Thủy điện Hố Hô xả lũ: Nếu tái phạm sẽ thu hồi giấy phép
Trong kết luận chính thức vừa phát đi trưa nay (1/11), Bộ Công Thương cho biết, về việc xả lũ thuỷ điện Hố Hô, Công ty Cổ phần Thủy điện Hồ Bốn chưa thực hiện đầy đủ, nghiêm ngặt các quy định tại Quy trình vận hành hồ chứa về trách nhiệm thông tin, báo cáo.
Nếu còn xảy ra trường hợp tương tự, thuỷ điện Hố Hô có nguy cơ bị thu hồi giấy phép hoạt động.
Bộ Công Thương vừa tổng hợp và hoàn chỉnh Báo cáo, trình Thủ tướng Chính phủ về việc xả lũ thủy điện Hố Hô vừa qua làm tác động thêm việc ngập lụt ở hạ du trong đợt mưa lũ vừa qua.
Báo cáo cho biết, việc xả lũ của hồ chứa Hố Hô trong tình huống khẩn cấp, làm gia tăng lưu lượng về hạ du trung bình khoảng 192 m3/s trong khoảng thời gian từ 17h30 ngày 14/10/2006 đến 02h00 ngày 15/10/2006 đã ảnh hưởng nhất định tới việc lũ về hạ du, đặc biệt là các xã ngay sau đập.
Tuy nhiên, việc xả lũ trong tình huống khẩn cấp là phù hợp với Quy trình vận hành hồ chứa để tránh nguy cơ xảy ra sự cố lớn hơn cho vùng hạ du.
Về trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan, báo cáo cho biết, CTCP Thủy điện Hồ Bốn chưa thực hiện đầy đủ, nghiêm ngặt các quy định tại Quy trình vận hành hồ chứa về trách nhiệm thông tin, báo cáo. Thông báo gửi đến các cơ quan liên quan chưa đầy đủ nội dung, chưa phù hợp với tình huống vận hành công trình.
Bên cạnh đó, việc kiểm tra các hạng mục công trình trước mùa mưa lũ chưa chi tiết và khả thi; chưa đánh giá được các tình huống mất an toàn có thể xảy ra trong mùa mưa bão (như sạt vai đập, sạt lở đường vận hành vào nhà máy phương tiện cơ giới không vào được, hư hỏng đường lên đập). Với chính quyền địa phương khu vực công trình và hạ du, chưa tổ chức diễn tập di dời, sơ tán nhân dân và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên sông thuộc hạ du thủy điện Hố Hô năm 2016.
Video đang HOT
Đồng thời, phê duyệt phương án phòng chống lũ lụt vùng hạ du công trình chưa quy định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của các đơn vị tham gia ứng phó như: Ban chỉ huy cấp huyện, xã và các tổ chức trên địa bàn; chưa quy định rõ chế độ thông tin, báo cáo…
Bộ Công Thương kiến nghị UBND tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình đánh giá, rà soát phương án chỉ huy, thực hiện công tác phòng, chống lũ lụt vùng hạ du công trình thủy điện Hố Hô đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế về chế độ mưa lũ, năng lực các công trình thủy lợi, thủy điện trên địa bàn, tình hình dân cư và khả năng chủ động ứng phó với thiên tai của địa phương và công tác phối hợp với nhà máy thủy điện và các cấp ở địa phương.
