Thụy Điển “hiến kế” bảo vệ môi trường với Việt Nam
Nhân dịp sang Việt Nam tham dự một sự kiện về tài nguyên nước, đoàn đại biểu cấp cao gồm các quan chức và chuyên gia Thụy Điển đã chia sẻ những kinh nghiệm và bài học quý báu về phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường bền vững.
Đại sứ đặc trách Biến đổi Khí hậu toàn cầu của Thụy Điển Lars Ronnas (bên trái) trong cuộc trao đổi với báo chí tại Hà Nội ngày 6/3 (Ảnh: Đức Hoàng)
Từ ngày 4/3, phái đoàn cấp cao Thụy Điển tới Việt Nam tham dự Tuần lễ Nước quốc tế do Bộ Tài nguyên Môi trường Việt Nam tổ chức. Nhân dịp này, Đại sứ quán Thụy Điển đã tổ chức một buổi trao đổi với giới truyền thông Việt Nam nhằm chia sẻ kinh nghiệm Thuỵ Điển về phát triển bền vững và các khuyến nghị đối với Việt Nam.
Tham dự buổi trao đổi có ngài Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Pereric Hgberg, Đại sứ đặc trách Biến đổi Khí hậu toàn cầu của Thụy Điển Lars Ronnas, cùng các quan chức, và những người đứng đầu các cơ quan bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, quản lý nguồn tài nguyên của Thụy Điển.
Phát biểu với báo chí, ông Ronnas nhấn mạnh rằng biến đổi khí hậu không phải là câu chuyện của tương lai mà điều đó đang xảy ra. Ông cho biết, Thụy Điển, một quốc gia ở Bắc Âu, đã chứng kiến các hiện tượng băng tan và nước biển dâng cao do trái đất nóng lên. Và các quốc gia trên thế giới đều đang phải đối diện với bài toán phát triển bền vững hướng tới tương lai.
Vì vậy, ông Ronnas kêu gọi các quốc gia khi khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế hãy không chỉ suy nghĩ về lợi ích hiện tại mà nên suy nghĩ về lợi ích có thể mang tới cho thế hệ kế tiếp. Ông trích dẫn báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) tại hội nghị Thượng đỉnh G20 (Đức) năm ngoái rằng nếu các quốc gia đầu tư một cách thông minh và chính xác vào các giải pháp về khí hậu, họ có thể phát triển nền kinh tế một cách hiệu quả hơn.
Trong 25 năm qua, tỉ lệ tăng trưởng GDP của Thụy Điển là 58% và trong khi tỉ lệ khí thải nhà kính giảm tới 22%. Ông Ronnas nhấn mạnh những con số này cho thấy quan điểm phát triển kinh tế thì phải “hy sinh” môi trường là không chính xác.
Video đang HOT
Ông Ronnas cùng các quan chức và chuyên gia Thụy Điển cũng chia sẻ về các mô hình và ý tưởng mới mà quốc gia Bắc Âu đã áp dụng và đạt được những thành tựu nhất định trong công cuộc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững như chính sách đánh thuế việc xả thải carbon, các hệ thống ưu đãi xanh, khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo. Ngoài ra, Thụy Điển còn ban hành bộ luật riêng về bảo vệ môi trường và cải tổ nền kinh tế giúp thích ứng với khí hậu.
Ông Phil Graham, Giám đốc dự án quốc tế, Viện Khí tượng Thuỷ văn Thụy Điển, đánh giá Việt Nam có đóng góp tích cực trong nỗ lực quốc tế về giảm khí thải và đối phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, vì đang trong quá trình phát triển kinh tế nhanh chóng và ông Graham cảnh báo rằng tốc độ đô thị hóa của Việt Nam có thể tăng tới 50% vào năm 2050, so với mức 35% hiện tại. Điều này có thể tác động tới thiên nhiên và môi trường. Chuyên gia này cho rằng các nhà hoạch định chính sách Việt Nam nên bắt đầu suy nghĩ về chiến lược xây dựng và phát triển với tầm nhìn hướng tới tương lai.
Với những thành tựu đáng tự hào, các quan chức và chuyên gia Thụy Điển mong muốn có thể hợp tác với Việt Nam từ các cấp cơ quan chính phủ cũng như giữa các doanh nghiệp từ 2 quốc gia. Các hãng mục mà Thụy Điển đang mong muốn “bắt tay” cùng Việt Nam có thể kể tới như dự án tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, các dự án hỗ trợ khai thác bền vững hệ thống sông ngòi, cũng như các giải pháp về biển và hàng hải.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Ngành điện quyết vươn tầm thế giới vào năm 2030
Nghị quyết số 11 về phát triển khoa học công nghệ (KHCN) đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Đảng ủy Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nêu rõ, đến năm 2030 hầu hết các lĩnh vực hoạt động sản xuất - kinh doanh và dịch vụ khách hàng phải đạt trình độ tiên tiến thế giới, đáp ứng được các yêu cầu của một nước công nghiệp.
Đột phá từ ứng dụng KHCN
Trong những năm qua, hoạt động KHCN của EVN đã có chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả cao về nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào lĩnh vực sản xuất - kinh doanh và dịch vụ khách hàng. Nhiều công trình điện trọng điểm được đầu tư công nghệ hiện đại, góp phần đưa trình độ KHCN ngành điện tiệm cận trình độ tiên tiến trong khu vực.
EVN luôn chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Ảnh: V.H
EVN tập trung nguồn lực phát triển, ứng dụng công nghệ nguồn và lưới điện hiện đại, hiệu suất cao, tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, bảo vệ môi trường; ứng dụng rộng rãi công nghệ tiện ích cao.
