Thủy điện Hố Hô: “Nếu không xả lũ sẽ gây thảm họa”
Các chuyên gia đều nhận định, Hố Hô là thủy điện nhỏ nên không có chức năng điều tiết lũ. Nước đầy, không xả sẽ vỡ đập và gây hậu quả lớn hơn.
Thủy điện Hố Hô (Hà Tĩnh) đang xả lũ ngày 16/10. Ảnh Đức Ngọc/Người lao động.
Trong 2 ngày 13-14/10, mưa lớn cùng với việc thủy điện Hố Hô (Hà Tĩnh) bất ngờ xả lũ với cường độ 500m3/s – 1.800m3/s khiến người dân huyện Hương Khê và 1 số huyện, xã khác gần đó bị ngập, thiệt hại nặng.
Ban lãnh đạo nhà máy thủy điện Hố Hô giải thích, do mưa lớn, lượng nước dồn về nhanh trong khi dung tích chứa của nhà máy nhỏ (38 triệu m3) nếu không xả sẽ vỡ đập. Lúc xả tràn chiều tối 14/10, nhà máy nói có gọi điện cho Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh, huyện và các xã vùng hạ du.
Tuy nhiên, thông tin đến báo chí, ông Lê Ngọc Huấn – Chủ tịch UBND huyện Hương Khê cho biết, việc xả lũ của nhà máy thủy điện Hố Hô không được báo trước, lại xả vào buổi tối, nước lên quá nhanh khiến người dân không kịp di chuyển tài sản.
Về vấn đề này, ngày 17/10, trao đổi với phóng viên, Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc – Chủ tịch Hội tư vấn Khoa học công nghệ & quản lý TPHCM HASCON, Viện trưởng Viện Điện – Điện tử- Tin học EEI cho rằng, việc xả lũ của thủy điện Hố Hô là điều bất khả kháng.
Theo ông Phúc, thủy điện Hố Hô có dung tích chứa 38 triệu m3, dung tích điều tiết khoảng 15 triệu m3. Khối lượng này chỉ bằng 1,7 phần nghìn thủy điện Hòa Bình (hơn 9 tỉ m3) và bằng 5,6 phần nghìn thủy điện Trị An (2,5 tỉ m3).
Video đang HOT
“Dung tích nhỏ nên Hố Hô không có chức năng ngăn hay điều tiết nước lũ. Nếu nước đầy, không xả thì sẽ vỡ đập gây thảm họa, thiệt hại còn lớn hơn rất nhiều”, ông Phúc cho hay.
Ông Phúc cho biết thêm, những nhà máy thủy điện cỡ nhỏ như Hố Hô thường chỉ có một máy đo tốc độ, lưu lượng nước ở ngay trước cửa vào đập. Máy đo này không có khả năng dự báo.
“Để dự báo lũ, dự báo xả lũ, các thủy điện lớn phải dựa vào kết quả dự báo chính xác của ngành khí tượng thủy văn. Ngành khí tượng thủy văn phải có những trạm đo đạc thủy văn cách hồ thủy điện 100-200 km để dự đoán được lúc nào nước đầy, lúc nào xả. Thủy điện nhỏ chỉ có khả năng ước lượng gần đúng thời điểm hồ đầy, với sai số rất lớn. Vì vậy, việc thông báo đến người dân không thể chính xác”, ông Phúc nói.
Ông Nguyễn Minh Việt – Viện trưởng Viện thủy điện và năng lượng tái tạo (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết thêm, về nguyên tắc, nước đầy thì các nhà máy thủy điện phải xả để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, việc xả vào thời gian nào để giảm thiểu thiệt hại cho người dân thì cần xem xét.
“Xả vào ban ngày thì chắc chắn sẽ đỡ thiệt hại hơn cho người dân. Thủy điện Hố Hô xả nước vào tối, ban đêm khiến người dân không kịp trở tay và thiệt hại nặng”, ông Việt nói.
Về việc thủy điện xả nước nhưng không thông báo trước với chính quyền và người dân, ông Việt cho rằng, tùy theo quy trình vận hành của từng công trình mà nhà máy sẽ có trách nhiệm phải báo trước thời gian, cho ai, báo bằng hình thức nào.