Rà soát, điều chỉnh phương án phòng chống lũ lụt vùng hạ du công trình thủy điện Hố Hô, trong đó quy định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của các đơn vị tham gia ứng phó như: Ban chỉ huy PCTT&TKCN cấp huyện, xã và các tổ chức trên địa bàn…
Về phía Bộ Công Thương, xử lý vi phạm hành chính đối với CTCP Thủy điện Hồ Bốn trong lĩnh vực an toàn đập. “Trường hợp tái phạm sẽ xem xét thu hồi Giấy phép hoạt động điện lực”, báo cáo cho biết. Bộ cũng chỉ đạo tiếp tục theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và hướng dẫn các chủ đập thực hiện công tác quản lý an toàn đập, công tác vận hành hồ chứa đảm bảo an toàn công trình và hạ du…
Bộ Công Thương cũng yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN, Tổng công ty Điện lực Miền Bắc chỉ đạo CTCP Thủy điện Hồ Bốn thực hiện: Kiểm điểm nghiêm túc các tập thể, cá nhân liên quan. Triển khai các biện pháp gia cố để chống sạt lở vai phải đập đảm bảo an toàn cho đập và nhà máy; tổ chức thực khảo sát, đánh giá tổng thể để có biện pháp xử lý triệt để khu vực vai phải đập; sửa chữa đường vận hành lên đập và vào nhà máy đảm bảo không bị chia cắt khi mưa lũ xảy ra…
Đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường, xem xét xử lý vi phạm hành chính đối với CTCP Thủy điện Hồ Bốn trong việc quản lý vận hành, tuân thủ các quy định của Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt và chấp hành các quy định của pháp luật về nguyên nước. Thu hồi Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt nếu tái phạm.
“Trường hợp Công ty Cổ phần Thủy điện Hồ Bốn tái phạm, Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, thu hồi Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt theo quy định. Đồng thời, gửi Bộ Công Thương để xem xét thu hồi Giấy phép hoạt động điện lực”, báo cáo nêu rõ.
Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo đối với hồ chứa thủy lợi trên khu vực miền Trung: thực hiện nghiêm túc Quy trình vận hành liên hồ chứa và Quy trình vận hành đơn hồ thủy lợi đã được các cấp phê duyệt.
Phương Dung
Theo Dantri
Thủy điện Hố Hô sai sót trong vận hành
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng khi trả lời câu hỏi của báo chí tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ hôm qua (29.10).
Thủy điện Hố Hô xả lũ
Theo ông Vượng, dù tới ngày 31.10 liên bộ Công thương, TN-MT, NN-PTNT mới chính thức có báo cáo Thủ tướng về kiểm tra hoạt động xả lũ của thủy điện Hố Hô, song qua nắm tình hình tại thực địa, đoàn kiểm tra đã xác định một số sai sót của nhà máy trong việc chấp hành các quy định pháp luật về tài nguyên nước và quy định vận hành hồ chứa. "Trong báo cáo chính thức vào ngày 31.10, Bộ sẽ đề cập chi tiết, đầy đủ về quá trình ngập lụt cũng như tác động của vận hành hồ chứa thủy điện Hố Hô, đồng thời làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan cũng như các giải pháp về vận hành hồ chứa để hạn chế tối đa cho hạ du hồ thủy điện", ông Vượng nói.
Tuy nhiên, ông Vượng cho rằng việc ngập lụt của vùng hạ du thủy điện Hố Hô (H.Hương Khê) cũng như hai tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình trong đợt lũ từ 13 - 15.10 vừa qua chủ yếu là do mưa lớn.
Thanh tra sở có 44/46 người biên chế làm cán bộ
Tại buổi họp báo, câu chuyện có 44/46 biên chế tại Sở LĐ-TB-XH tỉnh Hải Dương là cán bộ tiếp tục được báo chí đặt ra với ngành nội vụ. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn thông tin, sau khi có phản ánh từ báo chí, Thủ tướng đã giao Bộ Nội vụ phải tiến hành thanh tra công vụ để xác minh sự thật cũng như có đánh giá về việc thực hiện bổ nhiệm cán bộ quản lý tại một số địa phương thời gian qua. Theo đó, ngày 24.10, Bộ đã có quyết định thanh tra đột xuất về công tác tuyển dụng công chức, bổ nhiệm cán bộ tại Sở LĐ-TB-XH Hải Dương từ đầu năm 2014 đến ngày 15.10.2016 và kết quả sẽ có sau 45 ngày làm việc. "Để khắc phục công tác bổ nhiệm cán bộ có nhiều dư luận thời gian gần đây, chúng tôi cũng đang rà soát lại các nghị định hướng dẫn luật công chức, viên chức để đảm bảo công tác này được quản lý chặt, nâng cao chất lượng bổ nhiệm cán bộ", ông Tuấn cho biết thêm.
