vấn đề đặt ra, đưa ra được các giải pháp cần thiết; đồng thời nghiêm túc nhận trách nhiệm liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của mình.
Quốc hội ghi nhận các giải pháp tích cực mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các thành viên của Chính phủ đã cam kết khi trả lời chất vấn.
Trước đó, nhiều ý kiến đề nghị bổ sung đánh giá, việc trả lời chất vấn của một số thành viên Chính phủ có mặt còn lúng túng, chưa đi thẳng vấn đề, chưa đề ra các giải pháp tích cực để chỉ đạo khắc phục những tồn tại, yếu kém của bộ, ngành mình vào Nghị quyết này.
Xác nhận thực tế, có một số câu trả lời lung túng, chưa đi thẳng vấn đề như đại biểu đánh giá, nhưng UB Thường vụ cho rằng số lượng những câu trả lời như vậy không nhiều nên giữ nguyên những đánh giá, ghi nhận tích cực như trên.
Đối với các yêu cầu đề ra với mỗi Bộ trưởng về việc thực hiện lời hứa trước Quốc hội, UB Thường vụ đã tiếp thu nhiều ý kiến, đề xuất của đại biểu để hoàn thành bản Nghị quyết với những nhiệm vụ rất cụ thể.
Từ trái qua phải: Bộ trường Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng và Thống đốc Nguyễn Văn Bình.
Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng được giao triển khai các biện pháp đồng bộ để tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường trong nước và nước ngoài; khuyến khích tiêu dùng hàng hóa trong nước sản xuất, quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu hàng hóa, hạn chế nhập siêu, chống buôn lậu, hàng lậu; giải quyết hàng tồn kho, bảo đảm sang năm 2013 hàng tồn kho sẽ giảm dần theo cơ cấu ngành; góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, khơi thông nguồn hàng, tăng trưởng kinh tế, bảo đảm nâng cao đời sống của người dân.
Riêng về vấn đề thủy điện, Bộ được giao tiếp tục rà soát quy hoạch tổng thể về thủy điện để báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2013). Việc rà soát phải xác định rõ các dự án phải dừng, phải điều chỉnh hay được tiếp tục triển khai. Nguyên tắc khi làm thủy điện, phải có biện pháp bảo đảm an toàn tuyệt đối các công trình thủy điện, trồng rừng thay thế.
Cóý kiến đại biểu đề nghị bổ sung vào Nghị quyết nội dung yêu cầu bảo đảm an toàn công trình thủy điện Sông Tranh 2 và các công trình thủy điện khác. Song đề xuất này không được thể hiện.
Quốc hội nhấn mạnh, trong năm 2013, Chính phủ cần ban hành chính sách đặc thù cho đồng bào vùng tái định cư các công trình thủy điện; tập trung giải quyết vấn đề đền bù, tái định cư các công trình thủy điện, bao gồm cả những tồn tại, vướng mắc của các dự án thủy điện Hòa Bình, Sơn La.
B ộ tr ưở ng Xây d ự ng Trịnh Đình Dũng nhận yêu cầu tập trung giải quyết tình trạng đóng băng của thị trường bất động sản, xử lý đất bỏ hoang, điều chỉnh cơ cấu thị trường, cân đối cung cầu và xử lý nợ xấu. Ông Dũng cũng được giao lập kế hoạch giải quyết vấn đề nhà ở xã hội, nhà ở cho sinh viên, người lao động có thu nhập thấp, tạo ra chuyển biến tích cực trong lĩnh vực vào cuối 2013.
Bộ Xây dựng cũng được "lệnh" tăng cường thanh tra, kiểm tra việc bảo đảm chất lượng các công trình xây dựng, xử lý nghiêm các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, rút ruột công trình trong xây dựng công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, thủy lợi. Cụ thể, đến hết năm sau phải hoàn thành việc xây dựng, bổ sung, điều chỉnh các định mức kinh tế - kỹ thuật, các loại đơn giá đầu tư, đơn giá xây dựng để làm cơ sở cho việc quyết định đầu tư và thanh quyết toán công trình được kịp thời, công khai, minh bạch; tạo cơ chế cạnh tranh lành mạnh để hạ giá thành sản phẩm và tăng sức cạnh tranh của ngành xây dựng.
