Thụy Điển hoãn tập trận vì tàu ngầm ‘lạ’ xâm nhập?
Quân đội Thụy Điển ngày 9.6 cho hay đã tạm hoãn tập trận hải quân ngoài khơi thủ đô Stockholm vì một “hoạt động lạ dưới nước”, được cho là có tàu ngầm xâm phạm lãnh hải nhưng không tìm thấy chứng cứ.
Tàu quét thuỷ lôi HMS Kullen và một tàu tuần duyên của Thụy Điển tìm kiếm “hoạt động lạ dưới nước”, thuật ngữ dùng để chỉ tàu ngầm ở vịnh Namdo ngày 21.10.2014. REUTERS
“Chúng tôi hoãn tập trận bởi có những dấu hiệu cho thấy hoạt động lạ dưới nước”, Jesper Tengroth, phát ngôn viên quân đội Thụy Điển nói, và sử dụng thuật ngữ “hoạt động lạ dưới nước” thường dùng để chỉ những tàu ngầm nước ngoài, theo AFP.
Ông Tengroth tiết lộ sau khi cuộc tập trận, vốn được lên kế hoạch vào ngày 21 – 24.4, bị hoãn, quân đội đã tiến hành tuần tra trong khu vực và các thợ lặn được điều động để kiểm tra, nhưng không tìm thấy dấu vết tàu ngầm nào.
“Những dấu vết được phát hiện dưới đáy biển… nhưng chúng có thể không liên quan đến những dấu hiệu này”, ông Tengroth nói.
Video đang HOT
Tàu hộ tống HMS Visby của Thụy Điển tìm kiếm “tàu ngầm” xâm nhập vịnh Mysingen, Stockholm ngày 21.10.2014. REUTERS
Mặc dù ông Tengroth dùng cụm từ “hoạt động lạ dưới nước” thường ám chỉ tàu ngầm, nhưng ông lại nói cụm từ này có nghĩa rộng và không chỉ áp dụng với tàu ngầm, theo AFP.
Hồi tháng 10.2014, Thụy Điển từng tiến hành một chiến dịch rầm rộ truy tìm một tàu ngầm nước ngoài, bị tình nghi là của Nga, ở ngoài khơi Stockholm trong vòng tám ngày. Quân đội Thụy Điển sau đó xác nhận “một tàu ngầm nhỏ” nước ngoài đã xâm phạm lãnh hải nước này, nhưng không thể xác định được tàu ngầm này là của quốc gia nào.
Chính quyền Thụy Điển hồi năm 2015 đã tuyên bố chi thêm 1,25 tỉ USD cho ngân sách quốc phòng giai đoạn 2016-2020
Thụy Điển dù không phải là thành viên NATO nhưng đang nỗ lực tăng cường khả năng quân sự và tập trận chung với NATO. Hoạt động này được cho là nhằm đối phó với những động thái của Nga ở vùng Baltic, điển hình là những vụ máy bay quân sự Nga bay áp sát hoặc bị cáo buộc xâm phạm không phận các quốc gia vùng Baltic.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
'Xanh vỏ, đỏ lòng' trong chiến lược an ninh của Thụy Điển
Việc thỏa thuận cho phép NATO sử dụng lãnh thổ, Thụy Điển đã tiến thêm một bước rất dài và với ý nghĩa chính trị cũng như pháp lý rất đáng kể để trở thành một thành viên không chính thức của NATO.
Quân đội Thụy Điển. REUTERS
Với việc phê chuẩn thỏa thuận cho phép NATO sử dụng lãnh thổ, quốc hội Thụy Điển không chỉ làm cho quan hệ của quốc gia Bắc Âu này với NATO trở nên rất đặc biệt mà trong thực chất đã làm cho Thụy Điển tiến thêm một bước rất dài và với ý nghĩa chính trị cũng như pháp lý rất đáng kể để trở thành một thành viên không chính thức của NATO.
Tuy vẫn quả quyết duy trì chính sách trung lập và không liên kết cũng như không có ý định gia nhập NATO, nhưng với việc để cho khối này sử dụng lãnh thổ của mình để huấn luyện, tập trận và sử dụng căn cứ trong trường hợp xảy ra chiến tranh ở khu vực, Thụy Điển trong thực chất đã định hướng chính sách không tương thích với những quả quyết nói trên.
Bản thân NATO cũng có lợi ích thiết thực trước mắt và chiến lược lâu dài trong việc lôi kéo các nước Bắc Âu. AFP
Cách hành xử như thế của Thụy Điển không khác gì nhiều so với Đan Mạch, Na Uy và Iceland. Tất cả đều muốn lôi kéo NATO vào việc đảm bảo an ninh cho mình. Tất cả đều lợi dụng chuyện xảy ra ở Ukraine để thổi phồng mối đe dọa an ninh từ Nga đối với mình để buộc NATO phải xòe ra cái ô bảo hộ an ninh.
Không phải NATO không nhận ra là bị các đối tác này lợi dụng, nhưng bản thân NATO cũng có lợi ích thiết thực trước mắt và chiến lược lâu dài trong việc lôi kéo các nước này. NATO cần tác dụng thực chất chứ không coi trọng ý nghĩa danh nghĩa. Nga phản đối quyết liệt việc NATO mở rộng ra sát biên giới Nga và không thể không cảm thấy bất an khi NATO lôi kéo được những quốc gia Bắc Âu vốn vẫn coi chính sách trung lập là một trong những bản sắc chính trị nổi bật nhất của đất nước. Cái cách xanh vỏ, đỏ lòng này tiện lợi cho NATO và Thụy Điển về mọi bề.
La Phù
Theo Thanhnien
NATO từ chối bình luận về cảnh báo Nga tấn công Thụy Điển NATO cho biết không nói thêm gì ngoài những điều đã đề cập trong báo cáo mới đây cảnh báo Nga có ý định tấn công hạt nhân vào Thụy Điển, theo TASS ngày 4.2. Chiếc Su-27 của Nga được cho nằm trong bài diễn tập mô phỏng tấn công Thụy Điển - Ảnh: Reuters Phía Nga vẫn chưa có động thái nào...