Thụy Điển dừng cuộc điều tra về vụ nổ đường ống Dòng chảy phương Bắc
Cơ quan công tố Thụy Điển thông báo lực lượng chức năng nước này sẽ khép lại quá trình điều tra về vụ nổ ở đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 và 2, đồng thời chuyển giao bằng chứng thu thập được cho nhà chức trách Đức.
Vị trí rò rỉ trên đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc dưới biển Baltic ngày 27/9/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Cơ quan công tố Thụy Điển cho biết không có bằng chứng nào cho thấy Thụy Điển hoặc công dân Thụy Điển có liên quan đến vụ nổ đường ống Dòng chảy phương Bắc xảy ra “trong vùng biển quốc tế”. Tuyên bố cũng nhấn mạnh quyền tài phán của Thụy Điển không áp dụng trong trường hợp này.
Các đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 và Dòng chảy phương Bắc 2 là tâm điểm trong cuộc chiến năng lượng đang leo thang giữa châu Âu và Nga, vốn là một trong những nguyên nhân khiến giá khí đốt ở châu Âu tăng vọt, gây ảnh hưởng đến các nền kinh tế lớn của phương Tây.
Hồi tháng 9/2022, Cơ quan Hàng hải Thụy Điển cảnh báo về 2 vết rò rỉ trên tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc 1, đoạn chạy qua các vùng đặc quyền kinh tế của Thụy Điển và Đan Mạch. Cảnh báo được đưa ra ngay sau khi một vết rò rỉ trên tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc 2, đoạn chạy qua vùng đặc quyền kinh tế của Đan Mạch, cũng được phát hiện. Cả 3 đoạn đường ống xảy ra sự cố đều không hoạt động nhưng đã được bơm khí đốt. Nord Stream AG, công ty vận hành các tuyến đường ống dẫn khí đốt trên, đã xác nhận tình trạng giảm áp suất đột ngột ở các tuyến đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 1 và Dòng chảy phương Bắc 2. Đan Mạch và Thụy Điển cho biết các vụ nổ dưới biển với sức mạnh tương đương hàng trăm kg thuốc nổ có thể là nguyên nhân dẫn tới sự cố rò rỉ ở 2 đường ống vận chuyển khí đốt này.
Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Thụy Điển, Đan Mạch và Đức đã mở các cuộc điều tra riêng rẽ và mỗi nước đều thu thập thông tin riêng, trong khi Nga cũng tiến hành cuộc điều tra theo hướng nghi do hành vi phá hoại. Cơ quan công tố Thụy Điển nói rõ trong khuôn khổ hợp tác pháp lý này, nước này đã bàn giao tài liệu có thể được sử dụng làm bằng chứng cho cuộc điều tra của Đức.
Hiện tại, Đan Mạch và Đức vẫn tiến hành các cuộc điều tra về vụ việc.
Nga đề nghị HĐBA LHQ họp về vụ nổ đường ống Dòng chảy phương Bắc
Nga đã yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) triệu tập phiên họp mới vào ngày 11/7 tới để thảo luận về những vụ nổ trên các tuyến đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 và 2 xảy ra hồi tháng 9 năm ngoái.
Vị trí rò rỉ trên đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc dưới biển Baltic. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trên trang Telegram, ngày 8/7, Phó đại diện thường trực Nga tại LHQ Dmitry Polyansky viết: "Chúng tôi đã yêu cầu tổ chức phiên họp công khai mới của HĐBA LHQ để thảo luận về các vụ nổ trên tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc vào ngày 11/7". Theo ông, Nga sẽ mời "một số diễn giả quan tâm có quan điểm khách quan" tới dự cuộc họp.
Trước đó, tại cuộc họp của HĐBA ngày 15/6 vừa qua, Nga một lần nữa đề cập đến việc nước này muốn có cuộc điều tra quốc tế về các vụ nổ đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc nối Nga và Đức xảy ra năm ngoái.
Nga nhiều lần cáo buộc phương Tây đứng đằng sau các vụ nổ này, trong khi chính phủ các nước này cũng như Ukraine đều phủ nhận có liên quan. Hồi tháng 3, Nga đã yêu cầu HĐBA bỏ phiếu thông qua nghị quyết tiến hành cuộc điều tra độc lập về các vụ nổ này, song không nhận được sự đồng thuận. Chỉ có Nga, Trung Quốc và Brazil bỏ phiếu ủng hộ, 12 nước thành viên còn lại bỏ phiếu chống.
Các vụ nổ đường ống xảy ra trong vùng đặc quyền kinh tế của Thụy Điển và Đan Mạch. Hai nước này và Đức cho biết vẫn đang tiến hành các cuộc điều tra riêng và đã thông báo với Nga.
Khó xác định đối tượng đứng sau vụ nổ đường ống Dòng chảy phương Bắc Ngày 6/4, cơ quan công tố Thụy Điển cho biết rất khó xác định đối tượng đứng sau các vụ nổ làm hư hại các đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc hồi năm ngoái. Vị trí rò rỉ trên đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc dưới biển Baltic ngày 27/9/2022. Ảnh: THX/TTXVN. Trao đổi với báo giới,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Chiến thuật siết chặt gọng kìm, bao vây Kupyansk của Nga

