Thủy điện Don Sahong, ‘tường thành’ ngăn cá dòng Mekong di cư
Nhiều chuyên gia lo ngại việc xây dựng thủy điện Don Sahong ở Lào sẽ chặn đường di cư của cá ở sông Mekong, đe dọa trực tiếp đến sinh kế của người dân đồng bằng sông Cửu Long.
Theo truyền thông Lào, giữa tháng 8/2016, quốc gia này khởi công thủy điện Don Sahong với công suất 260 MW, mức đầu tư khoảng trên 500 triệu USD. Do nằm trên dòng chính sông Mekong, việc xây dựng thủy điện này khiến nhiều chuyên gia lo lắng về sinh kế của hàng triệu người ở lưu vực sông, trong đó có đồng bằng sông Cửu Long.
Vị trí thủy điện Don Sahong trên dòng chính Mekong. Nguồn: Terra.
Dù đập thủy điện Don Sahong chỉ là công trình quy mô trung bình, nhưng PGS.TS Lê Anh Tuấn (Phó viện trưởng viện nghiên cứu biến đổi khí hậu ĐH Cần Thơ) cho rằng tác hại của nó rất lớn, nhất là với Campuchia và Việt Nam. Dự án sẽ ngăn đường đi chính của nhiều loài cá di cư từ hạ nguồn lên thượng nguồn sinh sản và cá con về hạ lưu sau đó.
Vừa trở về từ chuyến khảo sát thực tế dự án này, tiến sĩ Tuấn cho biết có rất nhiều người dân phàn nàn về thủy điện Don Sahong. Nếu như trước đây người dân huyện Khone (Lào) trung bình mỗi ngày bắt được 20-30 kg cá vào mùa lũ, nay khi dòng Don Sahong bị chặn, họ không còn thấy con cá nào.
Chuyên gia thủy điện Nguyễn Hữu Thiện cũng cho rằng, Don Sahong nằm ở vị trí “nút thắt cổ chai’ của sông Mekong, nên đập xây dựng sẽ chặn ngang dòng Hou Sahong, đây là đường di cư chính của cá ở hạ nguồn thuộc Campuchia, Lào, Thái Lan. Đây cũng là dòng duy nhất cá có thể di chuyển quanh năm, do chỉ có một số ghềnh nhỏ, không có thác nên thuận lợi cho cá di cư.
Video đang HOT
Dẫn sản lượng cá nước ngọt của hạ lưu Mekong lên tới 2,1 triệu tấn, chiếm 20% thế giới, ông Thiện nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của dòng Hou Sahong trong việc duy trì tính bền vững của thủy sản di cư trên toàn vùng hạ lưu vực Mekong. Khu vực này cũng là nơi tập trung sinh sống của những cá thể cá heo nước ngọt Irrawady cuối cùng trên sông Mekong.
Theo số liệu của Trung tâm cá thế giới, lượng cá di cư trên sông Mekong ở một số nơi đạt đỉnh điểm 30 tấn mỗi giờ.
“Một chuyên gia nước ngoài từng nói cá ở vùng Mekong được ví như sữa của tây, tức là nếu trẻ em tây cao và thông minh là nhờ sữa, thì những trẻ sống ở hạ lưu sông Mekong lớn lên là nhờ loại thủy sản này”, ông Thiện nói.
Theo tính toán của các chuyên gia, khi thủy điện Don Sahong hoàn thành, khoảng 37-50% dòng chảy Mekong sẽ đi qua dòng Hou Sahong trong 6 tháng mùa khô, tức là tăng 17 lần so với mức 5% khi chưa có đập. Như vậy, lưu lượng nước qua các dòng như Hou Phapeng, Hou Sadam và dòng nhỏ khác giảm nghiêm trọng, không còn “hấp dẫn” cá bơi ngược lên.
Bên cạnh lo ngại nêu trên, nhiều chuyên gia còn cho rằng công trình thủy điện này sẽ ảnh hưởng đến lượng phù sa của đồng bằng sông Cửu Long.
Phạm Hương
Theo VNE
Nghệ An chi chít thủy điện, dân nơm nớp lo sợ
Sau đợt hạn hán khốc liệt, hiện hàng vạn người dân các huyện miền núi phía Tây tỉnh Nghệ An nơm nớp lo sợ những cơn lũ quét, lũ ống đổ về.
Dự án Thủy điện Chi Khê trên đà hoàn thành, vừa tích nước thử vận hành máy đã để lạibao hệ lụy cho dân - Ảnh: Việt Phương
Chi chít thủy điện chặn suối, chặn sông
Nghệ An hiện là một trong những địa phương quy hoạch dự án thủy điện nhiều nhất nước. Với 54 dự án được Bộ Công thương và địa phương qui hoạch ban đầu, sau khi rà soát, chấn chỉnh, toàn tỉnh hiện có 32 dự án thủy điện với tổng công suất 1.324 MW được cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc đang khảo sát xin cấp phép đầu tư.
Huyện miền núi Quế Phong có 11 dự án, Kỳ Sơn có 8 dự án, Tương Dương có 6 dự án. Trên 1km dòng sông Nậm Mộ, huyện Kỳ Sơn hiện có 3 dự án đã đi vào hoạt động và 1 dự án chủ đầu tư đang khảo sát xin cấp phép đầu tư.
Dọc tuyến sông Lam, đoạn thượng nguồn bắt đầu từ các con suối bị chặn bởi chi chít thủy điện lớn nhỏ. Cụ thể, đoạn qua địa phận huyện Tương Dương có 3 nhà máy thủy điện bao gồm: Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ, công suất 320MW; Nhà máy Thủy điện Khe Bố, công suất 100MW; Nhà máy Thủy điện Yên Thắng, nằm trên nhánh sông Hội Nguyên, công suất 11MW. Trên một nhánh khác của sông Lam là sông Nậm Mộ, Công ty CP Thủy điện Bản Vẽ cũng đã tiến hành khởi công một nhà máy khác thuộc xã Tà Cạ, Kỳ Sơn với công suất 18MW.
