Thụy Điển đóng cửa biên giới ngăn người tị nạn: Phú quý giật lùi
Sau Đan Mạch, đến lượt Thụy Điển quyết định đóng cửa biên giới để chặn dòng người tị nạn và nhập cư.
Diễn biến vấn đề tị nạn – nhập cư buộc Thụy Điển và Đan Mạch phải bỏ lợi ích chung của EU để bảo tồn lợi ích riêng – Ảnh: Reuters
Đóng hay mở cửa biên giới là chuyện rất bình thường đối với các quốc gia trên thế giới nhưng lại không phải như vậy đối với thành viên EU. Cả hai nước nói trên đều tham gia Hiệp ước Schengen về tự do đi lại, lưu trú và hành nghề trong phạm vi EU.
Hiệp ước này được EU ngợi ca là một trong những thành tựu phát triển quan trọng nhất, có ý nghĩa nhất và là một trong những biểu tượng nổi bật nhất của tiến trình nhất thể hóa châu Âu.
Cho nên quyết định của Thụy Điển và Đan Mạch là bước lùi trong tiến trình ấy với tác động rất tai hại. Đây là bằng chứng cho thấy những gì EU đã đạt được trong tiến trình nhất thể hóa châu lục vẫn có nguy cơ bị đảo ngược. Một khi thành quả này bị đảo ngược thì tính bền vững của những thành quả khác cũng bị đe dọa.
Video đang HOT
Diễn biến vấn đề tị nạn – nhập cư buộc Thụy Điển và Đan Mạch phải thí bỏ lợi ích chung của EU để bảo tồn lợi ích riêng. Điều này chứng tỏ EU hiện không chỉ bế tắc giải pháp mà còn bất đồng nội bộ sâu sắc về định hướng giải pháp lâu bền.
Rõ ràng là Thụy Điển và Đan Mạch, cùng một số thành viên khác phải hành xử như vậy để vừa tự bảo vệ lợi ích riêng của mình vừa gia tăng áp lực buộc EU phải nhanh chóng nhất trí về giải pháp. Bi kịch đối với EU càng thêm tăng khi khó khăn, thách thức mới xuất hiện thì nhiều thành viên lại coi trọng quốc gia mà bất chấp cả liên minh.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Bé hai tuổi chết đuối trên đường di cư đến Hy Lạp
Một bé trai hai tuổi trở thành người di cư đầu tiên thiệt mạng trong năm mới, sau khi chiếc thuyền cao su chở em cùng gia đình đâm vào đá ở ngoài khơi Hy Lạp.
Hàng nghìn người vượt biển từ Thổ Nhĩ Kỳ sang Hy Lạp bất chấp biển động và thời tiết giá lạnh. Ảnh: AP
Theo Telegraph, chiếc thuyền gặp nạn ở ngoài khơi đảo Agathonisisáng qua, trong thời tiết gió mạnh.
Cơ quan cứu trợ người di cư trên biển MOAS cùng lực lượng tuần duyên đã triển khai tàu phản ứng nhanh để đưa các nạn nhân vào bờ.
Thi thể của em bé được các ngư dân đưa lên khỏi biển.
39 người di cư, trong đó có mẹ của cậu bé, được đưa tới cảng trên đảo Samos, đảo gần nhất cách đó 50 km. 10 người được chuyển tới bệnh viện để điều trị vì bị hạ thân nhiệt.
Hiện chưa có thông tin về quốc tịch của những người trên.
Vị trí đảo Agathonisi của Hy Lạp trên biển Aegean, tuyến đường chính của người di cư từ Thổ Nhĩ Kỳ. Đồ họa: focmag
"Không ai chuẩn bị để đón nhận thực tế khủng khiếp sẽ xảy ra. Hôm nay chúng tôi đến đây, trực tiếp nhìn thấy những nạn nhân nhỏ tuổi nhất của cuộc khủng hoảng di cư đang diễn ra. Đây là một sự gợi nhắc đau đớn đến việc hàng nghìn người đã bỏ mạng khi cố gắng tìm đến nơi an toàn trong điều kiện khốn khổ", người sáng lập MOAS, doanh nhân Mỹ Christopher Catrambone nói.
Bất chấp biển động và lạnh trong thời gian gần đây, rất đông người di cư và tị nạn vẫn lên thuyền để đi từ Thổ Nhĩ Kỳ sang Hy Lạp.
Gần một triệu người di cư hoặc tìm kiếm tị nạn đã đến châu Âu trong năm 2015 bằng cách thức này. Hầu hết họ đang chạy trốn chiến tranh và bạo lực ở Syria, Afghanistan và Iraq. Hơn 3.600 người đã thiệt mạng trên đường đi.
Anh Ngọc
Theo VNE
Đức tính chi 18 tỷ USD cho người tị nạn Các bang ở Đức dự định chi 18 tỷ USD trong năm 2016 cho hơn một triệu người tị nạn đã đến nước này. Một người tị nạn chụp ảnh cùng Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Văn phòng Liên bang về Di cư và Tị nạn ở thủ đô Berlin ngày 10/9. Ảnh: AFP. Nhật báo Die Welt hôm nay đưa tin...