Thủy điện Hố Hô chủ động phương án xả lũ an toàn
Dự đoán năm nay mùa mưa lũ sẽ rất phức tạp và khó lường, thủy điện Hố Hô giáp ranh giữa Quảng Bình và Hà Tĩnh đã chủ động các phương án khi vận hành xả lũ đảm bảo an toàn cho vùng hạ du.
Với vị trí là nằm trên dòng sông Ngàn Sâu thuộc huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) còn lòng hồ và phần hạ du thuộc đất Hương Khê (Hà Tĩnh), việc điều tiết xả lũ nhằm đảm bảo an toàn cho công trình sẽ gây ngập lụt cho vùng hạ du. Thế nên việc điều tiết và xả lũ trong và sau mùa lũ trên công trình thủy điện này rất quan trọng.
Phần thân đập của nhà máy thủy điện Hố Hô.
Nếu việc xả lũ không đúng quy trình thì việc 2.300 hộ dân với gần 11.000 nhân khẩu ở các xã như: Hương Trạch, Phúc Trạch, Hương Đô, Gia Phố, Hương Trà, Lộc Yên, Hương Giang, Hương Thủy và một số xã phụ cận thuộc địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) sẽ bị đe dọa đến tính mạng và tài sản. Chính vì thế việc đề ra các phương án cụ thể rất cần thiết và cấp bách.
Khu vận hành của nhà máy Thủy điện Hố Hô.
Video đang HOT
Bà Nguyễn Thị Hương trú tại xã Hương Trạch, huyện Hương Khê cho biết: “Sống dưới thủy điện về mùa mưa lũ chúng tôi bất an lắm. Mấy năm trước do xả lũ không tốt đã gây ra lũ lụt, chúng tôi được một phen thừa sống thiếu chết rồi. Năm nay nghe nói mưa lũ thất thường chúng tôi đang sợ lắm…”.
Chiều ngày 6/8 PV Dân Trí đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Thông – Phó giám đốc Nhà máy Thủy điện Hố Hô, ông Thông cho biết: “Phía nhà máy đã đặt công tác phòng chống mưa lũ lên hàng đầu, ngay từ đầu nhà máy đã có các phương án. Cụ thể phía chúng tôi đã đề ra các phương án như: Kiểm tra thường xuyên, đảm bảo an toàn đập. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân vùng hạ du về kinh nghiệm phòng tránh thiên tai và tập huấn thích nghi với vùng có nguy cơ ngập lũ cao.
Ông Nguyên Văn Thông PGĐ nhà máy trao đổi với PV Dân trí về vấn đề xả lũ.
Phía nhà máy đã lắp đặt hệ thống còi hú ở một số xã thuộc huyện Hương Khê, trước khi nhà máy vận hành mở cửa van xả lũ, người dân và chính quyền địa phương sẽ được cảnh báo bằng còi hú để chủ động phòng tránh và di dời đến nơi an toàn.
Để cập nhập tình hình nước ở hạ lưu, phía nhà máy chúng tôi đã tổ chức lực lượng duy trì chế độ thường trực 24/24h để chủ động điều tiết lũ qua tràn.
Phần nước sau thân đập của nhà máy thủy điện Hố Hô.
Việc hàng nghìn hộ dân ở các xã thuộc huyện Hương Khê đang nơm nớp lo sợ trước mùa mưa lũ đến là điều mà phía Nhà máy thủy điện Hố Hô và chính quyền địa phương nơi đây phải đặt lên hàng đầu, nhanh chóng có các phương án để đảm bảo tuyệt đối tính mạng và tài sản cho người dân.
Huy Thái
Theo Dantri
Hai nữ sinh bị nước cuốn khi hồ Dầu Tiếng xả lũ: Nạn nhân té khi đang chụp hình
Đó là lời tâm sự mũi lòng của ông Đặng Ngọc Sang (ngụ khu phố Ninh Phúc, P. Ninh Thạnh, TP.Tây Ninh - ông nội của em Đặng Thái Thanh Hằng (16 tuổi, học sinh lớp 11 Trường THPT Trần Đại Nghĩa bị tử vong trong vụ tai nạn trưa 26.7 ở khu vực hồ Dầu Tiếng)
Khu vực hồ Cá Nóc, nơi xảy ra vụ tai nạn là khu vực nước xả lũ tràn qua khi hồ Dầu Tiếng tiến hành xả lũ. Ảnh: Giang Phương
Ngày 28.7, ông Đặng Ngọc Sang, ngụ khu phố Ninh Phúc, P. Ninh Thạnh, TP.Tây Ninh - ông nội của em Đặng Thái Thanh Hằng (16 tuổi, học sinh lớp 11 bị tử vong trong vụ tai nạn trưa 26.7 ở khu vực hồ Dầu Tiếng, cho biết vào trưa 26.7, cháu ông cùng nhóm bạn học đến khu vực hồ nước thuộc khu vực xã Định Thành, H.Dầu Tiếng (Bình Dương) để chụp ảnh.
Theo ông Sang, lúc này, hồ nước đang xả lũ. Trong lúc cả nhóm đứng trên mép hồ chụp ảnh thì cháu ông là Đặng Thái Thanh Hằng cùng bạn Lê Thị Anh Thư (16 tuổi, cùng ngụ P. Ninh Thạnh, TP.Tây Ninh) trượt chân té ngã và bị nước cuốn.
Đến ngày 27.7, thi thể 2 em đã được lực lượng cứu hộ Công an tỉnh Bình Dương tìm thấy và hỗ trợ gia đình các nạn nhân đưa thi thể về nhà an táng.
Ngày 28.7, trao đổi với Thanh Niên Online, lãnh đạo UBND P.Ninh Thạnh (TP.Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh) cho biết hiện thi thể của 2 nữ sinh bị đuối nước ở khu vực hồ Dầu Tiếng đã được đưa về gia đình an táng và cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương đang làm rõ vụ việc.
Chiều 28.7, một lãnh đạo công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa (thuộc Bộ NN-PTNT) cho biết trước thời điểm xảy ra vụ tai nạn công ty cho tiến hành xả lũ theo quy trình như đã thông báo trước đó cho các đơn vị liên quan (tức từ 7 giờ ngày 24.7 đến 28.7 kết thúc).
Tuy nhiên, khi xảy ra vụ tai nạn, công ty đã quyết định đóng tràn xả lũ hồ Dầu Tiếng để phục vụ cho công tác cứu nạn, cứu hộ ở hạ du sông Sài Gòn.
Giang Phương
Theo Thanhnien
Hai nữ sinh bị nước cuốn trôi khi hồ Dầu Tiếng xả lũ Trưa 27.7, lực lượng Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn Công an tỉnh Bình Dương cho biết đơn vị này đã vớt được thi thể 1 nữ sinh bị nước cuốn mất tích tại địa phận xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) và hiện lực lượng này vẫn đang khẩn trương tìm kiếm nạn nhân còn lại. Vị...