Liên quan đến việc thực hiện kết luận của Ủy ban Kiểm tra T.Ư về các sai phạm của cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng đây là vụ việc rất nghiêm trọng, được cán bộ đảng viên và dư luận đặc biệt quan tâm nên sau khi có kết luận của Ủy ban Kiểm tra, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục làm rõ sai phạm cá nhân, tập thể trong tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm cán bộ, nhất là với trường hợp đề bạt, bổ nhiệm, tiếp nhận ông Trịnh Xuân Thanh. "Cũng có dư luận hỏi liệu có khởi tố không? Chúng ta sẽ làm theo quy định của điều lệ Đảng, pháp luật. Nếu tổ chức nào vi phạm đến đâu thì xử lý theo quy định đến đó và tất cả sẽ minh bạch công khai. Kết quả đến đâu sẽ có cơ quan chủ trì họp báo thông báo", ông Dũng khẳng định.
Bảo hiểm xã hội bị nợ hơn 13.000 tỉ đồng
Một vấn đề khác cũng được báo chí đặt ra tại buổi họp báo là giải pháp để thu hồi số nợ hơn 13.000 tỉ đồng mà các doanh nghiệp đang nợ ngành bảo hiểm xã hội (BHXH).
Ông Phạm Lương Sơn, Phó tổng giám đốc BHXH VN, cho biết theo quy định mới, từ ngày 1.7.2016 BHXH không còn chức năng khởi kiện doanh nghiệp nợ tiền BHXH ra tòa như trước. Tuy nhiên, tháng trước, cơ quan này đã có quy chế phối hợp với Tổng liên đoàn Lao động VN. Theo đó, ngành bảo hiểm vẫn sẽ tiến hành thu thập hồ sơ, làm các thủ tục cần thiết và chuyển quyền khởi kiện sang cho liên đoàn lao động các tỉnh thực hiện thay cho BHXH. "Mục tiêu của chúng tôi là đến cuối năm nay giảm tỷ lệ nợ BHXH xuống còn 3,5% thay vì mức 5,8% như hiện nay, nhằm đảm bảo mức tương đương khi kết thúc năm 2015, ông Sơn nói.
Xem xét giảm phí BOT, không tăng giá điện đến cuối năm
Tại cuộc họp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho hay trong nhiệm vụ 2 tháng cuối năm, cơ quan điều hành đặc biệt chú ý đến hai chỉ tiêu GDP và tăng trưởng xuất khẩu. Theo đó, Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương nỗ lực cao nhất để GDP quý 4 tăng từ 7,1 - 7,7% trong khi tăng trưởng xuất khẩu cả năm khoảng 8% (10 tháng mới tăng 7,2%).
Để làm được điều này, Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh giải ngân vốn ngân sách và trái phiếu, cộng với khoản 24.000 tỉ đồng vốn dư của các dự án QL1 và đường Hồ Chí Minh mà Thủ tướng vừa ký quyết định phân bổ hồi đầu tháng 10. "Thủ tướng yêu cầu không được để chậm rồi đổ lỗi cho quy trình, thủ tục", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng truyền đạt.
Thủ tướng cũng tiếp tục lưu ý xem xét giảm phí BOT giao thông, không tăng giá điện từ nay đến cuối năm cũng như nghiên cứu kỹ trước khi điều chỉnh giá dịch vụ y tế.
(Theo Thanh Niên)
"Việc hệ trọng sao chỉ nhắn tin báo xả lũ" Chiều 18-10, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với lãnh đạo huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) và lãnh đạo Nhà máy thủy điện Hố Hô (giáp ranh giữa huyện Hương Khê và tỉnh Quảng Bình) về quy trình xả lũ của nhà máy này. Tại buổi làm việc, ông Đỗ Đức Quân...