Th ố ng đ ố c NHNN Nguyễn Văn Bình phải tập trung điều hành chính sách tiền tệ. Mốc thời hạn cụ thể là năm 2013 phải tạo cho được chuyển biến tích cực trong việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các công ty tài chính gắn với thị trường chứng khoán, thị trường tài chính. Năm 2015, ông Bình cần xây dựng được một hệ thống ngân hàng lành mạnh. Việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng phải gắn với giải quyết chất lượng hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, công ty tài chính và giải quyết nợ xấu, giảm nợ xấu.
Vấn đề điều hành hoạt động của thị trường tín dụng, bảo đảm cung ứng vốn cho sản xuất những ngành sản xuất, mặt hàng quan trọng, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế; đồng thời kiềm chế lạm phát theo chỉ tiêu khống chế dưới 8% cũng là nhiệm vụ được nhấn mạnh với Thống đốc Bình.
Quốc hội yêu cầu người đứng đầu ngành ngân hàng tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm những tiêu cực trong hoạt động ngân hàng, thị trường tiền tệ, thị trường vàng; làm tốt công tác quản lý nhà nước đối với thị trường vàng; bảo đảm lợi ích của người dân; không sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán trong nền kinh tế.
B ộ tr ưở ng Y t ế Nguyễn Thị Kim Tiến được nhắc cần triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, tạo chuyển biến trong việc nâng cao y đức trong ngành y tế; khắc phục những tồn tại, yếu kém trong quản lý khám, chữa bệnh, nhất là dịch vụ khám, chữa bệnh tư nhân.
"Trong năm 2013, tăng cường quản lý thuốc, giá thuốc, viện phí để bảo đảm chi phí hợp lý, có lộ trình phù hợp với điều kiện và thu nhập của người dân" - Nghị quyết nêu rõ.
Vấn đề bảo đảm quản lý tốt vệ sinh an toàn thực phẩm cũng giao hạn từ nay đến hết năm 2013 phải tạo được sự chuyển biến tích cực trong việc ngăn chặn thực phẩm nhập lậu, thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và không bảo đảm vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng thực phẩm tiêu dùng cho người dân.
Ngoài ra, ngành y tế phải nỗ lực có biện pháp tích cực, hiệu quả để giảm dần tình trạng mất cân bằng giới tính trẻ sơ sinh.
Về việc tổ chức thực hiện Nghị quyết về chất vấn đối với 9 Bộ trưởng đăng đàn trong 2 kỳ họp trước, Quốc hội cũng đánh giá cao những kết quả bước đầu và yêu cầu 4 Bộ trưởng trả lời chất vấn kỳ này tiếp tục nghiêm túc thực hiện các lời hứa, báo cáo kết quả với Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2013).
Quốc hội cũng giao UB thường vụ Quốc hội tổ chức thêm các phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp của thường vụ. Hội đồng dân tộc, các UB của Quốc hội tổ chức các phiên họp giải trình của các Bộ trưởng, trưởng ngành về những vấn đề thuộc lĩnh vực phụ trách của mình cũng như trường hợp nhận được cử tri kiến nghị và ĐBQH chất vấn.
Theo Dantri
Chính phủ đánh giá tốt các Bộ trưởng trả lời chất vấn Ý kiến đánh giá của Chính phủ với từng Bộ trưởng được thể hiện trong báo cáo việc thực hiện lời hứa "hậu chất vấn" do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trình bày trước Quốc hội, như một bản tóm tắt các báo cáo riêng của mỗi Bộ trưởng. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thay mặt Chính phủ trình bày báo...