Hiện một đoàn công tác do Bộ Công thương thành lập đã được cử vào Hà Tĩnh để điều tra vụ việc Hố Hô xả lũ. Ông Việt cho rằng, cần phải đợi kết quả kiểm tra thì mới đánh giá nhà máy đã vận hành đúng quy trình hay chưa, lỗi đến đâu thì nên xử lý đến đó.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới kết hợp không khí lạnh, đêm 12/10, các tỉnh từ Thừa Thiên – Huế trở ra Nghệ An có mưa rất to. Tâm mưa là Quảng Bình với tổng lượng mưa đo được trong 24 giờ lên tới 747 mm – cao nhất trong lịch sử quan trắc tỉnh này. Mưa lớn khiến mực nước sông, suối đồng loạt dâng cao, tràn vào làng xã, gây ngập nặng ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế. Từ chiều 15/10 đến nay, mưa giảm dần, nước lũ bắt đầu rút. Thống kê đến chiều 16.10 đã có 25 người chết, 4người mất tích do mưa lũ.
Nhà máy thủy điện Hố Hô thuộc Công ty CP thủy điện Hồ Bốn. Trong đó, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc giữ 93,09% cổ phần của Nhà máy Thủy điện Hố Hô. Công suất hai tổ máy 2×7MW, dung tích hồ toàn bộ lên tới 38 triệu m3 và mực nước dâng bình thường 70m. Nhà máy đưa vào vận hành năm 2010 nhưng do bị trận lũ lịch sử năm 2010 tàn phá nên đến đầu năm 2013 mới chính thức đi vào vận hành trở lại. Công suất 14 MW, dung tích hồ chứa 38 triệu m3. Sản lượng điện năm 2013 đạt 35 triệu kWh, năm 2014 đạt 19,7 triệu kWh, năm 2015 ước tính đạt 25,5 triệu kWh.
Theo Triệu Quang (Dân Việt)
Bão Sarika hướng Quảng Ninh - Nam Định
Đi qua quần đảo Hoàng Sa, Sarika sẽ áp sát đảo Hải Nam (Trung Quốc) và dự kiến đi vào vịnh Bắc Bộ ngày 19/10 rồi đổ bộ vào đất liền Việt Nam.
Lúc 7h ngày 17/10, bão Sarika cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 260 km, sức gió mạnh nhất 150 km/h, tương đương cấp 13. Hướng tây tây bắc với vận tốc 15-20 km/h, bão sẽ trên vùng biển đông nam đảo Hải Nam (Trung Quốc) vào 18/10, cường độ gió cấp 14, giật cấp 16-17.
Bão gây gió mạnh cấp 6 cho tàu thuyền trong khoảng bắc vĩ tuyến 14 và phía đông kinh tuyến 108,5.
Đường đi của bão theo dự báo của Trung tâm khí tượng và thủy văn Trung ương. Ảnh: NCHMF
Qua đảo Hải Nam, bão sẽ vào vịnh Bắc Bộ vào ngày 19/10. Tiếp đó, bão hướng về bờ biển Quảng Ninh - Nam Định với sức gió mạnh cấp 12, giật cấp 14-15.
Ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, nhận định đây có thể là cơn bão nguy hiểm và mạnh nhất trong vài năm gần đây ở Việt Nam.
Cơ quan khí tượng cảnh báo Sarika sẽ gây mưa từ vùng Đông Bắc đến Bắc Trung Bộ khoảng 200-300 mm. Đây là thời điểm triều cường lớn nhất trong năm nên có thể gây nước dâng 2 m ở vùng ven biển.
Đài quốc tế dự báo đường đi của bão Sarika. Sau bão số 7 còn bão Haima kế tiếp. Ảnh: Vnbaolut.
Sarika xuất hiện khi Bắc Trung Bộ đang căng mình chống lũ do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh. Chỉ trong 3 ngày (từ 13/10), các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế đến Nghệ An đã có 24 người chết, 9 người mất tích, gần 100.000 nhà dân bị ngập sâu, tập trung ở Quảng Bình, Hà Tĩnh.
Sau Sarika, ngoài khơi Philippines xuất hiện bão Haima và có khả năng vào biển Đông, ảnh hưởng đến Việt Nam. Theo chuyên gia khí tượng, do tác động của La Nina yếu, 3 tháng cuối năm khả năng bão lũ xuất hiện nhiều hơn, tháng 10-11 sẽ tập trung ở miền Trung.
Phạm Hương
Theo VNE
Bão Sarika sẽ đổ bộ vào Việt Nam Đi sượt qua đảo Hải Nam (Trung Quốc), bão Sarika dự kiến đi vào vịnh Bắc Bộ ngày 19/10, tiếp cận đất liền Việt Nam và có thể trở thành cơn bão mạnh nhất trong vài năm gần đây với cấp 12. Lúc 16h ngày 16/10, bão Sarika cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 620 km, sức gió tối đa 150 km/h, tương...