Nga lên tiếng về kế hoạch của Mỹ cấp vũ khí cho Ukraine

Nga đẩy mạnh tấn công, uy hiếp cụm hậu cần của Ukraine tại Donbass

Hé lộ phản ứng của ông Putin khi ông Trump ra tối hậu thư

Nga dội ồ ạt hơn 400 UAV, tên lửa vào Ukraine sau tối hậu thư của Mỹ

3 tháng sau khi bị chó cắn, người đàn ông bất ngờ sợ nước rồi nguy kịch

Các nước dùng camera AI giám sát giao thông như thế nào?

Iran bắt tàu chở dầu nước ngoài trên Vịnh Oman vì cáo buộc buôn lậu

EU đề nghị Mỹ "chia sẻ gánh nặng" viện trợ vũ khí cho Ukraine

Quê nhà của ông Zelensky bị tấn công mạnh nhất từ trước đến nay

Sắp thử nghiệm thuốc ung thư do AI thiết kế trên người

Trung Quốc cách mạng hóa nông nghiệp bằng robot cắt ngọn
Có thể bạn quan tâm

Tình hình của Thiên An sau 24 giờ Jack họp báo tố cáo
Sao việt
14:46:53 17/07/2025
Lamine Yamal và gánh nặng từ 'người lùn' vĩ đại nhất
Sao thể thao
14:38:09 17/07/2025
Nữ thần vạn người mê và lý do cực sốc khi quyết định se duyên cùng người chồng tàn tật
Sao châu á
14:36:52 17/07/2025
Công an mời làm việc người phun sơn dòng chữ 'bắn tốc độ' trên đường ở TPHCM
Tin nổi bật
14:29:53 17/07/2025
Sự tái sinh của tượng đài nhạc pop: Trở lại ngoạn mục khỏi vũng lầy bê bối, có đêm concert ảo diệu không xem tiếc cả đời!
Nhạc quốc tế
14:28:54 17/07/2025
Bị đạp vào đầu xe, tài xế tông thẳng ô tô vào vị khách Hàn Quốc
Pháp luật
14:27:29 17/07/2025
Hoa hậu Tiểu Vy có động thái ủng hộ Jack?
Nhạc việt
14:18:47 17/07/2025
Hoại tử đầu do biến chứng zona thần kinh
Sức khỏe
14:06:14 17/07/2025
Xe ga 125cc giá 34,2 triệu đồng tại Việt Nam có ABS sánh ngang Air Blade, rẻ như Vision sẽ khuấy đảo thị trường?
Xe máy
13:54:03 17/07/2025
4 con giáp càng nghèo càng liều: Một khi đã muốn là phải đạt được
Trắc nghiệm
13:52:29 17/07/2025