Khi Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ mọc lên, gần 3.000 hộ dân phải di dời, mất gần 5.500 ha diện tích đất canh tác, nhấn chìm địa bàn 6 xã dưới lòng hồ thủy điện. "Chúng tôi không còn đất sản xuất vì trên nóc nhà là đất rừng phòng hộ, dưới nhà thì biển nước mênh mông. Sống như treo trên cành cây, muốn có thêm lúa, ngô cho con khỏi đói phải chèo thuyền vào sâu lòng hồ vớt vát chút đất còn lại tại nơi ở cũ để mưu sinh kiếm sống", anh Moong Văn Vinh, trú tại bản Cà Moong, xã Lượng Minh (Tương Dương) nói.
Ông Kha Văn Ót, Phó chủ tịch UBND huyện Tương Dương thẳng thắn nhận định: "Một huyện mà thực tại và tương lai sở hữu tới 7 công trình thủy điện ngăn sạch trơn các dòng suối, sông. Người ta bảo sẽ giàu nhưng cái giàu ấy nó ở tận đâu đâu, trong khi môi trường rừng bị hủy hoại, con người bị thiên nhiên trả đũa thì hiện hữu."
Mới đây, trong một lần tiếp xúc cử tri tại huyện miền núi Con Cuông, Đại tá Nguyễn Hữu Cầu, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An phải thốt lên: "Có nơi chỉ 1km đường sông thôi nhưng có đến 2 dự án thủy điện. Thủy điện là hướng đi đúng, nhưng quá nhiều sẽ gây ra nhiều hệ lụy như mất đất, mất rừng, lũ ống, lũ quét và tái định cư cho người dân". Theo đó, người đứng đầu Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị sẽ không ngừng thu thập tài liệu, xem xét kỹ những dự án này. Nếu dự án thủy điện nào chưa làm không phát huy được tác dụng hoặc mặc dù đã được triển khai nhưng ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề mất đất, mất rừng, an ninh biên giới sẽ kiên quyết hủy bỏ.
Mất nhiều hơn được
Tại huyện Kỳ Sơn, mỗi khi nhắc tới hai từ: "Thủy điện" đều khiến những vị lãnh đạo huyện này lo lắng. Đại điện UBND huyện Kỳ Sơn bày tỏ: "Trước sau như một, chúng tôi không hề muốn ủng hộ bất kỳ một dự án thủy điện nào mọc lên để chặn hết các con suối trên địa bàn và thu hầu hết mặt bằng diện tích đất sản xuất của dân để đổi lại cái lợi cho một nhóm người. Người dân không được hưởng chút lợi lộc từ thủy điện mà còn kéo theo muôn vàn thảm họa, phải gồng mình cáng đáng".
"Tương Dương còn mỗi hai con suối cũng đã bị quy hoạch cho dự án Thủy điện Xốp Cốc (xã Yên Thắng) và Thủy điện Xoóng Con (xã Lưu Kiền) trong tương lai. Xin hãy rút lại, để cho huyện nhà và hàng vạn dân giữ lại hai con suối trong lành. Hãy cứu lấy khi còn kịp!". Ông Phạm Trọng Hoàng Bí thư Huyện ủy Tương Dương
Cụ thể, Thủy điện Nậm Mô xả lũ bất thường làm sạt lở 8 nhà dân, trôi thuyền mưu sinh của họ mà không báo cáo với huyện; phá tan tuyến đường của xã mà không sửa chữa... Hay như dự án Thủy điện Chi Khê thuộc xã Cam Lâm (huyện Con Cuông), khi thủy điện mới cho tích nước vận hành thử đã khiến nước dâng bất thường gây ngập nhà, ngập đất sản xuất... Chưa hết, vì phải "nhường" đất cho các dự án thủy điện, hàng nghìn người dân các huyện miền Tây Nghệ An phải đối mặt với khổ cực vì thiếu đất sản xuất, không thích nghi với nơi ở mới - khu tái định cư. Không có ruộng để trồng lúa, dân tái định cư quay về lại sống bất hợp pháp trong lòng hồ thủy điện. Và cái đói cận kề đe dọa người dân thuộc diện tái định cư...
"Việc chặn sông, suối tích nước cho các dự án thủy điện sẽ khiến cân bằng hệ sinh thái bị phá vỡ. Đời sống của nhiều người dân khu vực thượng lưu và cả hạ lưu bị ảnh hưởng. Xây dựng nhà máy thủy điện nếu không xem xét kỹ sẽ mất nhiều hơn được. Bởi lẽ, thủy điện đem lại lợi ích chủ yếu cho một nhóm người. Còn số đông người dân bị ảnh hưởng của dự án lại không được hưởng lợi", ông Phạm Trọng Hoàng, Bí thư Huyện ủy Tương Dương, Nghệ An bày tỏ.
Theo Việt Phương (Báo Giao thông)
Vụ sự cố Sông Bung 2: Không thể đổ lỗi cho thiên tai! Một số chuyên gia cho rằng, bất cứ công trình thủy điện nào cũng đều phải tính đến trường hợp lũ cực đại về. Trận lũ từ cơn bão số 4 không phải là quá lớn, bất thường, chỉ mới bằng 1/3 lũ cực đại theo thiết kế nên việc vỡ cửa van số 2 hầm dẫn dòng thi công của Dự án...