Thụy Điển đóng cửa không phận săn “tàu ngầm Nga”
Chiến dịch săn lùng tàu ngầm lạ của quân đội Thụy Điển bước sang ngày thứ tư với các biện pháp quyết liệt hơn.
Ngày 20/10, Thụy Điển đã tuyên bố đóng cửa một phần không phận khu vực Stockholm để tăng cường săn lùng một chiếc tàu ngầm nước ngoài được cho là của Nga.
Thụy Điển đóng cửa không phận để săn lùng tàu ngầm nước ngoài
Quân đội Thụy Điển xác nhận rằng họ đã áp dụng lệnh hạn chế bay đối với máy bay dân dụng trong hai khu vực rộng lớn bao trùm khoảng 30.000 hòn đảo.
Các tàu thuyền dân sự cũng được yêu cầu giữ khoảng cách 10km đối với tàu quân sự trong bối cảnh chiến dịch săn lùng “ tàu ngầm Nga” đã bước sang ngày thứ tư với sự tham gia của hàng trăm binh sĩ cùng nhiều tàu chiến, trực thăng và máy bay.
Hôm Chủ nhật, quân đội Thụy Điển công bố một bức ảnh chụp một vật thể mà họ cho là một tàu ngầm bí ẩn trên biển, và tuyên bố rằng người dân đã hai lần nhìn thấy vật thể này trước khi nó lặn xuống và dường như di chuyển về phía nam.
Theo quân đội Thụy Điển, vật thể trên có thể là một tàu ngầm mini, một phương tiện ngầm hay thậm chí là một chiếc tàu ngầm lớn, nhưng họ không đưa ra nhận định tàu ngầm này là của nước nào.
Video đang HOT
Hình ảnh được cho là “tàu ngầm nước ngoài” do quân đội Thụy Điển công bố
Tuy nhiên, tờ Svenska Dagbladet của Thụy Điển lại tiết lộ thông tin rằng cơ quan tình báo nước này đã thu được một tín hiệu cấp cứu được sử dụng trên tần số của Nga.
Thông tin trên đã khiến nhiều người nghĩ rằng có một chiếc tàu ngầm bị hỏng của Nga đang lang thang trong vùng biển Thụy Điển, và tin đồn này càng rộ lên khi có người nhìn thấy một tàu chở dầu của Nga đang ở vùng biển quốc tế ngoài khơi Stockholm như đang chờ để cứu hộ.
Hôm Chủ nhật, Bộ Quốc phòng Nga đã lên tiếng bác bỏ thông tin về việc tàu ngầm của nước này đang gặp nạn hay lâm vào tình thế bất thường ở bất cứ nơi nào. Nga cũng cho rằng “thủ phạm” gây ra những lời đồn đoán treenlaf một tàu ngầm Hà Lan tới thăm chính thức Thụy Điển hồi tuần trước.
Sau đó, quân đội Thụy Điển xác nhận rằng “có thể” có tàu ngầm nước ngoài đang hoạt động trong vùng biển nước này và tiếp tục tăng cường chiến dịch săn lùng. Tuy nhiên, chính điều đó lại làm dấy lên những lo ngại về khả năng tự phòng vệ của quốc gia vùng Baltic này.
Nhiều quốc gia láng giềng lo ngại về khả năng phòng thủ của Thụy Điển
Các quốc gia vùng Baltic và là thành viên của NATO lo ngại rằng hòn đảo Gotland của Thụy Điển có thể bị biến thành một căn cứ bàn đạp để tấn công họ trong bất cứ cuộc xung đột nào, khi Thụy Điển có thể không bảo vệ nổi hòn đảo này trong vài ngày.
Quân đội Thụy Điển đã không ít lần “bẽ mặt” trước thế giới với các chiến dịch săn lùng tàu ngầm của mình. Năm 1995, thủ tướng Thụy Điển đã buộc phải lên tiếng thừa nhận rằng quân đội nước này có thể đang đuổi theo những con rái cá chứ không phải là tàu ngầm của Nga.
Hồi đó, Thụy Điển thường xuyên tố cáo tàu ngầm Nga lởn vởn quanh vùng biển nước mình. Tuy nhiên những lời tố cáo này lại bị mọi người nghi ngờ sau khi hải quân nước này nhận được các thiết bị thủy âm mới và nhận ra rằng những con chồn vizon cũng có thể phát ra âm thanh giống như tàu ngầm.
Theo Khampha
Cận cảnh tháo dỡ tàu ngầm hạt nhân khủng lớp Victor Nga
Với mục tiêu mở rộng và hiện đại hóa năng lực hải quân quốc gia, Nga sẽ phải chi khoảng 2,2 tỷ USD để tháo dỡ các tàu ngầm hạt nhân khủng "hết đát".
Năm 2009, tàu ngầm hạt nhân khủng lớp Victor của Nga đã được đưa tới một nhà máy tại thành phố cảng phía đông Vladivostok, gần bán đảo Triều Tiên, để tháo dỡ.
Với chiều dài 107 m, tàu ngầm hạt nhân lớp Victor dài hơn cả một sân bóng đá.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Victor được Liên Xô cũ (USSR) đưa vào biên chế trong lực lượng hải quân vào năm 1967.
Liên Xô cũ đã triển khai dự án Project 671 vào năm 1959 mà trong đó tàu ngầm lớp Victor được sản xuất theo hình giọt nước, cho phép nó di chuyển với tốc độ cao.
Liên Xô cũ sản xuất tàu ngầm Victor với mục địch ban đầu là bảo vệ hạm đội tàu chiến mặt nước và ngăn chặn các cuộc tấn công từ tàu ngầm tên lửa đạn đạo của Mỹ.
Con tàu này hiện cư ngụ tại Zvezda hay còn gọi là nhà máy Star, phía đông thành phố Vladivostok của Nga.
Quá trình xử lý những nhiên liệu đã qua sử dụng và phế thải hạt nhân khiến chương trình tiêu hủy con tàu này trở thành một trong những dự án tốn tiền và thời gian nhất. Qớc tính, Nga sẽ phải chi khoảng 2,2 tỷ USD để phá dỡ toàn bộ số tàu ngầm hạt nhân "hết đát".
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ Business Insider, một trang tin công nghệ lớn của Mỹ. Business Insider nổi tiếng bởi các bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn tin với các chủ đề nổi trội liên quan đến công nghệ, chính trị, quân sự...
Theo Infonet
Cuộc đua tàu ngầm lặn lâu Nga đang tích cực tham gia cuộc đua chế tạo tàu ngầm phi hạt nhân mới trên thế giới. Các tàu ngầm Nga có thể lặn lâu tới 25 ngày và sẽ là mặt hàng xuất khẩu có giá. Bộ Quốc phòng Nga đã quyết định bắt đầu đưa vào chế tạo hàng loạt hệ thống động lực yếm khí độc lập (VNEU)...