Cụ thể, công suất tổ máy tuabin khí tăng lên 330 MW/tổ máy; công suất tổ máy nhiệt điện đạt 300-330 MW, công suất tổ máy của nhiệt điện than đạt 600-660 MW. Công nghệ đập bê tông đầm lăn là công nghệ tiên tiến đã được sử dụng tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, hệ thống truyền tải đã không ngừng mở rộng với nhiều đường dây và TBA có cấp điện áp 500 kV, các TBA có công nghệ cách điện bằng khí...; Tập đoàn đã đưa vào vận hành hệ thống thu thập dữ liệu và điều khiển giám sát tại Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia và 3 trung tâm điều độ tại 3 miền...
Thực tế cho thấy, năng lực nội tại về KHCN của EVN ngày càng được cải thiện, nâng cao, từng bước tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ khách hàng và đầu tư xây dựng. Hoạt động quản lý KHCN đã từng bước được đổi mới, mang lại hiệu quả thiết thực. Cụ thể, chế tạo máy biến áp (MBA) cấp điện áp 500 kV đầu tiên công suất 3 x 150 MVA, đưa vào vận hành năm 2011; EVN đã đầu tư xây dựng và mua sắm nhiều thiết bị cho các phòng thí nghiệm trọng điểm cao áp, phòng thí nghiệm thuỷ lực; phòng thí nghiệm sét Gia Sàng; phòng thí nghiệm chất đốt và khí sinh học...
Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, hoạt động KHCN vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định. Mô hình tổ chức hiện tại của EVN chưa có đơn vị đầu mối thực hiện chức năng nghiên cứu, phát triển, ứng dụng KHCN; năng lực nghiên cứu KHCN trong Tập đoàn còn hạn chế; năng lực KHCN của đội ngũ cán bộ kỹ thuật hiện chưa tương xứng với sự gia tăng về hàm lượng KHCN trong các thiết bị hiện đại được tiếp nhận và vận hành trong hệ thống.
Bên cạnh đó, mức độ chuyển giao công nghệ trong các dự án đầu tư xây dựng công trình, mua sắm trang thiết bị chưa đồng bộ. EVN với vai trò là người vận hành công trình, sử dụng sản phẩm, nên mối quan tâm chủ yếu chỉ dừng lại ở phạm vi hướng dẫn sử dụng, khai thác, vận hành mà chưa có các hợp đồng chuyển giao công nghệ sao cho đạt được hiệu quả cao nhất.
Giải pháp phát huy hiệu quả
Đảng ủy Tập đoàn đưa ra mục tiêu tổng quát đến năm 2020, KHCN điện phải đạt trình độ phát triển của nhóm các nước dẫn đầu ASEAN; đến năm 2030 hầu hết các lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến thế giới; KHCN điện phải đáp ứng được các yêu cầu của một nước công nghiệp.
Để hoàn thành các nhiệm vụ và mục tiêu trên, từ năm 2018 EVN tập trung thực hiện tốt 4 nhóm giải pháp. Đó là: Xác định, phát huy và phát triển KHCN là một nhiệm vụ trọng tâm của cơ quan, đơn vị; là một trong những nội dung lãnh đạo quan trọng của người đứng đầu. Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ KHCN với nhiệm vụ cơ quan, đơn vị.
EVN tập trung nguồn lực phát triển, ứng dụng công nghệ nguồn và lưới điện hiện đại, hiệu suất cao, tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, bảo vệ môi trường; ứng dụng rộng rãi công nghệ tiện ích cao trong kinh doanh và dịch vụ khách hàng. Đến hết 2017, hoàn thành lắp đặt 100% công tơ điện tử đo xa cho tất cả công tơ ranh giới, đầu nguồn phục vụ giao nhận điện giữa các đơn vị trực thuộc Tổng công ty điện lực, công tơ tổng TBA công cộng, công tơ bán điện khách hàng TBA chuyên dùng. Đến 2020, hoàn thành lắp đặt công tơ điện tử cho khách hàng sau TBA công cộng...
Nghiên cứu phát triển các hệ thống giám sát diện rộng, bảo vệ diện rộng, các hệ thống tự động ngăn chặn, cô lập sự cố. Áp dụng trạm không người trực, điều khiển xa TBA. Đến hết năm 2020: 100% trạm 110 kV, 60% trạm 220 kV là trạm không người trực; phấn đấu 50% TBA 500 kV là trạm bán người trực.
Ngành điện tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý, hoạt động, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ KHCN. Cuối cùng là xây dựng lộ trình thích hợp và xác định thứ tự ưu tiên những nhiệm vụ trọng tâm. Trong năm 2017, 2018, tập trung ưu tiên hoàn thiện về tổ chức, quản lý; quản trị, điều hành; sản xuất vận hành, đầu tư xây dựng; kinh doanh dịch vụ khách hàng. Các năm 2019, 2020, hoàn thiện hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin cho thị trường bán buôn điện cạnh tranh và nghiên cứu xây dựng hạ tầng cho thị trường bán lẻ điện cạnh tranh; nghiên cứu nâng cấp, thay thế, loại bỏ các thiết bị có công nghệ lạc hậu, không đảm bảo tiêu chuẩn môi trường; hoàn thành hệ thống quản lý, điều hành, cung cấp dịch vụ theo cấp độ 4 của dịch vụ công theo quyết định 31 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Danviet
Cảnh đối lập ngày hàng vạn người thả cá chép tiễn ông Công ông Táo Không chỉ thả cá, nhiều người dân còn đổ tro, bánh kẹo, ốc xuống sông, hồ gây ô nhiễm môi trường và phản cảm. Trong khi đó, sư thầy và nhiều bạn trẻ đã tình nguyện đi nhặt rác, thu túi nilong để bảo vệ môi trường. Sáng 8.2, nhiều người dân ở Hà Nội tấp nập đến các địa điểm ven hồ...